Khởi tố 5 bị can trong ổ nhóm tuồn lợn bệnh ra thị trường

VKSND Hà Nội vừa phê chuẩn khởi tố 5 đối tượng trong đường dây buôn bán, giết mổ hàng tấn lợn bệnh, lợn chết rồi tuồn thịt bẩn vào chợ ở Thủ đô.

13-7-lon-benh-298.jpg
Cơ quan chức năng làm việc với đối tượng trong vụ án.

Các đối tượng bị khởi tố về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm" bao gồm: Lê Văn Tươi (sinh năm 1994, trú tại xã Thường Tín, Hà Nội), Nguyễn Thị Thư (sinh năm 1998, vợ Tươi), Đặng Văn Huy (sinh năm 1987, trú tại phường Tùng Thiện, TP Hà Nội), Dư Đình Hợi (sinh năm 1983) và Nguyễn Viết Chiếm (sinh năm 1987, cùng trú tại xã Hòa Xá, TP Hà Nội).

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hà Nội đã chính thức khởi tố 3 vụ án hình sự để làm rõ hành vi của các đối tượng này.

Trạm trung chuyển lợn bệnh ngay tại Thường Tín

Vào ngày 30/6, một tổ công tác liên ngành đột kích cơ sở giết mổ của Lê Văn Tươi tại xã Thường Tín. Tại đây, cảnh sát kinh hoàng phát hiện 45 con lợn sống có biểu hiện nhiễm dịch tả lợn Châu Phi, cùng với 1.050 kg thịt lợn đã giết mổ và 450 kg nội tạng đang chờ tuồn ra thị trường.

Tươi khai nhận vợ chồng mình chuyên thu gom lợn chết, lợn bệnh với giá rẻ mạt (chỉ 35.000 - 40.000 đồng/kg hơi), sau đó về giết mổ và đem bán tại các chợ đầu mối. Mỗi đêm, cặp vợ chồng này giết mổ khoảng 40 - 50 con lợn, rồi bán ra với giá 55.000 - 60.000 đồng/kg thịt. Điều tra cũng xác định Đặng Văn Huy chính là đầu mối chuyên cung cấp lợn chết, lợn bệnh cho cơ sở của Tươi.

"Phù phép" thịt bẩn bằng tiết lợn tại chợ Phùng Khoang

Chỉ một ngày sau (1/7), tại chợ Phùng Khoang (phường Đại Mỗ, Hà Nội), lực lượng chức năng tiếp tục kiểm tra ki-ốt của Dư Đình Hợi. Tại đây, họ phát hiện 367 kg thịt lợn đã biến đổi màu sắc, bốc mùi hôi thối.

Hợi khai nhận đã mua lợn chết, lợn bệnh với giá siêu rẻ (khoảng 20.000 đồng/kg) từ các vùng ven đô Hà Nội hoặc Hòa Bình (nay là Phú Thọ), sau đó mang về nhà ở xã Hòa Xá để giết mổ rồi vận chuyển ra chợ Phùng Khoang tiêu thụ. Để che giấu mùi và màu sắc bất thường của thịt, Hợi đã dùng tiết lợn tẩm lên miếng thịt, nhằm đánh lừa cảm quan của người mua.

Cũng tại chợ Phùng Khoang, ki-ốt của Nguyễn Viết Chiếm bị kiểm tra và thu giữ 426 kg thịt lợn nghi lợn bệnh. Với thủ đoạn tương tự Dư Đình Hợi, Nguyễn Viết Chiếm khai nhận mỗi ngày có thể tiêu thụ gần 1 tấn thịt lợn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Vụ án một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng mất an toàn thực phẩm nghiêm trọng, đặc biệt là tại các chợ đầu mối. Người tiêu dùng cần hết sức cảnh giác trước những chiêu trò tinh vi của các đối tượng buôn bán thực phẩm bẩn. Cơ quan chức năng đang tiếp tục mở rộng điều tra để truy tận gốc đường dây này, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

suckhoedoisong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Truy tố 3 bị can sử dụng hóa chất cấm làm giá đỗ

Truy tố 3 bị can sử dụng hóa chất cấm làm giá đỗ

Ngày 8/7, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân khu vực I, tỉnh Lào Cai đã quyết định truy tố 3 bị can ra trước Tòa án nhân dân thành phố Lào Cai để xét xử về tội “Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm” theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 317 Bộ luật Hình sự.

Lật tẩy ổ, nhóm cưỡng đoạt tài sản xuyên biên giới

Lật tẩy ổ, nhóm cưỡng đoạt tài sản xuyên biên giới

Những nạn nhân là cán bộ lãnh đạo, doanh nhân, công chức… được các đối tượng trong ổ, nhóm tội phạm xuyên biên giới do các đối tượng người Trung Quốc cầm đầu đã câu nhử, dẫn dụ với thủ đoạn tinh vi khiến các nạn nhân rơi vào kịch bản được dàn dựng sẵn.

Triệt phá ổ nhóm chuyên tống tiền cán bộ lãnh đạo, doanh nhân bằng hình ảnh nhạy cảm

Triệt phá ổ nhóm chuyên tống tiền cán bộ lãnh đạo, doanh nhân bằng hình ảnh nhạy cảm

“Con mồi” mà nhóm tội phạm này nhắm đến là cán bộ lãnh đạo, doanh nhân, công chức… Từ những hình ảnh nhạy cảm thu thập được, chúng dùng để khống chế, đe dọa nhằm cưỡng đoạt tài sản, có những nạn nhân bị cưỡng đoạt nhiều tỉ đồng và buộc phải đáp ứng mọi yêu cầu của chúng trong thời gian dài.

Cảnh báo lừa đảo giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm

Cảnh báo lừa đảo giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm

Gần đây, tại nhiều địa phương, trong đó có TP. Huế, xuất hiện tình trạng một số đối tượng giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Với chiêu bài “hỗ trợ kỹ thuật”, “xác minh hồ sơ” và “đổi mẫu tem kiểm định ô tô”, các đối tượng đã khiến không ít chủ phương tiện, đặc biệt là lái xe kinh doanh, rơi vào vòng xoáy lừa đảo.

fb yt zl tw