Đoạn tuyệt ma túy sau 23 năm nghiện hút

YBĐT - Đồng bào Mông xã Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) coi ông Giàng Dua Của là tấm gương trong việc cai nghiện ma tuý ở địa phương.

Sinh năm 1941 ở xã vùng cao xã Dế Xu Phình, sau 7 năm hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, ở thời điểm những năm 1990 – 1991, vùng cao Mù Cang Chải thuốc phiện vẫn còn trồng và sử dụng như các hàng nông sản khác. Mỗi khi, có việc gì dù lớn, dù nhỏ trong gia đình, thuốc phiện thường được dùng như một thú vui để mở đầu câu chuyện. Những người được mời thưởng thức thú ẩm thực chết người này thường là các già làng, những người được kính trọng, mến phục và khách quý. Do vừa hoàn thành nghĩa vụ về nên Giàng Dua Của cũng nằm trong số những thượng khách đó. Chính vì tập tục ấy mà ông đã nghiện thuốc phiện lúc nào không hay. Cho đến khi mỗi ngày ông cần phải có đủ lượng thuốc để sử dụng một, hai “tảo”, nếu không thì cơ bắp sẽ đau rã rời, lúc đó ông mới chợt nhận ra mình đã mắc nghiện.

Ông kể rằng, khi đó muốn bỏ nhưng rất khó. Không bỏ thì khổ nhưng nếu bỏ thì đau, nhức nhối toàn thân, không biết làm cách nào nên cứ phải hút. Lâu dần những con trâu, bò, lợn gà và thóc, ngô trong nhà đều bị ông đem đi đổi lấy thuốc phiện hút. Từ chỗ khá giả, gia đình ông Của trở thành hộ nghèo nhất nhì của xã, gia sản không còn thứ gì đáng giá đồng tiền. Đã mắc nghiện thì cái đói, cái nghèo càng bám đuổi theo.

Năm 1979, ông đưa vợ, con di cư sang xã Mông Tông, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La để tìm vùng đất mới sinh sống, nhưng rồi ở đó chẳng những không nuôi nổi gia đình mà còn làm cho ông càng lún sâu vào vũng lầy của khói thuốc. Đến năm 1992, nhận thấy chẳng còn vùng đất nào tốt hơn quê cũ, ông lại chuyển gia đình trở về Dế Xu Phình. Đã thấm thía nỗi khổ nhục vì nghiện thuốc phiện, từ đó ông quyết tâm cai nghiện. Một lần, hai lần nhưng cứ bỏ xong một thời gian ông lại tái nghiện vì sau khi không dùng thuốc hỗ trợ nữa thì lại muốn tìm đến ma túy.

Đầu năm 2007, ông hạ quyết tâm cai nghiện lại cho bằng được. Lần này, ông Của không dùng thuốc hỗ trợ nữa mà  ông tự điều chỉnh liều lượng thuốc hút ít dần. Lúc nào thèm thuốc, cơ thể nhức mỏi, ông tìm một việc gì đó để làm và luôn nghĩ tới cuộc sống vất vả đã từng nếm trải. Cứ như thế, sau ba tháng nhịn hút, ông đã tự bỏ được thuốc phiện. 

Ông Dua Của tâm sự: "Trong khoảng 23 năm nghiện, mình đã làm cho gia đình thiệt hại tới hàng trăm triệu đồng". Theo ông, thì bình quân mỗi năm bản thân đã tiêu tốn khoảng từ 10 đến 15 triệu đồng cho thuốc phiện, tương đương với việc tự “đánh đổ xuống suối” khoảng từ 1 đến 1,5 tấn gạo của gia đình, chưa kể đến việc làm khổ vợ, khổ con.

Từ khi bỏ được thuốc phiện đến nay đã gần hai năm chưa một lần nào ông Của dùng lại ma tuý. Ông bảo: “Bỏ được thuốc phiện rồi thấy trong người nhẹ nhõm, không còn bị khổ sở bởi bàn đèn và cái tẩu thuốc bẩn thỉu ấy nữa, mình đã giúp được vợ con rất nhiều công việc trong gia đình như: chăn trâu, chăm con gà con lợn, làm cỏ vườn và sửa sang nhà cửa”. Cũng từ khi bỏ hẳn được thuốc phiện, mấy bồ đựng thóc, đựng ngô của gia đình ông bao nhiêu năm trống rỗng giờ đã đầy ắp thóc, ngô trở lại. Gia đình ông cũng đã mua được 1 con trâu giống, 4 con lợn, 50 con gà, vịt về nuôi.

Nhờ có nghị lực vượt lên tự cởi trói cho mình, ông Giàng Dua Của đã thực sự tìm lại được cuộc sống ý nghĩa mà hơn hai chục năm qua chính mình đã tự đánh mất.

 Sùng A Hồng

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chưa thể chỉnh sửa ngay sách giáo khoa

Chưa thể chỉnh sửa ngay sách giáo khoa

Trong năm học 2025 - 2026, giáo viên và nhà trường tiếp tục sử dụng chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành; đồng thời chủ động điều chỉnh ngữ liệu, bài học, chủ đề giảng dạy sao cho phù hợp với thực tiễn địa phương và mô hình tổ chức chính quyền hai cấp.

Nắng nóng gia tăng ở miền Bắc

Nắng nóng gia tăng ở miền Bắc

Từ ngày 15/7, miền Bắc sẽ chịu ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp phía tây gây nắng nóng diện rộng. Hà Nội đầu tuần 26-34 độ C, đến giữa tuần tăng lên 28-37 độ.

Giờ vàng cấp cứu đột quỵ

Giờ vàng cấp cứu đột quỵ

Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 ca đột quỵ, trong đó phần lớn bệnh nhân đến viện quá muộn, vượt qua “giờ vàng” - thời gian tối ưu để can thiệp cứu sống và hạn chế di chứng.

Robot AI tự động giải phẫu 100%

Robot AI tự động giải phẫu 100%

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Johns Hopkins huấn luyện robot thực hiện thành công ca phẫu thuật cắt bỏ túi mật trên bệnh nhân thật với độ thành thạo sánh ngang chuyên gia.

Bánh "nhà làm" chỉ nên để nhà ăn?

Bánh "nhà làm" chỉ nên để nhà ăn?

Đã đến lúc cần phải có một bộ công cụ để kiểm chứng và giám sát chặt chẽ từ phía cơ quan chức năng đối với các sản phẩm "nhà làm" khi lưu hành trên thị trường, bởi một chữ tín là chưa đủ.

Thu hồi giấy công bố 17 thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thu hồi giấy công bố 17 thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa ban hành quyết định thu hồi giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe với 17 sản phẩm. Đây là đợt hủy giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe quy mô lớn, cho thấy quyết tâm siết chặt quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng.

fb yt zl tw