Đề xuất cơ chế để Bảo hiểm tiền gửi có thể chi trả toàn bộ tiền cho khách khi ngân hàng phá sản

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến đối với hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm tiền gửi (sửa đổi). Trong đó, một nội dung đáng chú ý liên quan đến việc Bảo hiểm tiền gửi tham gia vào quá trình xử lý tổ chức tín dụng yếu kém; quy định về chi trả tiền bảo hiểm trong trường hợp TCTD phá sản…
Có thể chi trả toàn bộ tiền gửi được bảo hiểm cho khách
Tại Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2024 đã bổ sung quy định về xử lý trong trường hợp TCTD bị rút tiền hàng loạt, trong đó quy định một số các biện pháp ứng phó từ tự thân TCTD bị rút tiền hàng loạt, biện pháp từ cơ quan quản lý.
Tuy nhiên, theo NHNN, để ứng phó khủng hoảng cần có một cơ chế tổng thể của nhiều biện pháp, trong đó có sự tham gia của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi.
Do đó, tại Dự thảo, NHNN đề xuất nhiều quy định để Bảo hiểm tiền gửi tham gia sâu hơn vào quá trình tái cơ cấu TCTD yếu kém.
Cụ thể, bổ sung quy định chi tiết về việc tổ chức Bảo hiểm tiền gửi cho vay đặc biệt TCTD được kiểm soát đặc biệt để thực hiện phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc;
Bổ sung quy định Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tự quyết định về việc cho vay đặc biệt đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt bị mất hoặc có nguy cơ mất khả năng chi trả để chi trả tiền gửi cho người gửi tiền và được vay đặc biệt của NHNN khi nguồn vốn tạm thời không đủ để cho vay hỗ trợ chi trả…
Nghiên cứu, bổ sung cơ chế để tổ chức Bảo hiểm tiền gửi tham gia sâu hơn vào quá trình cơ cấu lại TCTD; Bổ sung cơ chế để tận dụng nguồn lực của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong quá trình xử lý sự cố, khủng hoảng trong hoạt động của TCTD, tránh nguy cơ rủi ro lan truyền hệ thống…
Đối với quy định về trả tiền bảo hiểm, Dự thảo cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định cho phép Bảo hiểm tiền gửi tham gia sớm hơn việc chi trả cho người gửi tiền tại TCTD yếu kém
Đặc biệt, Dự thảo bổ sung quy định trong trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định chi trả toàn bộ các khoản tiền gửi được bảo hiểm của người gửi tiền tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm theo đề nghị của NHNN.
Theo cơ quan soạn thảo, đề xuất này nhằm tránh được phản ứng dây chuyền, rút tiền hàng loạt của người gửi tiền, giảm thiểu rủi ro về thanh khoản của TCTD.
Nâng cao năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi
Tuy nhiên, ngoài những tác động tích cực, NHNN cho rằng việc chi trả toàn bộ tiền gửi được bảo hiểm cho người gửi tiền đòi hỏi tổ chức Bảo hiểm tiền gửi phải nâng cao năng lực tài chính để đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ mới.
Do đó, tại Dự thảo, NHNN cũng đề xuất nhiều cơ chế, chính sách mới nhằm nâng cao hiệu quả, năng lực tài chính cho tổ chức Bảo hiểm tiền gửi.
Theo quy định pháp luật hiện hành, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chỉ được sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN, gửi tiền tại NHNN (đầu tư tài chính).
NHNN cho biết, đến tháng 9/2024 số tiền đầu tư là 119.072 tỷ đồng, chiếm 97,77% tổng nguồn vốn (121.783 tỷ đồng). Tiền lãi thu được từ hoạt động này được ghi nhận thành hai phần: một phần đưa vào doanh thu để bù đắp chi phí hoạt động hàng năm (do Bộ Tài chính phê duyệt, giao động từ 17,5%-22%); phần còn lại đưa vào Quỹ dự phòng nghiệp vụ (78%).
Với cơ chế hiện nay, việc tích lũy Quỹ đầu tư phát triển rất hạn chế. Trong 5 năm trở lại đây, thu lãi đầu tư khoảng 2.500 tỷ đồng đến 3.600 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên hàng năm Bộ Tài chính xác định tỷ lệ trích thu nhập giao động từ 17,5% - 22%/tổng số tiền lãi. Sau khi bù đắp chi phí, chênh lệch thu chi rất thấp, số trích lập vào Quỹ đầu tư phát triển khoảng 40 tỷ đồng đến 65 tỷ đồng/năm.
NHNN cho rằng, nếu theo cơ chế hiện hành, dự kiến đến năm 2030 Quỹ đầu tư phát triển chỉ đạt 1.250 tỷ đồng không đáp ứng được mục tiêu tăng vốn điều lệ theo chiến lược của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tăng 15.000 tỷ đồng (hiện tại vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng).
Hiện tại, nguồn vốn để bổ sung tăng vốn điều lệ cho Bảo hiểm tiền gửi chỉ có từ hai nguồn: Ngân sách Nhà nước cấp và nguồn tích lũy từ Quỹ đầu tư phát triển. Tuy nhiên theo định hướng của Nhà nước không cấp bổ sung ngân sách để bổ sung tăng vốn điều lệ, mà được sử dụng Quỹ đầu tư phát triển để bổ sung.
Do vậy, với cơ chế hiện tại thì rất khó khăn cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để tăng quy mô vốn chủ sở hữu trong tương lai. Do đó, cần hoàn thiện quy định của pháp luật về chế độ tài chính của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi tại Luật, xử lý những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện để tổ chức Bảo hiểm tiền gửi nâng cao năng lực tài chính.
NHNN đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về nguồn vốn hoạt động của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi bao gồm: Vốn điều lệ của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi do nhà nước cấp; Vốn vay; Quỹ dự phòng nghiệp vụ; Quỹ đầu tư phát triển; Quỹ dự phòng tài chính; Vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng hình thức đầu tư để tăng quy mô của Quỹ dự phòng nghiệp vụ. Theo đó, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi được sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để mua, bán trái phiếu của Chính phủ, trái phiếu của chính quyền địa phương, tín phiếu NHNN; mua, bán trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi do các NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần có vốn nhà nước trên 50% vốn điều lệ phát hành; gửi tiền tại NHNN Việt Nam, các NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần có vốn nhà nước trên 50% vốn điều lệ.
Bổ sung quy định tổ chức Bảo hiểm tiền gửi mua trái phiếu dài hạn của TCTD nhận chuyển giao bắt buộc theo quyết định của NHNN.
(Theo ANTĐ)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Với sản lượng hơn 860 nghìn tấn mỗi năm và đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, dứa Việt Nam đang có nhiều lợi thế để mở rộng thị trường, nhất là tại châu Âu. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu tỷ USD, ngành hàng này cần định hướng chiến lược rõ ràng, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Ứng phó bão số 3: Vận hành hệ thống điện quốc gia theo phương châm '4 tại chỗ'

Ứng phó bão số 3: Vận hành hệ thống điện quốc gia theo phương châm '4 tại chỗ'

Thực hiện Công điện số 5305/CĐ-BCT ngày 17/7/2025 của Bộ Công Thương về việc chủ động ứng phó với bão số 3 (WIPHA) trong năm 2025, Công ty Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO) đã có văn bản gửi Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc yêu cầu các phòng, đơn vị triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ ứng phó.

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sau hơn một thập niên vận hành, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã phát huy vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực. Tuy nhiên, đoạn qua tỉnh Lào Cai hiện nay nhiều đoạn chỉ có 2 làn xe nên đang quá tải do lưu lượng phương tiện tăng nhanh, đặc biệt vào dịp cao điểm.

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

fb yt zl tw