Đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng Mường Lum

Vùng đất Mường Lum - Sín Chải, xã La Pan Tẩn, huyện Mường Khương những năm 50 của thế kỷ trước là vùng hậu địch. Phong trào đấu tranh cách mạng được gây dựng từ đây lan rộng ra khắp địa bàn huyện vùng cao Mường Khương. Trải qua bao thăng trầm, đồng bào các dân tộc nơi đây ngày trước một lòng theo Việt Minh thì nay vẫn luôn tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp sức làm thay đổi diện mạo quê hương.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tự hào truyền thống

Theo lịch sử Đảng bộ Mường Khương, những năm 1948, 1949, thực dân Pháp và tay sai hoạt động mạnh ở Mường Khương, chúng ra sức lùng sục, bắt bớ những người theo cách mạng hòng dập tắt ý chí chiến đấu của quân và dân nơi đây.

baolaocai_ml (2).jpg

Cùng thời điểm ấy, ở vùng đất Mường Lum - Sín Chải, cán bộ Việt Minh là các ông Lục Bình Ngọc, Lục Bình Lợi, Lục Bình Thủy, Lý Hán Sinh lên gây dựng cơ sở, thành lập đội du kích vùng hậu địch. Đây là khu vực có vị trí quan trọng nhằm chuẩn bị lực lượng phối hợp với bộ đội chủ lực tấn công đồn Bản Lầu và các đồn giặc trên tuyến Mường Khương.

Với niềm tin tuyệt đối vào thắng lợi của cách mạng, đồng bào các dân tộc nơi đây đã hăng hái tham gia vào đội du kích, nuôi giấu cán bộ Việt Minh, cùng nhau chống giặc. Về Mường Lum hôm nay, gặp bất cứ người dân nào chúng tôi cũng cảm thấy trong họ một niềm tự hào bởi được sinh ra và lớn lên trên quê hương cách mạng.

Trong mỗi căn nhà, những câu chuyện về truyền thống hào hùng năm xưa luôn được thế hệ trước kể lại cho con cháu để nuôi dưỡng niềm tự hào ấy. Câu chuyện mà từ người già đến trẻ nhỏ ở đây đều nằm lòng đó là về người con ưu tú Thào Sẩu, tham gia cách mạng và hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

baolaocai_ml (3).jpg

Ông Phàn Củi Sài, người có uy tín ở Mường Lum chia sẻ: Ông được nghe kể lại rằng Thào Sẩu là một trong những thanh niên sớm giác ngộ cách mạng, tham gia đội du kích của Việt Minh. Một lần Thào Sẩu nghe tin có toán lính Pháp đang kéo lên, nên đã phối hợp với đội du kích đưa cán bộ Việt Minh rút vào khu vực an toàn, trên đường đi, đội du kích và cán bộ Việt Minh đã phát hiện, tiêu diệt một tên chỉ điểm cho giặc.

Tức giận vì không bắt được cán bộ Việt Minh lại bị mất người, một tên sĩ quan Pháp đã chỉ huy kéo một toán lính bao vây khu vực Mường Lum - Sín Chải. Chúng dồn hết người dân trong thôn ra một khu rồi dọa nếu không khai ai bắn người của chúng thì sẽ bắt người trong thôn đền mạng. Trước sự hung tợn của giặc, rất có thể nhiều bà con phải bỏ mạng oan, Thào Sẩu đã đứng ra nhận mình là người bắn tên phản bội.

Như muốn hả giận, giặc đã bắt người thanh niên ấy đi tra tấn và anh đã hy sinh khi tuổi mới ngoài đôi mươi. Có người còn kể lại rằng, khi bắt Thào Sẩu đi, giặc đã buông lời dụ dỗ, mua chuộc để anh khai ra nơi cán bộ Việt Minh hoạt động nhưng Thào Sẩu quyết không khai nên bọn chúng càng tra tấn dã man.

Thào Sẩu hy sinh nhưng hình ảnh của anh còn sống mãi trong lòng đồng bào các dân tộc nơi đây. Trên đài tưởng niệm con em các dân tộc khu Cao Sơn đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến, tên tuổi liệt sỹ Thào Sẩu được trang trọng ghi ở dòng đầu tiên trong danh sách các liệt sỹ.

Tương lai tươi sáng trên vùng quê cách mạng

Nằm ở lưng chừng núi, nhìn trên bản đồ hai thôn Mường Lum - Sín Chải chỉ cách các xã: Bản Sen, Bản Lầu, Bản Cầm hơn chục cây số nhưng lại bị chắn ngang bởi những dãy núi cao sừng sững nên muốn đến đây phải đi ngược lên theo đường Lùng Khấu Nhin - Cao Sơn - La Pan Tẩn rồi lại đi xuống.

Giao thông cách trở cũng là nguyên nhân khiến cuộc sống ở đây còn nhiều khó khăn. Bởi vậy khi huyện Mường Khương có chủ trương vận động người dân hiến đất mở đường để phá thế “ốc đảo” cho vùng đất này, bà con đã nhiệt tình hưởng ứng.

baolaocai_ml (4).jpg

Bao câu chuyện nghe như “cổ tích” ngày khi chưa có đường vẫn được người dân kể lại, nào là chuyện học sinh phải đi bộ xuống Bản Lầu rồi bắt xe ngược lên thị trấn Mường Khương để đi học, nào là chuyện dậy từ sáng sớm đi chợ huyện, nhưng lên đến nơi thì chợ tan từ bao giờ, hay chuyện người dân làm được bao lúa, bao ngô vác bộ theo đường mòn xuống Bản Cầm bán được thì chẳng còn lời lãi bao nhiêu, về còn ốm mất mấy ngày.

Tuyến đường được mở mới kết nối từ trung tâm xã La Pán Tẩn qua các thôn: Ma Cai Thàng, Cu Ty Chải, Mường Lum, Sà San xuống Quốc lộ 70 như một cánh cửa mở ra cơ hội thoát nghèo cho người dân nơi đây. Ông Phàn Củi Sài, người uy tín của thôn tâm sự rằng mình đi nhiều nơi nhưng chẳng thấy ở đâu trồng ngô, lúa tốt như ở đây.

baolaocai_ml (5).jpg

Trước kia không có đường, khổ quá nên nhiều người dân tìm nơi khác đi làm ăn, nay có đường to đẹp chạy qua nhiều người lại rục rịch trở về. Ông Sài cũng là một trong những người đi đầu trong việc hiến đất làm đường.

Tuyến đường chạy dọc qua nương ngô của gia đình dài gần 400 m, nhưng ông không đòi hỏi một đồng tiền đền bù. Nếu không hiến đất làm đường thì làm sao mở mang được kinh tế, bao giờ mới khá lên được.

baolaocai_ml (6).jpg

Trưởng thôn Mường Lum - ông Sùng Vư cho biết: Thôn vẫn còn nhiều khó khăn nhưng tuyến đường mới đã mở ra những hy vọng mới về một tương lai tươi sáng trên vùng quê cách mạng này. Năm 2022 mới chỉ có 3 hộ thoát nghèo, năm nay chắc chắn số hộ ra khỏi diện hộ nghèo sẽ nhiều hơn.

Trong đầu trưởng thôn đang đầy ắp ý tưởng về mô hình trồng cây ăn quả, trồng rau trái vụ. Ông bảo mình sẽ lên xã đăng ký làm một số mô hình nếu thành công sẽ nhân rộng, trước đây giao thông cách trở, làm ra sợ không mang đi bán được, chứ bây giờ thông suốt rồi chẳng lo gì nữa. “Ngày xưa các thế hệ trước đã theo cách mạng để giữ gìn quê hương bây giờ thế hệ mình phải có trách nhiệm làm cho vùng quê này ngày càng giàu đẹp”, ông Sùng Vư tâm sự.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Tại chỉ thị vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các TCTD; đồng thời thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Là xã vùng 3 của huyện Văn Bàn, Dần Thàng hiện có 400 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 80%. Địa hình bị chia cắt mạnh, dân cư ở phân tán, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao nên khó huy động nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nông thôn mới.

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

fb yt zl tw