Đức siết kiểm soát biên giới trên bộ, quyết mạnh tay với nhập cư trái phép

Chính phủ Đức hôm thông báo mở rộng và tăng cường các biện pháp kiểm soát tạm thời tại tất cả các cửa khẩu biên giới trên bộ của nước này. Động thái được cho cần thiết để ngăn chặn người di cư bất hợp pháp và bảo vệ an ninh quốc gia trước các mối đe doạ cực đoan.

Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser cho biết nước này đã thông báo cho Liên minh châu Âu về quyết định thiết lập kiểm soát biên giới trên bộ với Pháp, Luxembourg, Hà Lan, Bỉ và Đan Mạch trong thời hạn sáu tháng, bắt đầu từ ngày 16/9 tới.

Trước đó, Đức cũng có bước đi tương tự tại biên giới trên bộ với Ba Lan, Cộng hoà Séc, Áo và Thuỵ Sĩ. Kể từ tháng 10/2023, Đức đã từ chối hơn 30 nghìn người muốn nhập cảnh vào nước này.

Bộ trưởng Nancy Faeser khẳng định: “Biện pháp sẽ giúp hạn chế hơn nữa tình trạng di cư bất hợp pháp và bảo vệ chống lại những mối nguy hiểm cấp tính do chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo và tội phạm nghiêm trọng gây ra. Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để bảo vệ tốt hơn người dân trong nước. Cho đến khi đạt được sự bảo vệ mạnh mẽ đối với biên giới bên ngoài Liên minh châu Âu thông qua Hệ thống tị nạn chung châu Âu mới, chúng ta cần tăng cường kiểm soát tại biên giới quốc gia".

Dân di cư ở Đức.
Dân di cư ở Đức.

Quyết định đưa ra trong bối cảnh chính phủ liên minh của Thủ tướng Olaf Scholz đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng phải có lập trường cứng rắn hơn trong vấn đề di cư bất hợp pháp. Tháng trước, một vụ tấn công bằng dao tại thành phố Solingen, phía Tây nước này đã khiến 3 người thiệt mạng và 8 người bị thương. Nghi phạm được xác định là một người đàn ông Syria, 26 tuổi, tình nghi là thành viên của tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng.

Đức nằm trong số những quốc gia Liên minh châu Âu được đánh giá là “hào phóng” với người nhập cư khi tiếp nhận một số lượng lớn người tị nạn từ Trung Đông trong thập kỷ qua. Tuy nhiên đây đã trở thành một vấn đề chính trị gây tranh cãi tại Đức, nhất là khi sự ủng hộ đối với đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức đang ngày càng tăng.

Đảng này đã lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử cấp bang tại Thuringia và đạt thành tích ấn tượng ở một bang khác là Sachsen. Ngày 30/08 vừa qua, Đức đã trục xuất 28 công dân Afghanistan về nước, lần đầu tiên kể từ tháng 8/2021. Theo Chính phủ Đức, đây đều là những tội phạm bị kết án.

Việc áp dụng kiểm soát biên giới tạm thời có thể là một thử thách nữa đối với sự thống nhất của Liên minh châu Âu.

Phản ứng trước quyết định của Đức, Bộ trưởng Nội vụ Áo Gerhard Karner tuyên bố nước này sẽ không tiếp nhận bất kỳ người di cư nào bị Đức từ chối tại biên giới: “Chúng tôi đã tăng cường mạnh mẽ các biện pháp kiểm soát biên giới với Hungary, Slovenia, Cộng hòa Séc và Slovakia. Tôi không ngạc nhiên về những biện pháp của Đức, nhưng tôi cũng đã nói rất rõ rằng chúng tôi sẽ không tiếp nhận bất kỳ ai bị từ chối nhập cảnh bất hợp pháp. Chúng tôi đã rất rõ ràng về điều này và đối với Áo thì điều này là không thể thương lượng".

Đức có đường biên giới trên bộ dài hơn 3.700 km chung với Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Thụy Sĩ, Áo, Cộng hòa Séc và Ba Lan. Số người nộp đơn xin tị nạn tại Đức năm ngoái đã tăng lên hơn 350.000 người, tăng hơn 50% so với năm 2022, trong đó nhiều nhất là từ Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Afghanistan.

Theo vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Chủ động ứng phó với lũ lụt, kịp thời hỗ trợ, khắc phục khẩn trương hậu quả thiên tai, điều tiết xả lũ… là các biện pháp đang được Lào chủ động thực hiện nhằm đảm bảo phòng chống, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả mùa mưa lũ.

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) diễn ra từ ngày 26 - 27/6, các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận về việc tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ nhằm tránh nguy cơ bị áp thuế cao và ứng phó với tình hình nhân đạo ngày càng nghiêm trọng tại Dải Gaza.

UAV Shahed trong khu trưng bày.

Câu trả lời của Ukraine cho làn sóng tấn công bằng UAV Shahed Nga

Để đối phó với làn sóng tấn công trên không của Nga, Ukraine cần tập trung vào 3 ưu tiên: mở rộng các trung tâm đào tạo phi công UAV đánh chặn, tài trợ cho các dự án phát triển máy bay không người lái (UAV) nội địa thế hệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh cho toàn bộ ngành công nghiệp UAV quốc gia.
Cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol tại Tòa án Hiến pháp ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 23/1/2025. Ảnh tư liệu

Công tố viên đặc biệt xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

Ngày 24/6, Công tố viên đặc biệt của Hàn Quốc, do ông Cho Eun Suk đứng đầu, đã đệ đơn xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol lên Tòa án Trung tâm Seoul, với lý do ông đã từ chối 3 lệnh triệu tập của cảnh sát liên quan đến các cáo buộc về việc tuyên bố thiết quân luật ngày 3/12/2024.
fb yt zl tw