Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Đi trước một bước về cơ chế, chính sách

Sáng 26/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với Bộ Giao thông vận tải (GTVT), các bộ, ngành liên quan và 9 tỉnh, thành phố về Kế hoạch tổ chức triển khai Nghị quyết số 187 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, với mục tiêu hoàn thành vào năm 2030, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đặt ra các mốc tiến độ, thời gian rất gấp, đòi hỏi thực hiện cùng lúc nhiều khâu, nhiều bước từ khảo sát, thiết kế kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, tổ chức thi công… nhưng phải bảo đảm đầy đủ trình tự, thủ tục, khoa học, chặt chẽ. Vì vậy, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp cần xác định rõ những nhiệm vụ, công việc có thể thực hiện song song, cũng như những khâu, những bước phải tuân thủ.

"Quá trình tổ chức triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng sẽ là kinh nghiệm quý báu để thực hiện các dự án hạ tầng đường sắt quan trọng của đất nước như tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến đường sắt đô thị của Hà nội, TP.HCM…", Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với Bộ GTVT, các bộ, ngành liên quan và 9 tỉnh, thành phố về Kế hoạch tổ chức triển khai Nghị quyết số 187 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. (Ảnh: Minh Khôi)

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với Bộ GTVT, các bộ, ngành liên quan và 9 tỉnh, thành phố về Kế hoạch tổ chức triển khai Nghị quyết số 187 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. (Ảnh: Minh Khôi)

Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc triển khai dự án đầu tư xây dựng đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng phải hết sức khẩn trương, khoa học, nắm chắc tiến độ, bảo đảm chất lượng công trình. Theo đó đề nghị Bộ GTVT tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp, khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về kế hoạch triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt đô thị TP. Hà Nội, TP.HCM; phối hợp với các bộ, ngành để xây dựng nghị định hướng dẫn thi hành cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt cho các dự án đường sắt mà Quốc hội đã cho phép, "có thời hạn, có người làm cụ thể".

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ GTVT khẩn trương xây dựng, ban hành tiêu chí, quy chuẩn, tiêu chuẩn công nghệ, thiết kế chung cho hệ thống đường sắt làm cơ sở xác định kế hoạch huy động vốn (vốn ODA, trái phiếu, nguốn xã hội hoá), lựa chọn nhà thầu bảo đảm các mốc tiến độ của dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; xem xét, nghiên cứu đề xuất liên quan đến bổ sung nhà ga, tuyến đường nhánh bảo đảm hiệu quả phát triển kinh tế của các địa phương có tuyến đường sắt đi qua.

Các địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT để xác định sớm, chính xác ranh giới giải phóng mặt bằng, làm căn cứ bố trí nguồn vốn, thực hiện dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư, điều chỉnh các quy hoạch liên quan đến phát triển đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ logistics ở vùng phụ cận nhà ga đường sắt.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cho ý kiến chỉ đạo định hướng xây dựng các đề án về nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực đường sắt; thành lập tổ hợp công nghiệp đường sắt (tập hợp sự tham gia của các danh nghiệp luyện kim, cơ khí, chế tạo, thông tin tín hiệu); tái cấu trúc Tổng công ty đường sắt Việt Nam để đảm nhận nhiệm vụ quản lý hoạt động vận tải hàng hoá, hành khách, khai thác, vận hành hệ thống đường sắt…

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà. (Ảnh: Minh Khôi)

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà. (Ảnh: Minh Khôi)

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết, Kế hoạch triển khai Nghị quyết 187 nhằm xác định rõ các nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương, làm cơ sở để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện, bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật, tiến độ, chất lượng, quản lý chặt chẽ và sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Kế hoạch gồm 3 nhóm nhiệm vụ lớn: Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt; nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương và thời gian hoàn thành (lựa chọn tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, đàm phán ký kết hiệp định khung, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập phê duyệt thiết kế sau thiết kế cơ sở, lựa chọn nhà thầu, giải phóng mặt bằng, khởi công dự án…); phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ, logistics ở vùng phụ cận ga đường sắt.

Đến nay, Bộ GTVT đã đề xuất xây dựng, trình cấp thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nghị định, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định thiết kế kỹ thuật, chi phí tài chính; chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng; tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu; nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ đường sắt và chuyển giao công nghệ; danh mục hàng hoá công nghiệp đường sắt đặt hàng, giao nhiệm vụ…

Lãnh đạo các bộ ngành, địa phương phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: Minh Khôi)

Lãnh đạo các bộ ngành, địa phương phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: Minh Khôi)

Đại diện các bộ, ngành cũng nêu kiến nghị bổ sung nội dung liên quan đến khai thác khoáng sản phục vụ dự án; các biện pháp phòng chống tham nhũng; quy định lập, thẩm định, phê duyệt Dự án có nội dung khác với quy hoạch có liên quan; phát triển, khai thác quỹ đất và giá trị tăng thêm từ đất vùng phụ cận ga đường sắt; đề án tổng thể phát triển công nghiệp đường sắt, làm chủ công nghệ…

Lãnh đạo các địa phương có tuyến đường sắt đi qua (Hà Nội, các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương) mong muốn sớm được bàn giao hướng tuyến, ranh giới giải phóng mặt bằng của dự án; quy trình thực hiện dự án giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư; bổ sung một số nhà ga đường sắt, tuyến đường sắt kết nối cảng cạn, khu công nghiệp; cập nhật, điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để xây dựng khu tái định cư, phát triển đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ logistics ở vùng phụ cận ga đường sắt…

Theo Nghị quyết 187, dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, với tổng vốn 203.231 tỷ đồng, tương đương 8,37 tỷ USD, phấn đấu hoàn thành chậm nhất năm 2030.

Điểm đầu dự án tại vị trí nối ray qua biên giới (tỉnh Lào Cai), điểm cuối tại ga Lạch Huyện (Hải Phòng), dài gần 391 km; chiều dài tuyến nhánh 27,9 km, đi qua 9 tỉnh, thành phố gồm Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng.

Tuyến đường sắt được đầu tư mới đường đơn, khổ 1,435 m, vận chuyển chung hành khách, hàng hóa; tốc độ thiết kế 160 km/h với tuyến chính từ ga Lào Cai mới đến ga Nam Hải Phòng; 120 km/h với đoạn qua khu vực đầu mối TP. Hà Nội; tốc độ 80 km/h với các đoạn tuyến còn lại.

Sơ bộ tổng nhu cầu sử dụng đất khoảng 2.632 ha, số dân tái định cư khoảng 19.136 người.

Theo vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khi các thị trường đầu tư chính đều có dấu hiệu thiếu ổn định, người dân có tâm lý ưu tiên an toàn vốn hơn lợi nhuận kỳ vọng.

Tiền gửi dân cư tăng phản ánh niềm tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng

Theo số liệu mới nhất Ngân hàng Nhà nước khu vực IV - Chi nhánh Lào Cai, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn Lào Cai đến hết tháng 6/2025 đạt hơn 42.200 tỷ đồng, tăng hơn 2.000 tỷ đồng (tương đương tăng 5,22%) so với cuối năm 2024. Số liệu trên cho thấy người dân vẫn đặt niềm tin và kỳ vọng với hình thức gửi tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật công trình.

Yên Bái: Yên Bái: Thông xe kỹ thuật tuyến đường huyết mạch nối đường Nguyễn Tất Thành và đường Âu Cơ

Sáng 29/6, tại thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú (thành phố Yên Bái), UBND tỉnh Yên Bái long trọng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình đường nối đường Nguyễn Tất Thành đến đường Âu Cơ. Đây là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025).

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật công trình.

Thông xe kỹ thuật tuyến đường huyết mạch nối đường Nguyễn Tất Thành và đường Âu Cơ

Sáng 29/6, tại thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái, UBND tỉnh Yên Bái đã long trọng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình Đường nối Nguyễn Tất Thành đến đường Âu Cơ. Đây là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 – 30/6/2025).
Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Sáng 28/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp Anh quốc hoạt động, đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; kêu gọi Vương quốc Anh, các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam, đưa cả kim ngạch thương mại song phương và vốn đầu tư của Anh vào Việt Nam vượt mốc 10 tỷ USD trong những năm tới.

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

“Gỡ vướng” chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình

“Gỡ vướng” chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình

Toàn tỉnh hiện có hơn 20 nghìn hộ dân là chủ rừng nhưng 3 năm nay tạm thời chưa được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng do bất cập trong xác định diện tích trên thực địa và giấy tờ pháp lý. Trước thực tế này, tỉnh đã triển khai thí điểm chi trả gộp theo nhóm hộ, cộng đồng thôn nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân và nâng cao hiệu quả chính sách.

Mở rộng thị trường cho nông sản Việt: Không thể chỉ trông chờ vào mùa vụ

Mở rộng thị trường cho nông sản Việt: Không thể chỉ trông chờ vào mùa vụ

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức khi thị trường quốc tế ngày càng siết chặt tiêu chuẩn. "Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại của Bộ Công thương tháng 6" đã chỉ ra những “nút thắt” cần tháo gỡ để nâng cao sức cạnh tranh, từ chất lượng, logistics đến xây dựng thương hiệu.

Triển vọng kinh tế từ nuôi kiến lấy trứng

Triển vọng kinh tế từ nuôi kiến lấy trứng

Trứng kiến là đặc sản được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng nhưng người dân chủ yếu khai thác tự nhiên, không năng suất. Với mong muốn đem lại sinh kế mới cho người trồng rừng, đề tài nghiên cứu nuôi kiến lấy trứng thương phẩm được triển khai từ đầu năm 2025 tại hai xã Tân An (Văn Bàn) và Bảo Hà (Bảo Yên) có tính ứng dụng cao hứa hẹn mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân địa phương.

fb yt zl tw