Đường kết nối từ cầu Làng Giàng đến Quốc lộ 70: Tăng ca bù tiến độ, gấp rút thi công

LCĐT - Do nhận mặt bằng chậm hơn so với hợp đồng ký kết gần 10 tháng, nên để bù tiến độ thi công, đảm bảo hoàn thành dự án theo kế hoạch, các nhà thầu đang tranh thủ thời tiết thuận lợi triển khai nhiều mũi thi công.

Dự án cải tạo, nâng cấp đường kết nối từ cầu Làng Giàng đến Quốc lộ 70 do Sở Giao thông vận tải - Xây dựng làm chủ đầu tư, tổng kinh phí đầu tư 236,4 tỷ đồng. Tuyến đường được đầu tư mở mới với chiều dài 13,25 km, điểm đầu tại ngã ba Lượt, xã Thái Niên, điểm cuối tại km106+200, Tỉnh lộ 154, xã Phong Niên.

Tuyến đường được thiết kế quy mô đường cấp IV miền núi, chiều rộng nền đường 7,5 m, chiều rộng mặt đường 5,5 m. Dự án có 1 hạng mục cầu là Cốc Sâm dài 15m, rộng 9m.

Dự án này sẽ nối với dự án do UBND huyện Bảo Thắng làm chủ đầu tư có chiều dài 4,3 km (tổng mức đầu tư 97 tỷ đồng) tạo thành tuyến đường hoàn chỉnh kết nối từ cầu Làng Giàng tới đường Phố Mới - Bảo Hà qua xã Thái Niên, xã Phong Niên đến Quốc lộ 70.

Sau khi hoàn thành sẽ tạo thành trục giao thông kết nối Đông - Tây, mở rộng không gian phát triển bên bờ tả sông Hồng. Đặc biệt, tuyến đường sẽ trở thành động lực phát triển cho khu vực các xã Thái Niên, Phong Niên của huyện Bảo Thắng; trở thành tuyến kết nối ngắn nhất từ thành phố Lào Cai với khu du lịch Bắc Hà.

Do đơn vị thi công nhận mặt bằng chậm hơn so với hợp đồng ký kết 10 tháng, vì vậy, để bù tiến độ bị gián đoạn trong khoảng thời gian này, chúng tôi đã huy động tối đa nhân lực, phương tiện, thực hiện 3 mũi thi công. Thời gian tới, nếu đánh giá tiến độ chưa đảm bảo yêu cầu, chúng tôi sẽ tăng quân số, thiết bị lên gấp đôi.

Ông VŨ VĂN CÔNG, chỉ huy công trường

Trong khi các gói thầu do UBND huyện Bảo Thắng làm chủ đầu tư chủ yếu đi theo tuyến cũ, thì dự án này lại chủ yếu mở mới, bởi vậy, tiến độ thi công bị ảnh hưởng đáng kể do vướng giải phóng mặt bằng và khối lượng đào đắp lớn.

Tại xã Thái Niên, dự án ảnh hưởng tới nhà ở, đất sản xuất của gần 100 hộ; xã Phong Niên có khoảng 160 hộ bị ảnh hưởng.

Theo hợp đồng ký kết, dự án được triển khai vào cuối năm 2021, tuy nhiên phải đến tháng 10/2022, đơn vị thi công mới có thể đưa máy móc, phương tiện vào đào đắp thi công nền đường.

Hiện nay, 3 mũi thi công đang được tiến hành song song, một mũi ở km2+400 - km2+500, một mũi ở km3+100 - km3+200 và một mũi tại nút giao Tỉnh lộ 157. Trên công trường, máy xúc, máy ủi, xe lu hoạt động 2 ca liên tục. Cùng với đào đắp nền đường, một bộ phận thi công cũng khẩn trương đúc cống hộp và các hạng mục phụ trợ khác. 

Ông Vũ Văn Công, chỉ huy công trường cho biết: Do đơn vị thi công nhận mặt bằng chậm hơn so với hợp đồng ký kết 10 tháng, vì vậy, để bù tiến độ bị gián đoạn trong khoảng thời gian này, chúng tôi đã huy động tối đa nhân lực, phương tiện, thực hiện 3 mũi thi công. Thời gian tới, nếu đánh giá tiến độ chưa đảm bảo yêu cầu, chúng tôi sẽ tăng quân số, thiết bị lên gấp đôi.

Ông Nguyễn Văn Quá, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh cho biết: Trong triển khai dự án, khó khăn nhất là giải phóng mặt bằng do toàn tuyến dự án hầu hết là mở mới. Để tháo gỡ khó khăn, chủ đầu tư đã phối hợp chặt chẽ với UBND huyện Bảo Thắng và cấp ủy đảng, chính quyền 2 xã Thái Niên, Phong Niên tuyên truyền, vận động người dân đồng thuận với các phương án giải phóng mặt bằng, bàn giao sớm mặt bằng sạch cho đơn vị thi công, đồng thời chỉ đạo các nhà thầu thi công với phương châm có mặt bằng đến đâu tập trung thi công đến đó.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khi các thị trường đầu tư chính đều có dấu hiệu thiếu ổn định, người dân có tâm lý ưu tiên an toàn vốn hơn lợi nhuận kỳ vọng.

Tiền gửi dân cư tăng phản ánh niềm tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng

Theo số liệu mới nhất Ngân hàng Nhà nước khu vực IV - Chi nhánh Lào Cai, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn Lào Cai đến hết tháng 6/2025 đạt hơn 42.200 tỷ đồng, tăng hơn 2.000 tỷ đồng (tương đương tăng 5,22%) so với cuối năm 2024. Số liệu trên cho thấy người dân vẫn đặt niềm tin và kỳ vọng với hình thức gửi tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật công trình.

Yên Bái: Yên Bái: Thông xe kỹ thuật tuyến đường huyết mạch nối đường Nguyễn Tất Thành và đường Âu Cơ

Sáng 29/6, tại thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú (thành phố Yên Bái), UBND tỉnh Yên Bái long trọng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình đường nối đường Nguyễn Tất Thành đến đường Âu Cơ. Đây là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025).

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật công trình.

Thông xe kỹ thuật tuyến đường huyết mạch nối đường Nguyễn Tất Thành và đường Âu Cơ

Sáng 29/6, tại thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái, UBND tỉnh Yên Bái đã long trọng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình Đường nối Nguyễn Tất Thành đến đường Âu Cơ. Đây là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 – 30/6/2025).
Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Sáng 28/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp Anh quốc hoạt động, đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; kêu gọi Vương quốc Anh, các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam, đưa cả kim ngạch thương mại song phương và vốn đầu tư của Anh vào Việt Nam vượt mốc 10 tỷ USD trong những năm tới.

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

“Gỡ vướng” chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình

“Gỡ vướng” chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình

Toàn tỉnh hiện có hơn 20 nghìn hộ dân là chủ rừng nhưng 3 năm nay tạm thời chưa được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng do bất cập trong xác định diện tích trên thực địa và giấy tờ pháp lý. Trước thực tế này, tỉnh đã triển khai thí điểm chi trả gộp theo nhóm hộ, cộng đồng thôn nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân và nâng cao hiệu quả chính sách.

Mở rộng thị trường cho nông sản Việt: Không thể chỉ trông chờ vào mùa vụ

Mở rộng thị trường cho nông sản Việt: Không thể chỉ trông chờ vào mùa vụ

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức khi thị trường quốc tế ngày càng siết chặt tiêu chuẩn. "Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại của Bộ Công thương tháng 6" đã chỉ ra những “nút thắt” cần tháo gỡ để nâng cao sức cạnh tranh, từ chất lượng, logistics đến xây dựng thương hiệu.

Triển vọng kinh tế từ nuôi kiến lấy trứng

Triển vọng kinh tế từ nuôi kiến lấy trứng

Trứng kiến là đặc sản được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng nhưng người dân chủ yếu khai thác tự nhiên, không năng suất. Với mong muốn đem lại sinh kế mới cho người trồng rừng, đề tài nghiên cứu nuôi kiến lấy trứng thương phẩm được triển khai từ đầu năm 2025 tại hai xã Tân An (Văn Bàn) và Bảo Hà (Bảo Yên) có tính ứng dụng cao hứa hẹn mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân địa phương.

fb yt zl tw