Dịch cúm gia cầm lây lan trên toàn EU đáng lo ngại hơn so với cùng kỳ năm ngoái

Tính từ đầu mùa chim di cư (ngày 1/8) cho đến cuối tuần trước, các nước EU ghi nhận tổng cộng 62 đợt bùng phát cúm gia cầm tại các trang trại, hầu hết ở phía Đông của khối.

Gà nuôi tại một trang trại ở Barneveld, Hà Lan. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Gà nuôi tại một trang trại ở Barneveld, Hà Lan. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Cúm gia cầm đang lây lan nhanh hơn trong EU

So với cùng thời điểm năm ngoái, cúm gia cầm đang lây lan nhanh hơn ở Liên minh châu Âu (EU), làm dấy lên lo ngại về nguy cơ tái diễn khủng hoảng dịch cũng như khả năng lây lan sang người.

Theo dữ liệu của Tổ chức Thú y thế giới (WOAH), tính từ đầu mùa chim di cư (ngày 1/8) cho đến cuối tuần trước, các nước EU ghi nhận tổng cộng 62 đợt bùng phát cúm gia cầm tại các trang trại, hầu hết ở phía Đông của khối.

Con số này cao hơn so với 7 đợt bùng phát cúm gia cầm được được ghi nhận tại các trang trại ở EU trong cùng kỳ năm 2023, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với 112 đợt bùng phát của năm 2022.

Tuy nhiên, Giám đốc Anvol (Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Pháp), ông Yann Nedelec nhận định: “Tình hình trên toàn EU chắc chắn đáng lo ngại hơn so với cùng kỳ năm ngoái.”

Trong những năm gần đây, cúm gia cầm độc lực cao đã làm chết hàng trăm triệu gia cầm trên toàn cầu, song chưa được phát hiện ở người hoặc gia súc tại EU.

Tại Mỹ, virus đã lây lan sang gần 400 đàn bò sữa ở 14 bang trong năm nay và đã được phát hiện ở 36 người kể từ tháng 4.

Việc cúm gia cầm lây sang người và các loài động vật có vú khác ở Mỹ, bao gồm cả lợn và bò sữa, đang làm dấy lên mối lo ngại ở châu Âu rằng loại virus này có thể biến đổi thành chủng dễ lây truyền sang người và gây ra đại dịch.

Cúm gia cầm là một bệnh theo mùa ở gia cầm, lây lan chủ yếu qua phân của chim hoang dã mắc bệnh và việc vận chuyển các nguyên liệu nhiễm virus. Bệnh thường xuất hiện vào mùa Thu trùng với thời điểm di cư của các loài chim, trước khi giảm dần vào mùa Xuân.

Giống như năm ngoái, Hungary là nước ghi nhận số lượng dịch bùng phát lớn nhất kể từ đầu mùa chim di cư, với số đợt bùng phát tăng nhanh trong những tuần qua.

Tại Ba Lan, nước xuất khẩu gia cầm lớn nhất EU, virus này cũng đã dẫn đến việc tiêu hủy 1,8 triệu con gia cầm, trong đó gần 1,4 triệu con tại một trang trại ở thị trấn Sroda Wielkopolska.

Trong khi đó, Pháp, quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất do cúm gia cầm trong giai đoạn 2022-2023, đã tăng cường các biện pháp an toàn sinh học xung quanh các trang trại gia cầm vào giữa tháng 10.

Ông Nedelec bày tỏ hy vọng thông qua việc tiêm chủng, các trang trại ở Pháp sẽ tránh được khủng hoảng trong năm nay.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Những sáng kiến và đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế quan trọng như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định uy tín và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế.

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw