Đề xuất chuyển quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu từ doanh nghiệp về nhà nước

Theo đề xuất mới của Bộ Công Thương, số dư của Quỹ bình ổn xăng dầu thay vì để tại doanh nghiệp đầu mối như hiện nay sẽ xem xét chuyển về ngân sách và việc trích lập, chi quỹ này theo Luật Giá 2023.

Đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết Luật Giá 2023 quy định có 5 biện pháp bình ổn, trong đó có biện pháp thứ 5 là sử dụng Quỹ Bình ổn giá đối với mặt hàng đã thành lập Quỹ.

Số dư của Quỹ Bình ổn xăng dầu thay vì để tại doanh nghiệp đầu mối như hiện nay sẽ xem xét chuyển về ngân sách.
Số dư của Quỹ Bình ổn xăng dầu thay vì để tại doanh nghiệp đầu mối như hiện nay sẽ xem xét chuyển về ngân sách.

Đồng thời, Quỹ Bình ổn sẽ không sử dụng thường xuyên, khi giá xăng dầu có biến động bất thường, Bộ Công Thương sẽ chủ trì phối hợp với các Bộ ngành xây dựng biện pháp bình ổn gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương để thực hiện.

Theo Vụ Thị trường trong nước, dự thảo đang quy định Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chuyển, nộp số dư quỹ bình ổn vào ngân sách nhà nước.

TS Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính), đánh giá việc đưa quỹ Bình ổn giá xăng dầu về một đầu mối sẽ giúp quản lý được tập trung và nếu thất thoát trách nhiệm sẽ được làm rõ.

Tuy nhiên, dù cơ quan quản lý Nhà nước nắm quỹ Bình ổn giá xăng dầu vẫn cần cơ chế giám sát để đảm bảo tính minh bạch, công khai, tránh thất thoát và chiếm dụng tiền của người dân.

Góp ý về nội dung trên, Bộ Nội vụ đề nghị làm rõ về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế hoạt động của Quỹ; phân định rõ chức năng quản lý nhà nước đối với Quỹ Bình ổn giá xăng dầu phù hợp chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, ngành để trình Chính phủ xem xét, quyết định.

Trong khi đó, Bộ Công an nêu thực trạng thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước và sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu còn nhiều sơ hở, bất cập để một số thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chiếm dụng, sử dụng sai mục đích; một số cơ quan chức năng và dư luận doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có ý kiến trái ngược về sự cần thiết duy trì Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.

Do vậy, Bộ Công an đề nghị Bộ Công Thương phối hợp Bộ Tài chính đánh giá kỹ vai trò, tác dụng của Quỹ Bình ổn giá trong thực hiện mục tiêu ổn định giá xăng dầu trong nước trước các biến động đột ngột về giá của thị trường xăng dầu thế giới; sự phù hợp quy định về Quỹ Bình ổn giá với quy định của pháp luật.

Trong trường hợp tiếp tục duy trì Quỹ Bình ổn giá, Bộ Công Thương đề nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung vào dự thảo Nghị định quy định chặt chẽ việc trích lập, sử dụng và quản lý Quỹ Bình ổn giá.

Theo số liệu được Bộ Tài chính công bố lần gần nhất, số dư quỹ Bình ổn giá xăng dầu hiện gần 6.700 tỉ đồng. Trong các kỳ điều hành từ đầu năm 2024 đến nay, liên bộ Tài chính - Công Thương không chi sử dụng quỹ, một số kỳ có thực hiện trích lập quỹ đối với một số mặt hàng dầu.

Quỹ BOG xăng dầu đang được trích lập và sử dụng theo hướng dẫn tại Thông tư 103/2021. Theo đó, quỹ này chỉ được sử dụng khi chênh lệch giữa giá cơ sở kỳ công bố với giá cơ sở kỳ trước liền kề kỳ điều hành tăng từ 7% trở lên. Khi giá giảm hơn 5%, quỹ được trích thêm, ngoài 300 đồng/lít như quy định.

Theo Người Lao động

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dự báo mới nhất về tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay

Dự báo mới nhất về tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay

Ngân hàng UOB của Singgapore điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 thêm 0,9%, lên mức 6,9%. Tăng trưởng GDP quý III và quý IV năm nay ở mức khoảng 6,4%. Trong điều kiện này, dòng vốn FDI thực hiện dự kiến sẽ đạt khoảng 20 tỷ USD.

Vì sao lãi suất ngân hàng giảm liên tiếp?

Vì sao lãi suất ngân hàng giảm liên tiếp?

Theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất là yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức mạnh của một đồng tiền. Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc giảm lãi suất cho vay để đảm bảo tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay .

Lào Cai: Thành lập các Hạt Kiểm lâm khu vực

Lào Cai: Thành lập các Hạt Kiểm lâm khu vực

Sau khi thực hiện sắp xếp lại đơn vị hành chính theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, tỉnh Lào Cai đã thành lập các Hạt Kiểm lâm khu vực nhằm đảm bảo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được duy trì hiệu quả, liên tục.

Động lực tăng trưởng của Lào Cai

Động lực tăng trưởng của Lào Cai

Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai được đầu tư với kết cấu hạ tầng, hệ thống dịch vụ đồng bộ, đáp ứng nhu cầu giao thương xuất - nhập khẩu, du lịch và dịch vụ giữa Việt Nam và Trung Quốc; hướng đến trở thành trung tâm logistics hiện đại, khu vực động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh, kết nối với khu vực và quốc tế.

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

CÁ TẦM NẶNG HƠN 50KG NGỠ CHỈ LÀ CHUYỆN HOANG ĐƯỜNG NHƯNG LẠI CÓ THẬT Ở MỘT TRANG TRẠI NUÔI CÁ NƯỚC LẠNH TRÊN ĐỈNH DỀN SÁNG. 6 CON CÁ TẦM, MỖI CON NẶNG HƠN 50KG ĐANG ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG TẠI ĐÂY, NGOÀI RA CÒN VÀI TRĂM CON NẶNG TỪ 10KG TRỞ LÊN. CHỦ TRẠI CÁ LÀ LÃO NÔNG U70 CÓ NIỀM ĐAM MÊ VỚI CÁ NƯỚC LẠNH, ÔNG GỌI CHÚNG LÀ “SƠN NGƯ” KHỔNG LỒ.

fb yt zl tw