Đưa nông sản Lào Cai nâng tầm và vươn xa

Trong những năm qua, với nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự năng động, sáng tạo của nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp, cơ sở làng nghề truyền thống, cùng với sự đồng lòng của bà con nông dân trong thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, tỉnh Lào Cai đã có thêm nhiều sản phẩm OCOP, khẳng định thương hiệu, nâng tầm giá trị nông sản bản địa, nông sản địa phương, dần có vị thế trên thị trường hàng hóa tiêu dùng trong cả nước.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đến nay, toàn tỉnh có 196 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên (trong đó, 10 sản phẩm 4 sao, 186 sản phẩm 3 sao), với số lượng 94 chủ thể (hợp tác xã 54 chủ thể, doanh nghiệp 8 chủ thể, hộ gia đình 27 chủ thể, tổ hợp tác 5 chủ thể). Trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố hiện có 8 trung tâm/điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Có 86% chủ thể OCOP tham gia vào kênh bán hàng hiện đại và 98% sản phẩm OCOP được đưa lên sàn thương mại điện tử, tạo gian hàng số và có tài khoản thanh toán điện tử.

Các hợp tác xã tiên phong trong phát triển nâng tầm thương hiệu nông sản bản địa.
Các hợp tác xã tiên phong trong phát triển nâng tầm thương hiệu nông sản bản địa.

Trong năm 2023, tỉnh Lào Cai đã tham gia nhiều hoạt động giới thiệu quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản từ các làng nghề truyền thống của địa phương tại các hội chợ, triển lãm trong nước như: Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP Cao Bằng; Hội chợ - triển lãm nuôi trồng, công nghệ chế biến nông, lâm, thủy sản, sản phẩm Vietgap, OCOP và Phiên chợ khuyến mại quận Tân Bình - thành phố Hồ Chí Minh; Chương trình “Tinh hoa làng nghề và đặc sản vùng miền năm 2023” - thành phố Hồ Chí Minh; Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn - thương mại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Hội chợ thương mại - triển lãm sản phẩm OCOP Bạc Liêu; Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 (từ ngày 9 đến ngày 12/11), tại Thủ đô Hà Nội.

Cũng trong năm 2023, các sản phẩm OCOP của Lào Cai đã được giới thiệu, quảng bá qua 9 hoạt động, sự kiện xúc tiến thương mại, cụ thể như: Sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc; Hội chợ OCOP Quảng Ninh; Tuần lễ sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng vùng, miền tại thành phố Hồ Chí Minh; Tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn và sản phẩm OCOP của tỉnh Lào Cai tại thành phố Hà Nội; Tuần hàng nông sản an toàn và sản phẩm OCOP tại Lào Cai; Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam tổ chức tại Hà Nội...

Nổi bật là các sản phẩm như: thổ cẩm, thuốc tắm, thuốc ngâm chân dân tộc Dao đỏ; trâu sấy A Sử, lạp xường Dung Sử, ruốc lợn bản, thịt lợn sấy vị bò khô Sơn Hòa, cá hồi hun khói, ruốc cá hồi, miến đao sâm, miến lẩu sâm, nấm hương khô hữu cơ Sa Pa, măng nứa Việt Tiến, măng lưỡi lợn Việt Tiến; tương ớt Mường Khương, thịt lợn treo gác bếp, gạo Séng cù, gạo lứt Séng cù; miến sâm, miến đao Bản Xèo, măng khô, mật ong, cao mềm actiso, chè Shan tuyết Bản Liền... đã được nhiều khách hàng, người tiêu dùng tin dùng, chọn mua, đánh giá cao và có nhiều ấn tượng tốt về sản phẩm.

Sau khi được công nhận sản phẩm OCOP, hầu hết nông sản của Lào Cai đã khẳng định được vị thế trên sàn giao dịch thương mại nông sản trong cả nước. Ông Chu Hoàng Nguyện, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn khẳng định: "Tham gia chuỗi sản xuất sản phẩm OCOP, tư duy nhận thức của người dân đã thay đổi, mạnh dạn tiếp cận khoa học công nghệ, nhất là công nghệ số, thương mại điện tử trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, nhiều chính sách hỗ trợ, phát triển sản phẩm OCOP đã trở thành bệ phóng cho nông sản ngày càng đạt chất lượng cao hơn, bắt nhịp với xu thế thương mại hóa toàn cầu".

Đồng bào Dao đỏ ở Tả Phìn, Sa Pa sơ chế mận để ngâm rượu.
Đồng bào Dao đỏ ở Tả Phìn, Sa Pa sơ chế mận để ngâm rượu.

Đến nay, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đã tạo động lực thúc đẩy kinh tế nông thôn vùng cao Lào Cai phát triển mạnh mẽ. Nhiều sản phẩm đã được phát triển theo chuỗi giá trị hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt, góp phần rất tích cực và hiệu quả trong việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững tại các địa phương. Đặc biệt, với một số huyện vùng cao có thế mạnh về nông nghiệp, Chương trình OCOP đã tiếp thêm nguồn lực để thúc đẩy sản xuất phát triển.

Tham gia Chương trình OCOP, hầu hết các chủ thể tại địa phương đều hướng đến sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng, đạt tiêu chuẩn theo quy định. Người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã cũng như các cơ sở sản xuất sản phẩm và dịch vụ đã thay đổi căn bản tư duy sản xuất từ manh mún, nhỏ lẻ sang tập trung, quy mô, đặc biệt đã tạo ra các liên kết chuỗi, vùng sản xuất hàng hóa, đảm bảo nguồn cung cho thị trường. Đích đến cuối cùng của các chủ thể tham gia Chương trình OCOP là mong muốn sản phẩm làm ra được nâng tầm, khẳng định thương hiệu và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Tiếp tục chắp cánh cho nông sản Lào Cai vươn xa, trong hành trình chinh phục “Mỗi xã một sản phẩm”, tỉnh Lào Cai phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 240 sản phẩm được công nhận từ OCOP 3 sao trở lên. Trong đó, ưu tiên phát triển các đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, văn hóa địa phương, nhất là sản phẩm thuộc các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn.

Báo Biên phòng null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong khi nhiều người dành thời gian đi chơi, nghỉ dưỡng thì trên các công trường, dưới cái nắng 40 độ C đến 41 độ C, khí thế thi công vẫn diễn ra sôi động, tỏa sáng tinh thần lao động.

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Do đặc thù công việc và đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh của năm cũng như tiến độ giao hàng theo hợp đồng ký kết với các đối tác nên hầu hết doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh xuyên dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 238,88 tỷ USD; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 41,6 tỷ USD.

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

fb yt zl tw