Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội: Cơ hội mới trong bối cảnh mới

Ngày 27/5, tại Hà Nội, hội thảo “Đầu tư phát triển nhà ở xã hội: Bối cảnh mới, cơ hội mới” do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức, nhiều vấn đề trọng tâm xoay quanh chiến lược phát triển nhà ở xã hội đã được đặt ra, nhằm tháo gỡ những nút thắt trong cơ chế chính sách, mở ra cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ phân khúc nhà ở xã hội.

Toàn cảnh hội thảo.
Toàn cảnh hội thảo.

Hội thảo cho thấy sự đồng thuận mạnh mẽ giữa các bên trong việc thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội một cách bền vững, đồng bộ và thực chất. Với việc hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính và chính sách tài chính hợp lý, nhà ở xã hội hoàn toàn có thể trở thành động lực mới trong chiến lược phát triển đô thị và bảo đảm an sinh xã hội trong những thập kỷ tới.

Nhiều chính sách nhưng hiệu quả chưa như kỳ vọng

Phát biểu khai mạc, ông Phạm Đức Sơn, Tổng Biên tập Tạp chí Nhà đầu tư, nhấn mạnh: Nhà ở xã hội không chỉ là nhu cầu dân sinh cấp thiết mà còn là động lực thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng, và bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội. Tuy nhiên, số liệu từ Bộ Xây dựng cho thấy, từ năm 2021 đến nay, cả nước mới có 657 dự án nhà ở xã hội được triển khai, hoàn thành khoảng 15,6% mục tiêu giai đoạn 2021-2025. Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ chính sách nhà ở xã hội vẫn đang giải ngân rất chậm.

Trong bối cảnh đó, kỳ vọng được đặt vào các chính sách mới, trong đó có Nghị quyết thí điểm về cơ chế đặc thù, Luật Nhà ở 2023 và Nghị định 100/2024/NĐ-CP. Đây được xem là “cú hích” cho sự phát triển mạnh mẽ phân khúc nhà ở xã hội, tháo gỡ điểm nghẽn và tạo động lực thu hút doanh nghiệp đầu tư.

Những thách thức đang cản bước nhà ở xã hội

Tại hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khôi - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho biết, nhà ở xã hội hiện vẫn đối mặt nhiều rào cản từ cơ chế chính sách, quy hoạch, đến tài chính và thủ tục hành chính. Một trong những bất cập nổi cộm là các địa phương chưa lồng ghép chỉ tiêu nhà ở xã hội vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, thiếu quỹ đất sạch, vướng pháp lý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, và lợi nhuận định mức 10% không đủ hấp dẫn nhà đầu tư trong bối cảnh chi phí leo thang.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, chia sẻ ý kiến tại hội thảo.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, chia sẻ ý kiến tại hội thảo.

Ngoài ra, việc xác định giá đất, cấp phép xây dựng, giải phóng mặt bằng… đều mất nhiều thời gian, khiến thời gian triển khai dự án kéo dài, ảnh hưởng đến tính hiệu quả và khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp.

Về phía người dân, đặc biệt là nhóm lao động trẻ và thu nhập thấp, việc tiếp cận nhà ở xã hội vẫn rất khó khăn do quy định về chứng minh tài chính và thiếu hướng dẫn xác nhận thu nhập từ các địa phương, đặc biệt với lao động tự do.

Giải pháp hướng đến chính sách đồng bộ và thực chất

Để nhà ở xã hội thực sự trở thành “trụ cột” trong chiến lược an sinh, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khôi đề xuất một loạt giải pháp thiết thực:

Lập kế hoạch phát triển nhà ở xã hội có chỉ tiêu rõ ràng, lồng ghép vào quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội từng năm và 5 năm.

Ưu tiên quy hoạch và tạo lập quỹ đất sạch, công khai danh mục dự án và chỉ tiêu thực hiện hàng năm.

Hỗ trợ tài chính mạnh hơn, như giảm lãi suất vay đầu tư xuống 2-4%/năm, kéo dài thời hạn vay 20-25 năm; giảm thuế VAT xuống 0-3% cho dự án nhà ở xã hội.

Kiểm soát thị trường, xử lý tình trạng "cò" suất nhà ở xã hội, bảo đảm công bằng và minh bạch.

Đa dạng hóa nguồn vốn, thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội từ ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, và huy động xã hội hóa.

Cải cách thủ tục: Mấu chốt của tốc độ triển khai

Tại hội thảo, đại diện Bộ Xây dựng, bà Tống Thị Hạnh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), chia sẻ, việc triển khai Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội vẫn chưa đạt kỳ vọng do vướng mắc thể chế, thủ tục hành chính rườm rà và khó tiếp cận các chính sách ưu đãi.

Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Tống Thị Hạnh phát biểu tại hội thảo.
Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Tống Thị Hạnh phát biểu tại hội thảo.

Theo đó, Dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội đang đề xuất loạt cải cách mạnh:

Rút ngắn toàn bộ quy trình đầu tư xuống dưới 12 tháng, cắt giảm đến 70% thời gian so với hiện nay.

Bỏ bước lập, thẩm định nhiệm vụ quy hoạch chi tiết, thay bằng chỉ tiêu trong quy hoạch phân khu.

Miễn giấy phép xây dựng với công trình dùng thiết kế mẫu, điển hình.

Áp dụng chỉ định thầu rút gọn, giảm tới 90% thời gian so với đấu thầu thông thường.

Cùng với đó, giá bán và giá thuê mua nhà ở xã hội sẽ do chủ đầu tư tự tính toán và chịu trách nhiệm kiểm toán, gửi cơ quan cấp tỉnh giám sát - giúp nâng cao tính chủ động, minh bạch và tiết kiệm thời gian.

Một điểm đáng chú ý trong định hướng mới là việc tập trung phát triển nhà ở xã hội cho nhóm dưới 35 tuổi, công nhân, viên chức, người lao động có thu nhập thực, với chính sách ưu tiên rõ ràng. Việc hình thành Quỹ Nhà ở quốc gia sẽ giúp tạo ra nguồn nhà ở xã hội ổn định, sử dụng luân phiên, hỗ trợ nhóm yếu thế thực sự.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tiếp sức cho người nghèo thực hiện giấc mơ “an cư”

Tiếp sức cho người nghèo thực hiện giấc mơ “an cư”

Những ngôi nhà mới khang trang, kiên cố đang dần hiện hữu, thay thế những mái nhà tạm, dột nát tại nhiều thôn, bản ở huyện Văn Bàn. Đây là kết quả tích cực từ việc triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết 27 của Tỉnh ủy Lào Cai về xóa nhà tạm cho hộ nghèo, giúp người dân từng bước hiện thực giấc mơ “an cư”.

Sớm ban hành Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn làm cơ sở chuẩn bị Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Sớm ban hành Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn làm cơ sở chuẩn bị Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 4671/VPCP-CN ngày 27/5/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và các dự án đường sắt trong thời gian tới (Dự án).

Nghị quyết 57: Động lực 'đòn bẩy' cho kinh tế - xã hội

Nghị quyết 57: Động lực 'đòn bẩy' cho kinh tế - xã hội

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt các nghị quyết của Bộ Chính trị diễn ra tuần qua, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, những đổi mới, cải cách mà chúng ta đang triển khai không chỉ là yêu cầu khách quan của phát triển mà còn là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc. 

[Ảnh] Niềm vui mùa vải chín sớm

[Ảnh] Niềm vui mùa vải chín sớm

Cuối tháng 5, những chùm vải sai trĩu cành bắt đầu ửng đỏ như "thắp lửa" trên các mảnh vườn nằm xen bên những nếp nhà, triền đồi thoai thoải. Người dân xã Thái Niên (huyện Bảo Thắng) bước vào mùa thu hoạch vải chín sớm với niềm vui rạng rỡ. Vải năm nay không chỉ được mùa mà còn được giá, mang lại thu nhập ổn định cho nhiều gia đình.

Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam tại Triển lãm Thế giới EXPO 2025

Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam tại Triển lãm Thế giới EXPO 2025

Ngày 26/5, Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khai mạc tại Triển lãm Thế giới EXPO 2025 Osaka. Đây là lần đầu tiên Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam được tổ chức tại triển lãm này, hứa hẹn tạo điểm nhấn về hình ảnh một Việt Nam đổi mới và hội nhập ở triển lãm có quy mô lớn nhất thế giới.

Hơn 6 triệu phương tiện dán thẻ thu phí điện tử không dừng

Hơn 6 triệu phương tiện dán thẻ thu phí điện tử không dừng

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, cả nước đã triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng tại 163 trạm thu phí với hơn 6 triệu phương tiện đã được dán thẻ và đang thúc đẩy mở rộng dịch vụ thu phí điện tử không dừng tại nhà ga, điểm đỗ xe để tạo thuận lợi cho người dân.

Trở lại vùng lũ A Lù

Trở lại vùng lũ A Lù

Trận mưa lũ lịch sử diễn ra vào tháng 9 năm 2024 đã khiến nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại nặng nề về người và tài sản, trong đó có xã A Lù, huyện Bát Xát. Sau lũ, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chung tay hỗ trợ của cộng đồng, người dân vùng lũ xã A Lù đã nỗ lực vươn lên, từng bước khắc phục hậu quả thiên tai, tái thiết lại cuộc sống. Hôm nay, trở lại vùng lũ A Lù, tuy khó khăn vẫn chưa hết, nhưng cuộc sống mới đã bắt đầu.

Đề xuất "bật chế độ ưu tiên" thông quan hàng công nghệ cao

Đề xuất "bật chế độ ưu tiên" thông quan hàng công nghệ cao

Các doanh nghiệp sản xuất vi mạch, linh kiện điện tử, thiết bị công nghệ cao nếu đáp ứng tiêu chí nhất định sẽ được xếp hạng ưu tiên, được phép áp dụng thủ tục rút gọn, thông quan nhanh, giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế và được xử lý hồ sơ hải quan trước khi hàng đến cửa khẩu.

Cao điểm chống buôn lậu: Chấn chỉnh tình trạng "bát nháo" kinh doanh qua mạng

Cao điểm chống buôn lậu: Chấn chỉnh tình trạng "bát nháo" kinh doanh qua mạng

Thương mại điện tử là xu hướng tất yếu trong bối cảnh bùng nổ công nghệ, ngoài những lợi ích, thì mặt trái chính là tình trạng “bát nháo” kinh doanh hàng hóa không rõ hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc, xuất xứ, kém chất lượng, hàng nhái nhãn mác, gian lận thương mại… gây thiệt hại cho nền sản xuất và mối lo sức khỏe người tiêu dùng.

fb yt zl tw