Doanh nghiệp Việt bán trái cây tết tại chợ rau quả lớn nhất thế giới

Fruit Logistica - "chợ" rau quả lớn nhất thế giới mỗi năm chỉ họp một lần, tại CHLB Đức. Năm nay, chợ họp đúng dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn nên nhiều doanh nghiệp hoãn ăn tết để mang đặc sản Việt sang giới thiệu với bạn bè quốc tế với khát vọng bức tốc trong năm 2024.

Sầu riêng, bưởi da xanh... hút khách

Fruit Logistica là hội chợ triển lãm quốc tế chuyên về trái cây, rau quả lớn nhất thế giới - năm 2024, diễn ra từ ngày 7 - 9/2. Đây là lần thứ 4 Việt Nam tham gia hội chợ, với 7 gian hàng. Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) phối hợp với Thương vụ và Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức tổ chức cho các doanh nghiệp tham dự hội chợ. Có 6 doanh nghiệp tham dự trực tiếp là thương hiệu Thanh long Hoàng Hậu, AntFarm, Việt Tropical Fruit, Xuất nhập khẩu Golden Bee, Phước Hỷ, Natural Fruit… và 2 doanh nghiệp ủy thác cho Vinafruit là Công ty Pico AgriViet và Công ty xuất nhập khẩu Vinagrin.

Doanh nghiệp Việt đi bán rau quả xuyên tết tại trời Âu.

Từ CHLB Đức, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Vinafruit chia sẻ với Thanh Niên: Các doanh nghiệp đã tạm hoãn ăn tết cổ truyền để mang các loại trái cây đặc sản Việt Nam sang tận trời Âu để giới thiệu với bạn bè quốc tế. Việc duy trì sự hiện diện của khu gian hàng Việt Nam tại hội chợ Fruit Logistica thường niên tác động lan tỏa đối với sản phẩm nông nghiệp Việt Nam vì đây là một trong những hội chợ thương mại quốc tế về rau quả tươi lớn nhất thế giới được tổ chức trên đất châu Âu.

"Các doanh nghiệp đã mang sầu riêng, bưởi da xanh, mít, thanh long, chanh dây (chanh leo)… sang mời khách tham quan dùng thử sản phẩm. Các loại trái cây nhiệt đới của chúng ta được bạn bè quốc tế đón nhận rất tích cực", ông Nguyên nhận xét.

Hiện nay, các chuỗi siêu thị châu Á lớn hàng đầu của Đức như: AsRopa, Netto, Edeka, Selgros đã nhập khẩu và phân phối các sản phẩm hoa quả của Việt Nam, đặc biệt là sầu rêng, bưởi da xanh. Các mặt hàng khác như chanh leo tươi, sầu riêng, mít sấy khô, chuối sấy, thanh long sấy khô cũng được quan tâm.

Ngay trong ngày khai mạc hội chợ (ngày 7/2), Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Đức đã cùng Hiệp hội Rau quả Việt Nam Vinafruit tổ chức chương trình giao thương giữa các doanh nghiệp Việt Nam với Công ty Asropa Food GmbH (đang có nhu cầu nhập thanh long và bưởi da xanh), Cty Selgros là hệ thống siêu thị Cash & Carry (có hơn 40 đại siêu thị trên nước Đức và phân phối hơn 6.000 mặt hàng từ thực phẩm đang có nhu cầu nhập khẩu trực tiếp trái cây từ Việt Nam).

Sẽ tăng trưởng 2 con số

Ông Nguyên cho biết: Việc đưa hàng vào châu Âu hiện tại có 2 vấn đề cần lưu ý. Thứ nhất, EU là thị trường gần như khó tính đặc biệt liên quan tới các vấn đề an toàn thực phẩm. Thứ hai, vấn đề lạm phát sẽ ảnh hưởng đến sức mua và căng thẳng trên Biển Đỏ. Đây là những thách thức trong việc đưa hàng từ Việt Nam vào EU trong năm 2024.

Rau quả nhiệt đới Việt Nam thu hút được nhiều khách hàng.

Tuy vậy, nhu cầu tiêu thụ rau quả ở thị trường EU rất lớn và tiềm năng. Nhìn lại lịch sử, năm 2022, xuất khẩu rau quả Việt Nam vào EU đạt trên 200 triệu USD; đến năm 2023 là 300 triệu USD; nhiều khả năng năm 2024 sẽ tăng trưởng ít nhất 20% so với năm 2023.

"Tiềm năng tăng trưởng tốt vì nhiều doanh nghiệp Việt Nam có đủ trình độ, kiến thức và kinh nghiệm để cung cấp hàng cho EU một cách an toàn và bền vững. Đối với vấn đề căng thẳng Biển Đỏ, những mặt hàng như bưởi da xanh, dừa tươi có thời gian bảo quản lâu nếu đi đường vòng vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng. Các mặt hàng trái cây tươi khác có thể phải chuyển qua đường hàng không. Các sản phẩm đông lạnh, chế biến như: sầu riêng, dừa, chanh dây, xoài… vẫn có thể đi container lạnh. Doanh nghiệp Việt Nam đang tìm cách đẩy mạnh đưa hàng vào EU để tận dụng hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên. Lợi thế về thuế quan sẽ giúp cho rau quả nhiệt đới từ Việt Nam có thêm sức cạnh tranh ở thị trường EU", ông Nguyên nhận định.

140 quốc gia tham dự hội chợ

Năm 2024, Hội chợ Fruit Logistica có 2.770 doanh nghiệp (năm 2023 có 2.610) đến từ 94 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia trưng bày trong 27 Halls (tòa nhà), thu hút khoảng 50.000 khách tham quan, doanh nghiệp từ trên 140 quốc gia trên thế giới. Fruit Logistica bao trùm mọi lĩnh vực kinh doanh, chế biến các sản phẩm rau quả tươi sống, cung cấp một bức tranh tổng thể về những cải tiến trong công nghệ bảo quản chế biến đóng gói trái cây, sản phẩm và dịch vụ mới nhất cũng như các kênh liên kết phân phối trong chuỗi cung ứng quốc tế.

Mục tiêu rau quả xuất khẩu năm 2024 sẽ mang về 6,5 tỉ USD

Năm 2023, xuất khẩu rau quả đạt giá trị 5,6 tỉ USD, tăng 167% so với năm trước. Đặc biệt, thị trường Trung Quốc đạt 3,6 tỉ USD, tăng đến 238% so với năm 2022. Xuất khẩu sầu riêng đạt tới 2,241 tỉ USD, tăng đến 430% so với năm trước. Năm 2024, mục tiêu của ngành rau quả tiếp tục tăng trưởng cao với kim ngạch đến 6,5 tỉ USD.

Theo Báo Thanh Niên

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Sông Hồng - con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh người Việt, không chỉ là huyết mạch giao thông quan trọng mà còn từng chứng kiến sự hưng thịnh của nhiều thương cảng sầm uất. Những bến cảng trên sông Hồng đã góp phần thúc đẩy giao thương, kết nối kinh tế và làm nên diện mạo của các đô thị ven sông từ hàng trăm năm trước.

fb yt zl tw