Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) nhấn mạnh hơn quyền lợi cho phụ nữ, trẻ em là nạn nhân

Đánh giá về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), lãnh đạo Bộ Công an cho biết: Để đảm bảo quyền lợi của phụ nữ và trẻ em là nạn nhân trong các vụ mua bán người, trong một số nội dung của dự thảo Luật có nhấn mạnh hơn về quyền lợi cho các chủ thể này.

Đánh giá về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), lãnh đạo Bộ Công an cho biết: Để đảm bảo quyền lợi của phụ nữ và trẻ em là nạn nhân trong các vụ mua bán người, trong một số nội dung của dự thảo Luật có nhấn mạnh hơn về quyền lợi cho các chủ thể này.

Lực lượng chức năng tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong phòng, chống mua bán người.
Lực lượng chức năng tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong phòng, chống mua bán người.

Được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đang được cơ quan soạn thảo lấy ý kiến các bộ ngành, cơ quan, chuyên gia và người dân.

Báo cáo Thẩm định Hồ sơ dự án Luật này (ngày 27/12/2023), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết: Luật Phòng, chống mua bán người hiện hành có hiệu lực thi hành 1/1/2012, tạo cơ sở pháp lý trong phòng ngừa, đấu tranh chống mua bán người, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân.

Theo Bộ Công an, từ 01/01/2012 đến ngày 15/02/2023, tổng số vụ án về mua bán người được khởi tố 1.744 vụ với 3.059 bị can;

Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý theo trình tự sơ thẩm 1.661 vụ với 3.209 bị cáo; đã xét xử 1.634 vụ với 3.137 bị cáo (đạt tỉ lệ 98,4% về số vụ và 97,8% số bị cáo).

Tuy nhiên, sau hơn 12 năm thi hành, Luật này đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế, đặc biệt trong bối cảnh Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã có những sửa đổi, bổ sung cơ bản và toàn diện đối với tội mua bán người và tội mua bán người dưới 16 tuổi và những sửa đổi, bổ sung này có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều quy định tại Luật Phòng, chống mua bán người.

Theo bà Đặng Hoàng Oanh, nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, ngừa mua bán người cũng như tư vấn về phòng ngừa mua bán người cần được xây dựng và triển khai trên cơ sở đánh giá tác động về giới, đặc biệt khi phụ nữ và trẻ em là nạn nhân chính của tội phạm này.

Đồng thời, các chế độ hỗ trợ cho nạn nhân và người đang được xác định là nạn nhân cũng cần được nghiên cứu, đánh giá trên cơ sở nhu cầu về giới và độ tuổi, có tính đến hậu quả phổ biến của tội phạm mua bán người như bị bóc lột tình dục, mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ...

Trong khi đó, các quy định hiện hành về phòng ngừa và hỗ trợ nạn nhân trong dự thảo Luật còn mang yếu tố trung tính, chưa thể hiện được vấn đề lồng ghép giới, như "Giải cứu, tiếp nhận, bảo vệ, xác minh, hỗ trợ người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, nạn nhân kịp thời, chính xác". Do đó, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung Báo cáo đánh giá về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án Luật.

Tiếp thu ý kiến này, Bộ Công an đã xây dựng Báo cáo đánh giá về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án Luật. Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, cho biết: Qua rà soát các quy định trong dự án Luật đã đáp ứng các nguyên tắc bình đẳng giới, theo đó đảm bảo nam, nữ bình đẳng trong việc xác định là nạn nhân; thụ hưởng chế độ, chính sách hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân; chế độ hỗ trợ người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Do các cơ chế, chính sách quy định trong dự án Luật không ảnh hưởng đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và việc thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới, nên được áp dụng chung, không mang tính phân biệt đối xử về giới.

Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi của phụ nữ và trẻ em là nạn nhân trong các vụ mua bán người trong một số nội dung của dự thảo Luật có nhấn mạnh hơn về quyền lợi cho các chủ thể này, cụ thể: Tại khoản 7 Điều 4 dự thảo Luật quy định nguyên tắc: "Bảo đảm nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân được sử dụng ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được và được hưởng các chế độ hỗ trợ phù hợp tín ngưỡng, tôn giáo của họ trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam, phù hợp với lứa tuổi, giới tính, đặc điểm cá nhân của họ".

Đa dạng các hoạt động truyền thông phòng, chống mua bán người.

Tại khoản 5 Điều 8 dự thảo Luật quy định: "Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục cần được tăng cường đối với phụ nữ, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng, học sinh, sinh viên và những người cư trú tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và những địa bàn xảy ra nhiều vụ việc mua bán người.".

Tại Điều 39 dự thảo Luật quy định: "Trong trường hợp cần thiết, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, nạn nhân được bố trí chỗ ở tạm thời, được hỗ trợ về ăn, mặc và các vật dụng cá nhân thiết yếu khác trên cơ sở điều kiện thực tế và đặc điểm về tín ngưỡng, tôn giáo, lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, đặc điểm cá nhân của người đang trong quá tình xác định là nạn nhân, nạn nhân. Người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, nạn nhân có nguyện vọng trở về nơi cư trú được hỗ trợ các khoản chi phí đi lại và tiền ăn để trở về nơi cư trú.".

Tại điểm b khoản 1 Điều 47 dự thảo Luật quy định: "Thực hiện chế độ hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ y tế, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ chi phí phiên dịch phù hợp với đặc điểm về tín ngưỡng, tôn giáo, lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, đặc điểm cá nhân, nguyện vọng của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân và khả năng đáp ứng của cơ sở;".

Theo Bộ Công an, Dự thảo Luật gồm 8 chương, 67 điều (tăng 09 điều so với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011); trong đó, xây dựng mới 10 điều, sửa đổi, bổ sung nội dung 52 điều, bỏ 01 điều.

phunuvietnam.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Truy tố 3 bị can sử dụng hóa chất cấm làm giá đỗ

Truy tố 3 bị can sử dụng hóa chất cấm làm giá đỗ

Ngày 8/7, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân khu vực I, tỉnh Lào Cai đã quyết định truy tố 3 bị can ra trước Tòa án nhân dân thành phố Lào Cai để xét xử về tội “Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm” theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 317 Bộ luật Hình sự.

Cảnh báo lừa đảo giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm

Cảnh báo lừa đảo giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm

Gần đây, tại nhiều địa phương, trong đó có TP. Huế, xuất hiện tình trạng một số đối tượng giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Với chiêu bài “hỗ trợ kỹ thuật”, “xác minh hồ sơ” và “đổi mẫu tem kiểm định ô tô”, các đối tượng đã khiến không ít chủ phương tiện, đặc biệt là lái xe kinh doanh, rơi vào vòng xoáy lừa đảo.

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Mã số, mã vạch được coi là “chứng minh thư” của sản phẩm, giúp xác định nguồn gốc xuất xứ, hỗ trợ quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, mã số, mã vạch đang bị một số tổ chức, cá nhân lợi dụng để hợp thức hóa hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Vấn nạn săn bắt, buôn lậu động vật hoang dã đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với hệ sinh thái tự nhiên, tác động tiêu cực lên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bên cạnh một bộ phận nhỏ vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết, phần lớn đối tượng trong lĩnh vực này đều vì lợi nhuận mà nhắm mắt đưa chân, tham gia vào các đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Du lịch mùa cao điểm: Cẩn thận tránh bẫy lừa đảo trên mạng xã hội

Du lịch mùa cao điểm: Cẩn thận tránh bẫy lừa đảo trên mạng xã hội

Du lịch là dịp để thư giãn, khám phá, trải nghiệm những điều mới mẻ. Thế nhưng, ngày càng nhiều du khách trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo tinh vi, khiến chuyến đi mơ ước hóa thành kỷ niệm buồn. Không chỉ gây thiệt hại tài chính, các vụ lừa đảo còn làm tổn thương tinh thần và mất niềm tin của người đi du lịch.

Lào Cai xử lý 262 vụ vi phạm trong đợt cao điểm phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

Lào Cai xử lý 262 vụ vi phạm trong đợt cao điểm phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

Trong đợt cao điểm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh, lực lượng chức năng và các đơn vị, địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm hành vi vi phạm.

Khởi tố, tạm giam chủ kênh TikTok "Gia đình Hải Sen" bán hàng giả

Khởi tố, tạm giam chủ kênh TikTok "Gia đình Hải Sen" bán hàng giả

Công an tỉnh Ninh Bình điều tra, làm rõ, trong thời gian từ năm 2024 đến nay, Công ty TNHH Hải Bé đã bán qua các kênh mạng xã hội TikTok shop, Facebook, Shopee “Gia đình Hải Sen”, “Hải Sen” với hơn 800.000 sản phẩm, trong đó riêng mặt hàng “Siro ăn ngon Hải Bé” bán với số lượng trên 100.000 hộp sản phẩm.

Cho vợ “đăng xuất” chỉ vì cằn nhằn

Cho vợ “đăng xuất” chỉ vì cằn nhằn

Vụ án chồng giết vợ từng rúng động ở Bắc Hà cách đây gần 1 năm khiến ai cũng bàng hoàng đau xót, tiếc cho cặp vợ chồng từng "chung lưng đấu cật" với kết cục một người lìa xa thế giới còn người kia chịu án tù với ân hận muộn màng. Nguyên nhân dẫn đến hành động dã man của người chồng lại chỉ vì lời cằn nhằn của vợ.

Phạt vi phạm hành chính gần 1 tỷ đồng trong đợt cao điểm chống hàng giả, hàng nhái

Phạt vi phạm hành chính gần 1 tỷ đồng trong đợt cao điểm chống hàng giả, hàng nhái

Từ ngày 15/5 - 10/6, lực lượng quản lý thị trường tỉnh đã tổ chức kiểm tra 150 vụ nhằm xử lý vi phạm hàng giả, hàng nhái, theo Kế hoạch số 227/KH-UBND của UBND tỉnh Lào Cai về mở đợt cao điểm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh.

fb yt zl tw