Dư luận Trung Quốc hoan nghênh Việt Nam thông qua dự án đường sắt kết nối hai nước

Trước việc Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, các cơ quan chức năng, học giả và truyền thông Trung Quốc đều bày tỏ sự hoan nghênh, đánh giá cao ý nghĩa của dự án đối với việc kết nối hạ tầng giao thông, tạo thuận lợi cho trao đổi thương mại giữa hai nước.

250220-ng-phat-ngon-1750-5680.jpg
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Khôn.

Tại cuộc họp báo thường kỳ tổ chức ngày 19/2, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Khôn đã trả lời câu hỏi của phóng viên về bình luận của phía Trung Quốc trước việc Quốc hội Việt Nam thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt với số vốn hơn 8 tỷ USD, kết nối Hải Phòng-thành phố cảng lớn nhất miền bắc với thành phố Lào Cai giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, nhằm tăng cường kết nối giữa hai nước và tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động trao đổi thương mại.

Trung Quốc và Việt Nam đã nhiều lần trao đổi ý kiến về việc thúc đẩy kết nối đường sắt giữa hai nước, nhất trí sẽ đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu khả thi tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng và công tác xây dựng quy hoạch đường sắt khổ tiêu chuẩn Đồng Đăng-Hà Nội, Móng Cái-Hạ Long-Hải Phòng

- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Khôn -

Ông Quách Gia Khôn cho biết, từ năm ngoái đến nay, Trung Quốc và Việt Nam đã nhiều lần trao đổi ý kiến về việc thúc đẩy kết nối đường sắt giữa hai nước, nhất trí sẽ đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu khả thi tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng và công tác xây dựng quy hoạch đường sắt khổ tiêu chuẩn Đồng Đăng-Hà Nội, Móng Cái-Hạ Long-Hải Phòng; khẩn trương thúc đẩy công tác xây dựng tuyến kết nối từ thành phố Hà Khẩu của Trung Quốc với tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn của Việt Nam ở thành phố Lào Cai.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu - ấn phẩm của Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, dẫn báo cáo nghiên cứu khả thi của Bộ Giao thông-Vận tải Việt Nam cho biết, tuyến đường sắt dự kiến khởi công vào cuối năm nay, thời gian thi công từ năm 2026 đến 2030, chiều dài tuyến chính khoảng 391km, chiều dài các tuyến nhánh khoảng 27,9km; đi qua địa phận 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng, tổng mức đầu tư khoảng 8,37 tỷ USD.

Theo bài báo, tuyến đường sắt mới có điểm đầu tại vị trí nối ray qua biên giới (giữa tỉnh Lào Cai với thành phố Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), điểm cuối tại ga Lạch Huyện (thành phố Hải Phòng), sau khi đưa vào sử dụng sẽ bao phủ 20% dân số cả nước, 25,4% GDP và 25,1% khu công nghiệp trên cả nước, mang đến giải pháp vận tải hiệu quả để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài và nhập khẩu nguyên liệu về trong nước, góp phần vào nâng cao hiệu suất vận tải, logistics của hệ thống đường sắt, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Đây là dấu mốc cho thấy giấc mơ về tuyến đường sắt Xuyên Á đang dần trở thành hiện thực, sau khi đưa vào vận hành, tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng sẽ thúc đẩy gia tăng đáng kể thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam, góp phần tăng cường kết nối giữa Trung Quốc và ASEAN.

- Ông Hứa Lợi Bình, chuyên gia của Viện nghiên cứu chiến lược toàn cầu và châu Á-Thái Bình Dương (CASS), Viện Khoa học xã hội Trung Quốc -

Đánh giá về ý nghĩa của sự kiện này, ông Hứa Lợi Bình, chuyên gia của Viện nghiên cứu chiến lược toàn cầu và châu Á-Thái Bình Dương (CASS), Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, đây là dấu mốc cho thấy giấc mơ về tuyến đường sắt Xuyên Á đang dần trở thành hiện thực, sau khi đưa vào vận hành, tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng sẽ thúc đẩy gia tăng đáng kể thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam, góp phần tăng cường kết nối giữa Trung Quốc và ASEAN.

Cũng theo vị chuyên gia này, tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng của Việt Nam sẽ kết nối với hệ thống đường sắt cao tốc của Trung Quốc và mạng lưới đường sắt Á-Âu, giúp cho hàng hóa của Việt Nam được vận chuyển đến châu Âu qua Trung Quốc với thời gian nhanh hơn, giá thành rẻ hơn, từ đó thúc đẩy tăng trưởng thương mại của Việt Nam.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xung đột ở Ukraine khoét sâu mâu thuẫn Mỹ - châu Âu

Xung đột ở Ukraine khoét sâu mâu thuẫn Mỹ - châu Âu

Hội nghị An ninh Munich 2025 diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - châu Âu rạn nứt nghiêm trọng, đặc biệt về vấn đề Ukraine. Khi Washington và Brussels ngày càng khác biệt trong cách tiếp cận chiến lược, liệu sự chia rẽ này có làm thay đổi cục diện địa chính trị toàn cầu?

Ý nghĩa quan trọng của bầu cử châu Âu năm 2025

Ý nghĩa quan trọng của bầu cử châu Âu năm 2025

Năm 2025 sẽ là một năm sôi động trên chính trường châu Âu khi hàng loạt quốc gia tổ chức các cuộc bầu cử quan trọng. Albania, Czechia, Moldova và Norway dự kiến sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội. Trong khi đó, Austria và Đức sẽ tiến hành bầu cử liên bang. Bầu cử tổng thống cũng sẽ diễn ra tại Hy Lạp, Ireland, Ba Lan và Romania.

fb yt zl tw