Độc đáo kiến trúc nhà sàn người Tày ở Lào Cai

Từ xa xưa, nguời Tày ở Lào Cai đã sinh sống định cư thành làng, bản dưới chân đồi, ven sông, suối. Mỗi làng, bản có từ 20 đến 30 nóc nhà. Tuy ở chân đồi, ven sông, suối nhưng hầu hết bản làng đều nằm gần những cánh rừng già rậm rạp, nhiều thú dữ nên đồng bào phải làm nhà sàn để ở. Nhà sàn vừa là nơi cư trú an toàn, vừa mang nét đặc trưng riêng của người Tày.

Nhà sàn người Tày thường có chiều cao từ 7 - 8 m, nếu là nhà 3 gian thì phải có 4 vì cột, mỗi vì có từ 5 - 7 hoặc 9 cột, cột được đẽo, xẻ từ các loại cây gỗ to, chắc như nghiến, lim, táu… Chiều sâu nhà trung bình từ 5 - 9 hàng cột, mỗi hàng cột cách nhau 2,5 - 3m. Phần dưới sàn là một hệ thống xà ngang được ken dày xỏ qua các lỗ đục của những hàng cột xung quanh, mỗi xà cách nhau khoảng 20cm tạo thành một thể liên kết vững chãi. Bên ngoài vách ngăn của ngôi nhà còn tạo một hành lang chạy dọc theo sàn nhà.

Cầu thang lên nhà sàn thường có 9 bậc được làm bằng gỗ chắc, bào nhẵn, có nhà còn chạm trổ hình hoa văn cầu kỳ. Theo quan niệm của người Tày, mỗi bậc cầu thang tượng trưng cho một vía của phụ nữ. Khi đón khách quý đến nhà, chủ nhà phải xuống tận chân cầu thang chào mời khách, khi khách đi cầu thang, chủ nhà cũng phải đi sau để bảo vệ và hướng dẫn. Khu vực gầm sàn trước kia đồng bào thường làm nơi buộc trâu, bò, ngựa và nhốt lợn, gà để phòng thú dữ về ăn thịt, nay được đồng bào tận dụng làm nơi tổ chức mọi sinh hoạt trong gia đình, trên sàn chỉ để tiếp khách và ngủ nghỉ. Độc đáo nhất là nhà sàn của người Tày chỉ có một cửa chính lên cầu thang.

Nghệ thuật trang trí trong nhà sàn cũng mang tính đặc trưng của người Tày. Trên sàn nhà được thiết kế thành nhiều buồng nhỏ dùng làm buồng ngủ riêng của từng thành viên trong gia đình, khu vực giữa nhà làm nơi tiếp khách. Trước kia, người Tày thường bố trí 3 bếp trên sàn: Một bếp đặt ở gian chính giữa ngôi nhà, bếp này chỉ để tiếp khách và là nơi giữ lửa cho cả gia đình, bếp thứ hai đặt cạnh giường của người già để sưởi ấm trong mùa đông giá lạnh, bếp thứ ba dùng để nấu ăn hàng ngày, bếp này được đặt ở vị trí riêng cuối nhà.

Ngày nay do vật liệu làm nhà sàn ngày càng khan hiếm, đồng bào người Tày đã có nhiều sáng tạo để cải tiến ngôi nhà sàn phù hợp với điều kiện không gian, hoàn cảnh thực tế để vừa giữ gìn giá trị truyền thống, vừa giới thiệu và bảo tồn kiến trúc nghệ thuật độc đáo của văn hoá dân tộc./.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Đà Nẵng - thành phố biển sôi động của miền Trung; Ninh Bình - vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp hay Phú Yên nơi “Hoa vàng trên cỏ xanh”… đang ngày càng khẳng định sức hút đặc biệt đối với các đoàn làm phim trong và ngoài nước.

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, thanh niên chính là cầu nối đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại, đồng thời là lực lượng góp phần lan tỏa bản sắc Việt Nam ra thế giới.

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 diễn ra tại thành phố Huế, cô gái Phú Yên Hà Trúc Linh đã chính thức đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2024, kế nhiệm ngôi vị đầy vinh quang và thành công của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy.

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Các tác phẩm với ca từ giàu hình ảnh, cảm xúc đã thể hiện sâu sắc vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phản ánh niềm tự hào và niềm tin của nhân dân về Quốc hội Việt Nam và người đại biểu dân cử.

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm tạo thành hoa văn thổ cẩm trên váy áo của dân tộc Xá Phó mang vẻ đẹp riêng, tạo sức hấp dẫn trên trang phục, cũng như một số đồ dùng hằng ngày được thiết kế ứng dụng từ thổ cẩm của người Xá Phó như: túi thổ cẩm, khăn trải bàn, tranh treo tường…

fb yt zl tw