Đổi thay ở Múi 3

Việc triển khai các nội dung của Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trên địa bàn thôn Múi 3, xã Yên Sơn (huyện Bảo Yên) đã giúp phụ nữ và trẻ em gái có thêm nhiều cơ hội tham gia các hoạt động xã hội, nâng cao hiểu biết và khẳng định vị thế của bản thân.

Cứ đều đặn vào ngày 21 hằng tháng, các thành viên của Tổ truyền thông cộng đồng thôn Múi 3 lại tập trung tại nhà anh Đặng Văn Thắng, Tổ trưởng để sinh hoạt xoay quanh chủ đề về bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình, chăm sóc và nuôi dạy con...

img-3487.jpg
Tổ truyền thông cộng đồng thôn Múi 3 sinh hoạt định kỳ.

Sau buổi sinh hoạt định kỳ, các thành viên của tổ thường xuyên đến các gia đình để tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt về Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và tuyên truyền thông điệp “Không kết hôn sớm, không lấy nhau trong cùng dòng họ”.

img-3491.jpg
Các thành viên Tổ truyền thông cộng đồng luyện tập tiểu phẩm "Không sinh con thứ 3" tham dự Hội thi sáng kiến truyền thông cộng đồng.

Anh Đặng Văn Thắng, Tổ trưởng Tổ truyền thông cộng đồng thôn Múi 3 chia sẻ: “Nhờ có các buổi truyền thông, dần dà chị em hiểu và truyền tai nhau cùng tham gia sinh hoạt vì giúp họ có kiến thức về bình đẳng giới, bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình, hệ lụy của kết hôn khi chưa đủ tuổi và hôn nhân cận huyết... Tổ truyền thông cộng đồng luôn sẵn sàng giúp đỡ các đối tượng yếu thế là phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số khi cần”.

Mặt khác, nhờ tuyên truyền thường xuyên, quan điểm về bình đẳng giới đã ăn sâu dần vào tiềm thức của “cánh mày râu”. Nhiều người chồng đã cùng vợ làm việc nhà, nuôi dạy con, không ép vợ sinh con trai; tình trạng bạo lực gia đình cũng giảm đi đáng kể; vị thế của phụ nữ và trẻ em gái tăng lên; tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các lĩnh vực ngày càng tăng, tạo ra của cải vật chất cho gia đình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương…

bai-thuyet-trinh-giao-duc-cuoc-dau-tranh-moi-ngay-chu-nghia-hien-thuc-mau-be-vang-anh-ghep-phong-cach-nhiep-anh.png

Bên cạnh thay đổi nhận thức, vai trò của người phụ nữ trong gia đình, cộng đồng tại thôn Múi 3 đã khác xưa nhiều, đặc biệt họ đã vươn lên làm chủ mô hình kinh tế, tham gia bàn bạc, thống nhất các công việc quan trọng trong gia đình và đóng góp vào các phong trào do thôn phát động.

Vốn là thôn có đa số hộ nghèo thì nay Múi 3 chỉ còn hơn chục hộ thuộc diện này; ngày càng nhiều hộ thuộc diện khá, giàu nhờ phát triển kinh tế hộ và ngành nghề mới. Điển hình như gia đình hội viên phụ nữ Lù Thị Thanh Dung, ngoài trồng ngô, lúa còn nuôi dúi, gà đồi; gia đình chị Thào Thị Trang ngoài trồng quế còn nuôi gà; gia đình chị Đặng Thị Hoa trồng cây ăn quả và nuôi gà, cá…

Chị Thào Thị Lan, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Múi 3 cho biết: Trước đây, nhiều chị em phụ nữ trong thôn chỉ làm việc quẩn quanh trong nhà, ngoài vườn, lo việc ruộng, việc nương. Hiện nay, rất nhiều người mạnh dạn đi làm công nhật và công nhân tại các tỉnh lân cận, nguồn thu nhập chủ yếu cũng bắt đầu từ đây.

Ngoài làm rõ thêm quyền năng kinh tế của người phụ nữ theo tinh thần triển khai Dự án 8, thời gian qua, Chi hội Phụ nữ thôn Múi 3 còn tập trung triển khai nhiều phong trào của hội phụ nữ cấp trên phát động như xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, “5 có, 3 sạch” và xây dựng nông thôn mới với các phong trào cụ thể như “Nhà sạch, vườn đẹp”, làm đường hoa, bảo vệ môi trường, cổng đẹp - rào xanh - vườn rau tốt...

z6110873637628-2e12286ea77a246b8ce1b10c2109ad1d-2091.jpg
Ra mắt mô hình "Phòng chống xâm hại trẻ em" tại thôn Múi 3.

Chị Lý Thị Huyền, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Yên Sơn đánh giá: Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia của xã, sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở, Dự án 8 ngày càng đi sâu vào đời sống người dân trên địa bàn thôn Múi 3, đem lại những tác động tích cực, thiết thực, hiệu quả. Có thể thấy vai trò của phụ nữ ngày càng nâng cao trong đời sống xã hội. Họ đã góp mặt, tham gia vào nhiều hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Cánh chim đầu đàn” ở Lả Dì Thàng

“Cánh chim đầu đàn” ở Lả Dì Thàng

Đó là chị Sùng Thị Sa, sinh năm 1994, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Lả Dì Thàng, xã Tả Van Chư (huyện Bắc Hà). Mong muốn thoát nghèo cho bản thân và cộng đồng, chị Sa đã “dám nghĩ, dám làm” thay đổi cách phát triển kinh tế. Nhờ đó, gia đình chị đã thoát nghèo, cuộc sống ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Phụ nữ Tả Gia Khâu tự tin khẳng định mình

Phụ nữ Tả Gia Khâu tự tin khẳng định mình

Vượt qua tuyến đường quanh co, dốc vắt vẻo trên lưng núi, chúng tôi đến Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương vào một ngày đầu tháng 12. Miền sơn cước vào đông, những núi đá tai mèo chìm trong màn sương mờ, cái lạnh buốt thấm vào da thịt.

Phụ nữ Cốc Lầu nói không với tảo hôn

Phụ nữ Cốc Lầu nói không với tảo hôn

Nhằm phát huy vai trò trong công tác phòng chống tảo hôn cũng như phổ biến, giáo dục pháp luật về dân số, hôn nhân và gia đình, Hội Phụ nữ xã Cốc Lầu (Bắc Hà) đã thành lập mô hình Câu lạc bộ "Nói không với tảo hôn và các hủ tục lạc hậu".

[Infographic] Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời: Giai đoạn "vàng" để trẻ phát triển toàn diện

[Infographic] Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời: Giai đoạn "vàng" để trẻ phát triển toàn diện

1.000 ngày đầu đời (từ khi thụ thai đến khi trẻ tròn 2 tuổi) là khoảng thời gian quan trọng quyết định sự phát triển thể chất, trí tuệ và sức khỏe lâu dài của trẻ. Đây là giai đoạn cơ thể trẻ phát triển nhanh nhất, cả về chiều cao, cân nặng lẫn não bộ. Việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối trong thời gian này giúp trẻ phát triển tối ưu và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

[Ảnh] Bắc Hà: Nhân lên các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

[Ảnh] Bắc Hà: Nhân lên các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Những năm qua, Hội Phụ nữ huyện Bắc Hà đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hỗ trợ sản xuất và huy động sự tham gia của hội viên để giúp nhau phát triển kinh tế gia đình. Sự hỗ trợ đó đã giúp nhiều hội viên phụ nữ là người dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo, trở thành những tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

Phát huy vai trò tổ truyền thông cộng đồng trong phòng, chống tảo hôn

Xã Điện Quan (Bảo Yên): Phát huy vai trò tổ truyền thông cộng đồng trong phòng, chống tảo hôn

3 năm trở lại đây, các tổ truyền thông cộng đồng theo Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” được thành lập tại các thôn, bản, đã góp phần quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tảo hôn trên địa bàn xã.

Tọa đàm: Khi nam giới tham gia truyền thông những vấn đề về giới

Tọa đàm: Khi nam giới tham gia truyền thông những vấn đề về giới

Trong hình dung của nhiều người, khi nói về bình đẳng giới thường là những vấn đề liên quan chủ yếu đến phụ nữ. Vậy nhưng lại có những nam giới thực hiện việc tuyên truyền này, họ sẽ gặp những khó khăn gì và đã nỗ lực như thế nào để hoàn thành nhiệm vụ? Báo Lào Cai đã có cuộc trao đổi với anh Bàn Văn Nghiêm, Tổ phó Tổ truyền thông cộng đồng thôn 2 Nhai Tẻn, xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên phần nào làm rõ hơn những vấn đề nêu trên.

Đẩy lùi bạo lực gia đình ở Trung Chải

Đẩy lùi bạo lực gia đình ở Trung Chải

Hội Phụ nữ xã Trung Chải (thị xã Sa Pa) và các tổ truyền thông cộng đồng thôn đã phối hợp thực hiện tốt các nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình, qua đó từng bước đẩy lùi nạn bạo lực gia đình tại địa phương.

fb yt zl tw