Đưa nông sản Việt vươn xa

150 doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP của 32 tỉnh, thành phố, địa phương trong cả nước cùng quy tụ tại công viên Long Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội từ ngày 28/11-1/12 tới để trưng bày, giới thiệu nông sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu; đồng thời quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm hàng hóa nông sản Việt tới các thị trường trong nước và quốc tế.

8.jpg
Các đại biểu khai mạc chương trình "Tự hào nông sản Việt Nam".

Thực hiện Chương trình Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội năm 2024, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giao Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân quận Long Biên và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Chương trình "Tự hào nông sản Việt Nam" từ ngày 28/11 - 1/12 tới tại công viên Long Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

Chương trình được tổ chức nhằm đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến tìm đầu ra cho các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu của Hà Nội và các tỉnh, thành phố; góp phần kích cầu phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn; kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản, OCOP của thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố đến người tiêu dùng thủ đô; đồng thời kết nối giữa các nhà sản xuất của các tỉnh, thành phố với các kênh phân phối trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội Bùi Duy Quang phát biểu khai mạc Chương trình.
Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội Bùi Duy Quang phát biểu khai mạc Chương trình.

Phát biểu khai mạc chương trình, ông Bùi Duy Quang, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) khẳng định, đây là sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp quan trọng đã được tổ chức thường niên từ năm 2022, diễn ra trong thời điểm cuối năm, được kỳ vọng sẽ thu hút sự chú ý quan tâm của nhiều người dân, du khách đến tham quan, mua sắm.

Tham gia Chương trình là cơ hội tốt để các đơn vị sản xuất, kinh doanh nông sản giới thiệu, trưng bày bán sản phẩm hàng hóa, tiềm năng và thế mạnh của địa phương, qua đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm hàng hóa nông sản Việt tới các thị trường trong nước và quốc tế, Phó Giám đốc HPA Bùi Duy Quang nhấn mạnh.

Chương trình quy tụ sự tham gia của khoảng 150 doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP của 32 tỉnh, thành phố, địa phương trong cả nước cùng về trưng bày, giới thiệu sản phẩm như Lâm Đồng, Nghệ An, Cao Bằng, Hưng Yên, Hà Giang, Bắc Ninh, Ninh Bình, Yên Bái, Quảng Nam, Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Trị, Điện Biên, Tiền Giang, Hòa Bình, Bắc Giang, Bắc Kạn, Kon Tum, Phú Thọ, Lạng Sơn, Sơn La, Lào Cai, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bình Định, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và thành phố Hà Nội...

Khách tham quan tìm hiểu các sản phẩm OCOP tại sự kiện.
Khách tham quan tìm hiểu các sản phẩm OCOP tại sự kiện.

Với quy mô khoảng 120 gian hàng, hơn 1.500 dòng sản phẩm được trưng bày và giới thiệu tại sự kiện là các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP tiêu biểu, đặc sản vùng miền của các địa phương; sản phẩm chế biến, sản phẩm nông nghiệp xanh, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm làng nghề truyền thống của Hà Nội và các tỉnh, thành phố.

Cùng địa điểm tổ chức Chương trình còn có sự tham gia của Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội với không gian Phiên chợ cuối tuần quảng bá sản phẩm OCOP, nông sản và làng nghề truyền thống Hà Nội (20 gian hàng); khu gian hàng tỉnh Hòa Bình giới thiệu, quảng bá nông sản, sản phẩm OCOP của Tỉnh (30 gian hàng), góp phần làm phong phú thêm trải nghiệm mua sắm cho khách tham quan.

Bên cạnh các hoạt động trưng bày, giới thiệu và bán sản phầm còn có các hoạt động quảng bá, kết nối, dùng thử sản phẩm, hoạt động trình diễn văn hóa, văn nghệ quần chúng và trình diễn, chế biến dùng thử sản phẩm tại chỗ...

Du khách, người dân thành phố Hà Nội đến trải nghiệm sản phẩm, mua sắm.
Du khách, người dân thành phố Hà Nội đến trải nghiệm sản phẩm, mua sắm.

Ngoài việc tổ chức các khu gian hàng, Ban tổ chức sẽ bố trí các mô hình tiểu cảnh nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu, gắn kết du lịch nông nghiệp để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của khách tham quan, mua sắm.

Việc tổ chức Chương trình cũng hướng đến mục tiêu cụ thể hóa các chương trình hợp tác của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong cả nước với tinh thần “Hà Nội với cả nước, cả nước với Hà Nội”.

Đồng thời, Chương trình góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, nhà sản xuất tiếp cận thị trường tiêu dùng Thủ đô, qua đó tìm kiếm đối tác kinh doanh, mở rộng hệ thống phân phối, khai thác tiềm năng từ thị trường nội địa; tạo điểm nhấn kích cầu mua sắm an toàn trong dịp cuối năm, góp phần thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Năm 2025, toàn tỉnh gieo trồng hơn 33.000 ha lúa, trong đó có hơn 9.600 ha lúa vụ xuân. Diện tích này chủ yếu tập trung tại các huyện: Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, thành phố Lào Cai... Thời điểm này, những cánh đồng lúa rộng lớn đã bắt đầu ngả vàng chờ nông dân thu hoạch. Nhìn từ trên cao, những "vựa lúa" mang vẻ đẹp kỳ vĩ như kiệt tác do bàn tay chăm chỉ, khéo léo của con người chạm khắc vào thiên nhiên.

Triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Sáng 15/5, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh những tháng đầu năm 2025; đề xuất nhiệm vụ trong thời gian tới. Đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Lùng Vai được gọi là “thủ phủ chè” của huyện Mường Khương, khi có gần 800 hộ dân trồng chè với gần 1 nghìn ha trải dài khắp 14 thôn bản. Nơi đây như được khoác tấm áo xanh mát mắt, uốn lượn theo những triền đồi. Những ngày này, trên các nương, đồi chè rộn rã tiếng nói, cười của những nông dân đang vào vụ thu hái chè.

Hoàn thành lắp dựng 6 vị trí cột dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đoạn qua tỉnh Lào Cai

Hoàn thành lắp dựng 6 vị trí cột dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đoạn qua tỉnh Lào Cai

Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đoạn qua tỉnh Lào Cai có chiều dài khoảng 49,47 km. Hầu hết các vị trí đi qua đều nằm trên đồi núi cao, địa bàn thi công khó khăn, trong khi thời gian thi công rất gấp. Tuy nhiên, với quyết tâm đưa dự án về đích đúng kế hoạch, Ban Quản lý dự án Điện 1 đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương và nhà thầu mở đường công vụ, dồn lực thi công.

UBND tỉnh làm việc với Đoàn công tác ADB đánh giá Dự án GMS 2 - Tiểu dự án đô thị Sa Pa

UBND tỉnh làm việc với Đoàn công tác ADB đánh giá Dự án GMS 2 - Tiểu dự án đô thị Sa Pa

Sáng 14/5, UBND tỉnh Lào Cai đã làm việc với Đoàn công tác Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) do ông Marc Perez Casas - Chuyên gia Phát triển đô thị làm trưởng đoàn để đánh giá hoàn thành Dự án Phát triển đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) lần thứ 2 - Tiểu dự án đô thị Sa Pa.

Quốc hội xem xét dự thảo Nghị quyết giảm 2% thuế GTGT để hỗ trợ phục hồi kinh tế

Quốc hội xem xét dự thảo Nghị quyết giảm 2% thuế GTGT để hỗ trợ phục hồi kinh tế

Ngày 13/5, tại Kỳ họp thứ 9, Bộ trưởng Bộ Tài chính, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, đã trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT). Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra về nội dung này.

fb yt zl tw