Đọc sách và chơi sách

Anh bạn làm công tác xuất bản tặng tôi cuốn sách “đặc biệt” do anh biên tập. Sở dĩ phải đóng ngoặc kép hai chữ “đặc biệt”, bởi nó vừa đặc biệt vừa chẳng có gì đặc biệt.

Cuốn sách rất dày, đóng bìa cứng, in bằng giấy couche đắt tiền, tựa sách và mép sách được in, phủ bằng nhũ vàng 24K. Giá trị vật chất của cuốn sách khoảng 1 triệu đồng, nhưng thứ chứa bên trong thì lại chẳng có giá trị nhiều. Nó, đơn giản chỉ là kiểu khoa trương thân thế của một đại gia rất giàu có, kèm theo đó là hàng trăm hình ảnh tác giả chụp với ông nọ, bà kia trong những không gian sang trọng, những cuộc vui hao tiền. “Ông này là đại gia cỡ bự nên in sách như một thú chơi”, anh bạn nói và cho biết, số lượng sách in lên đến mấy nghìn cuốn. Tác giả nhờ người gửi biếu, tặng khắp nơi.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cầm cuốn sách, chỉ thấy sự hợm hĩnh toát lên từ kiểu trưởng giả chơi sang nên tôi đã tế nhị khước từ. Việc bỏ tiền ra làm những cuốn sách sơn son, thếp vàng đắt đỏ là quyền và nhu cầu của tác giả, nhưng bảo tôi đọc những loại sách đó thì nhất định không.

Chuyện tương tự không hiếm trong đời sống xã hội hiện nay. Một bộ phận người giàu có (trong đó không ít người giàu lên bằng hành vi bất minh) tìm đến những thú chơi kiểu “đốt tiền”. Họ in sách bằng những con chữ dát vàng, đúc tượng dát vàng, thậm chí là xây lâu đài dát vàng... để phô trương, khuếch trương đẳng cấp giàu có. Không ít trường hợp trong số đó đã vướng vòng lao lý, phải ngồi tù.

Ở đây, việc chơi sách (tác giả) và đọc sách (độc giả) rõ là có sự vênh nhau. Người có nhu cầu đọc chỉ tìm đọc những cuốn sách thực sự có ích với họ. Người giàu có in sách, chơi sách là rất đáng hoan nghênh, nhưng chơi kiểu hợm hĩnh, khoa trương thì đó là thú chơi phản văn hóa. Nó trở nên lố bịch, kệch cỡm khi mà xung quanh những cuốn sách dát vàng ấy, biết bao phận người đang còng lưng, tối mặt tất bật cho cuộc mưu sinh...

Ngày sách và văn hóa đọc đang diễn ra sôi nổi khắp cả nước. Tại các không gian trưng bày sách như: Hội sách, đường sách, phố sách, quán cà phê sách, nhà sách... những hình ảnh về sách thông qua nghệ thuật tạo hình, sắp đặt, trình diễn... mang đến cảm giác thích thú, hứng khởi cho độc giả và khách tham quan. Những mô hình: Chùa Một Cột, cột mốc chủ quyền Trường Sa, bản đồ Việt Nam, chợ Bến Thành... được sắp xếp từ những cuốn sách tạo hiệu ứng trực quan mạnh mẽ. Cùng với sự tương tác của nghệ thuật trình diễn, ứng dụng công nghệ thông tin vào giới thiệu, quảng bá, ngày hội sách và văn hóa đọc càng trở nên hấp dẫn hơn. Cách sắp đặt, tạo hình bắt mắt và các hoạt động tương tác ấy là một kiểu chơi sách mang tính nghệ thuật.

Sách là biểu tượng, là linh hồn của văn hóa. Muốn nuôi dưỡng và thúc đẩy văn hóa đọc thì sách và người làm sách phải vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của các hình thức chơi sách và đọc sách mang tính nghệ thuật ấy. Độc giả trước khi có nhu cầu tiếp nhận nội dung sách, họ cần được thỏa mãn nhu cầu xem sách, chơi sách, giải trí cùng sách.

Chơi sách là thú chơi tao nhã, xuất phát từ nhu cầu văn hóa. Môi trường ấy không dung nạp thói hợm hĩnh, khoe mẽ, phô trương. Thay vì làm những cuốn sách dát vàng, hãy dùng nguồn lực ấy phát triển tủ sách, xây dựng không gian sách và văn hóa đọc cho người dân, trẻ em ở những vùng đời sống còn trăm bề gian khó. Làm như thế, đẳng cấp của người chơi sách mới thực đáng trân trọng...

Báo Quân đội nhân dân

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bùng phát lừa đảo mang tên 'Quishing'

Bùng phát lừa đảo mang tên 'Quishing'

Trong thời kỳ số hóa, mã QR đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong việc thanh toán. Tuy nhiên, các đối tượng xấu đã lợi dụng điều này để thực hiện các hành vi lừa đảo trực tuyến được gọi là “Quishing”, gây ra mối nguy hiểm đối với người dùng trong không gian mạng.

Nhức nhối văn hóa giao thông

Nhức nhối văn hóa giao thông

Tạm lắng một thời gian, gần đây tình trạng bạo lực khi tham gia giao thông lại tái diễn, ảnh hưởng an ninh, trật tự, an toàn giao thông. Tình trạng bạo lực khi tham gia giao thông còn cho thấy văn hóa giao thông ở không ít địa phương rất cần sớm chấn chỉnh và các hành vi vi phạm cần phải được xử lý nghiêm khắc, quyết liệt hơn.

Các phóng viên báo chí tác nghiệp trong chuyển công tác tại Trường Sa nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ năm 2025

Thắp lên ước mơ về tình yêu biển, đảo

Là đơn vị truyền thông chủ lực của tỉnh, trong thời gian qua, Báo Yên Bái đã thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh, trong đó có nhiệm vụ tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo trên tất cả các ấn phẩm, trang Fanpage, Facebook của Báo Yên Bái, góp phần đưa biển, đảo quê hương đến gần hơn với Nhân dân các dân tộc tỉnh miền núi Yên Bái.
Từ ngày 1/7, mua bán nhà đất có cần phải ra công chứng?

Từ ngày 1/7, mua bán nhà đất có cần phải ra công chứng?

Những ngày gần đây, mạng xã hội và các diễn đàn đang lan truyền thông tin từ ngày 1/7/2025, khi Luật Công chứng 2024 có hiệu lực, việc mua bán nhà đất sẽ không còn bắt buộc phải công chứng. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng chỉ cần xác thực qua ứng dụng VNeID là đủ để các hợp đồng giao dịch bất động sản có giá trị pháp lý.

Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Yên Bái tham quan Lữ đoàn 169, Vùng I, Hải quân

Khơi dậy niềm tin và tình yêu biển đảo

Sau 6 năm triển khai Chương trình phối hợp công tác tuyên truyền biển, đảo giữa Tỉnh ủy Yên Bái và Đảng ủy Quân chủng Hải quân mà đầu mối trực tiếp tham mưu là Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Yên Bái và Cục Chính trị Hải quân đã được triển khai hiệu quả với nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, có nhiều đổi mới.
fb yt zl tw