Độc đáo nghi lễ cấp sắc của người Dao đỏ

LCĐT - Lễ cấp sắc thường diễn ra vào dịp cuối năm, hoặc đầu năm mới âm lịch, theo 3 cấp độ: Cấp sắc 3 đèn, 7 đèn và cao nhất là 12 đèn.

Khu vực tổ chức lễ cấp sắc được chủ lễ lựa chọn, rồi dựng lán làm lễ, dựng đàn tế Ngọc Hoàng, Bàn Vương… Các nghi lễ được tiến hành tuần tự theo nhịp điệu của kèn, trống, lắc chuông của các sư phụ.

Lễ cấp sắc là hoạt động truyền thống và quan trọng bậc nhất trong kho tàng văn hóa của dân tộc Dao, mang đậm giá trị nhân văn, được thể hiện ở các điều giáo huấn ghi trong sắc cấp cho người thụ lễ, tuyệt đối kỵ làm việc ác, điều xấu. Chính vì thế, nghi lễ linh thiêng đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc này cần phải được gìn giữ và phát huy.

Dưới đây là một số hình ảnh mà PV Báo Lào Cai ghi lại Lễ cấp sắc 7 đèn tại xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa:

Độc đáo nghi lễ cấp sắc của người Dao đỏ ảnh 1
Khu vực bàn thờ chính của người Dao.
Độc đáo nghi lễ cấp sắc của người Dao đỏ ảnh 2
Thầy cúng chuẩn bị các tài liệu liên quan đến nghi lễ.
Độc đáo nghi lễ cấp sắc của người Dao đỏ ảnh 3
Lễ cấp sắc của người Dao đỏ có nhiều cấp bậc, mỗi cấp bậc phản ánh một ý nghĩa và trình độ khác nhau.
Độc đáo nghi lễ cấp sắc của người Dao đỏ ảnh 4
Theo quan niệm của người Dao, đàn ông nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì không coi là người trưởng thành.
Độc đáo nghi lễ cấp sắc của người Dao đỏ ảnh 5
Thầy cúng mời thần linh, tổ tiên gia đình người được cấp sắc về làm lễ.
Độc đáo nghi lễ cấp sắc của người Dao đỏ ảnh 6
Các thầy lên 7 đèn trong lễ cấp sắc.
Độc đáo nghi lễ cấp sắc của người Dao đỏ ảnh 7
Sau khi các ngọn nến được thắp, các thầy bắt đầu đi vòng quanh để làm lễ.
Độc đáo nghi lễ cấp sắc của người Dao đỏ ảnh 8
Trong khi đó phụ nữ ngồi tại khu vực riêng và làm công tác hậu cần phục vụ lễ cấp sắc.
Độc đáo nghi lễ cấp sắc của người Dao đỏ ảnh 9
Sau nghi thức đặt đèn, các thầy cúng lần lượt đóng ấn cho người được cấp sắc
Độc đáo nghi lễ cấp sắc của người Dao đỏ ảnh 10
Những người được cấp sắc cảm ơn các thầy và trở về nhà, hoàn thành tục cấp sắc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm tạo thành hoa văn thổ cẩm trên váy áo của dân tộc Xá Phó mang vẻ đẹp riêng, tạo sức hấp dẫn trên trang phục, cũng như một số đồ dùng hằng ngày được thiết kế ứng dụng từ thổ cẩm của người Xá Phó như: túi thổ cẩm, khăn trải bàn, tranh treo tường…

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc năm 2025

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc năm 2025

Trong 2 ngày (23 - 24/6), tại tỉnh Quảng Bình, Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” các cung, nhà thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi khu vực phía Bắc năm 2025 đã diễn ra sôi nổi. Tham gia Liên hoan, đoàn thiếu nhi Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đã đạt thành tích xuất sắc.

[Ảnh] Phụ nữ vùng cao giữ nghề truyền thống

[Ảnh] Phụ nữ vùng cao giữ nghề truyền thống

Những tri thức dân gian làm nghề truyền thống của các dân tộc vùng cao Lào Cai đã có từ ngàn đời nay. Trong nhịp sống hiện đại, những tri thức ấy vẫn được đồng bào gìn giữ và lưu truyền, tạo nên nét đẹp độc đáo của mỗi dân tộc. 

Lẽ sống của nhà văn - nhà báo Bùi Nguyên Khiết

Lẽ sống của nhà văn - nhà báo Bùi Nguyên Khiết

Tất cả những gì Khiết hái lượm được, anh chọn lọc lấy cái tinh túy nhất để lột xác, để hóa thân vào trang giáo án, vào những bài báo, vào những áng văn, dâng cho đời ngào ngạt những hoa thơm, trái ngọt. Đó chính là lẽ sống của nhà văn, nhà báo Bùi Nguyên Khiết.

Việt Nam lần thứ 3 trúng cử thành viên Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO 2005

Việt Nam lần thứ 3 trúng cử thành viên Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO 2005

Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thông tin, Việt Nam đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp là thành viên của Ủy ban Liên chính phủ Công ước tại Đại hội đồng lần thứ 10 Công ước 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa. Đây là lần thứ 3 Việt Nam trúng cử vị trí này.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt tôn vinh 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam

Chương trình nghệ thuật đặc biệt tôn vinh 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tối 20/6, Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam ((21/6/1925 - 21/6/2025) mang tên “Mãi mãi tấm lòng son, ngòi bút sắc” đã diễn ra tại Nhà hát Lớn (Hà Nội) mở ra không gian tri ân sâu sắc và đầy cảm xúc dành cho những người làm báo cách mạng qua các thời kỳ.

Ma Văn Kháng – Những mùa chữ ngược núi

Ma Văn Kháng - những mùa chữ ngược núi

Từng là thầy giáo, thư ký Bí thư Tỉnh ủy và phóng viên Báo Lào Cai cho đến năm 1976, ông mới chuyển về Hà Nội công tác. Được trải nghiệm trong nhiều môi trường làm việc khác nhau, mảnh đất biên viễn Lào Cai như một thứ men say để cảm xúc thăng hoa trong mỗi trang viết, làm nên tên tuổi của ông trên văn đàn. Ông chính là nhà văn - nhà báo Ma Văn Kháng.

Lời căn dặn sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho người làm báo

Lời căn dặn sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho người làm báo

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành cuốn sách "Báo chí trước hết phải phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân" - một ấn phẩm đặc biệt tập hợp một số bài viết, bài phát biểu, lời kêu gọi, thư, điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi bạn đọc, người làm báo, ban biên tập các báo, tạp chí trong nước và nước ngoài từ năm 1922 đến năm 1962.

fb yt zl tw