Đầu năm xem bói... rước lo

Đầu năm đi xem bói là một thói quen của nhiều người dân.Thói quen này cũng là cơ hội để nhiều kẻ giả danh kiếm lợi trên sự mê tín.

Đổ tiền triệu đi xem bói, rước về… hoang mang

Vừa qua Tết, nghe lời người quen giới thiệu có một “thầy” xem bói rất hay, bói đâu trúng đó, đồng thời liệt kê nhiều trường hợp nhờ xem bói mà “đổi vận”, chị Ng. Th. H. Gi. cũng háo hức nhờ dẫn đến gặp thầy T. Theo bạn chị Gi. quảng cáo, thầy T. rất nổi tiếng trong giới giải trí, đã xem cho nhiều “ngôi sao” và giúp họ “phất” lên. Để gặp được thầy T. không dễ dàng, phải đặt lịch hẹn ở 1 phòng khách sạn gần trung tâm thành phố, nơi thầy tổ chức “xem” cho lần lượt nhiều người.

Sau khi ngồi ở sảnh chờ tầm 1 tiếng đồng hồ, chị Gi. được bạn dẫn lên một căn phòng khách sạn khá sang trọng, Tại đây, thầy T. bắt đầu xem tử vi cho chị với mức giá 2 triệu/quẻ. Tuy nhiên, khi ra về chị lại hết sức thất vọng khi thầy chỉ đưa ra những lời “phán” khá chung chung, có cái đúng, cái sai, như số chị sau này được nhờ con cháu, có chuyện khổ tâm nhưng rồi sẽ vượt qua, không được nhờ cha mẹ… Đặc biệt, chị Gi. rất hoang mang khi thầy bảo chị phải đi nâng cung, sửa dáng chân mày và sửa mũi cho cao thì cuộc sống mới thay đổi. Vì cung chân mày của chị có tướng “luỵ tình”, không đổi cung sẽ khổ vì chồng đến cuối đời, thậm chí chồng sẽ ngoại tình. Mũi của chị thì có nốt gồ, khiến số phận long đong, lận đận… Trong khi trước đó, chị Gi. rất tự hào về gương mặt hài hoà của mình. Chị Gi. cũng là người không thích những phương pháp làm đẹp phi tự nhiên, can thiệp vào cơ thể. Cuối cùng, mặc dù cũng khá lo lắng, chị Gi. quyết định “có sao để vậy”, không quan tâm đến lời thầy bói nó. Chị rút ra một điều là đi xem bói vừa tốn tiền, vừa rước lo vào thân.

Thời điểm đầu năm là lúc các thầy bói “ăn nên làm ra” vì nhu cầu xem bói của người dân tăng cao. Có người xem vì thực sự tin có thể xem quẻ để thay đổi vận mệnh, cũng có người vì tò mò, nghe lời quảng cáo mà theo người quen đi thử. Tại TP Hồ Chí Minh, một số thầy bói nổi lên theo đường “truyền miệng”, như thầy T. trong câu chuyện nói trên, hay thầy H., thầy D…. Các thầy này đều được “truyền tụng” là xem cho nhiều người nổi tiếng, xem quẻ đúng, giải hạn tốt… Đặc biệt, nơi ở của các thầy khá bí ẩn, hầu hết khi tiến hành xem quẻ, các thầy đều hẹn ở quán cà phê, hoặc cao cấp hơn là khách sạn.

Còn một số thầy thì biến nhà riêng thành điểm xem bói, người xem phải lặn lội đến, đặc biệt dịp Tết phải chờ đợi khá lâu mới đến lượt. Có thầy người nhà còn làm phiếu, bốc số phát cho khách đến xem chờ kêu tên đến lượt như đi… khám bệnh.

Đặc biệt, không chỉ lấy tiền quẻ bói (từ vài trăm đến vài triệu đồng), nhiều thầy bói còn đưa ra những lời tiên đoán mang ý doạ gia chủ và bảo người xem bói phải tiến hành cúng giải hạn, khiến nhiều người lo lắng, bỏ tiền cho thầy lập đàn cúng. Đây mới là số tiền thu “khủng” của các thầy.

Dịp Tết này, chị P. M. H., ngụ Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh được người nhà rủ rê lặn lội sang tận quận 8 để gặp một thầy tên K. chuyên xem chỉ tay. Sau khi xem chỉ tay với giá 1 triệu đồng/quẻ, thầy phán chị H. sắp tới sẽ gặp tai ương lớn liên quan đến người thân, hoặc về tài chính, hoặc về sức khoẻ. Để giải được vận hạn lớn của cuộc đời, chị có thể nhờ thầy lập đàn cúng “thần” - mà một vị được thầy K. thờ ở gian phòng trong nhà. Thầy K. cho biết thầy không lấy tiền, nhưng giá mua sắm các lễ vật tổng cộng 3 triệu đồng. Vì quá lo lắng, sợ hãi, dưới sự thúc ép của một số người xung quanh, chị H. đã đồng ý chuyển khoản cho thầy 3 triệu. Sau đó, khi về nhà, nghĩ lại chị mới thấy sự việc bất ổn. Nỗi lo lắng qua đi, chị lại cảm thấy vô cùng tiếc số tiền bỏ ra cho một lần đi xem bói, mà chẳng được gì ngoài nỗi lo. Đã vậy còn bị gia đình trách cứ vì mê tín dị đoan, “vứt tiền qua cửa sổ”.

Có rất nhiều hình thức xem bói đang tồn tại, có thể kể đến xem tử vi, bói bài, chỉ tay, tướng mạo, mượn danh vong nhập, thậm chí sau này còn có một số hình thức “sáng tạo” hơn như bói con số, bói lá trà, bói trứng… Những hình thức này đều được các thầy bói thể hiện một cách khá huyền bí. Không biết thực hư quẻ bói đúng hay không, có giúp người xem thay đổi vận mệnh đến đâu, nhưng trước mắt, nó đã giúp các “thầy” rủng rỉnh tiền bạc, nhất là vào dịp Tết.

Xem bói online và các trò “hái ra tiền”

Ở thời buổi của công nghệ số, nhiều người, đặc biệt là người trẻ giờ đây không cần đi tìm thầy bói trực diện, mà có thể thông qua mạng để xem bói.

Dịch vụ xem bói online nở rộ, từ bói tử vi, bói thần số, bói bài, bói Tarot, huyền học tâm linh… và với mức giá không hề rẻ. Ngoài những cá nhân tự xưng là “thầy”, còn có những trang web, ứng dụng lập ra để cung cấp dịch vụ xem bói. Người dùng chỉ cần nhập các số liệu được yêu cầu như ngày tháng năm sinh, tên tuổi, sau đó nạp số tiền được yêu cầu, thông thường là từ vài chục đến vài trăm ngàn, hệ thống sẽ “chạy” để ra một kết quả khá dài, phân tích tính cách, những bước ngoặt trong quá khứ, đưa ra lời khuyên cho “gia chủ” để thay đổi tương lai.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, nếu tỉnh táo, người dùng sẽ nhận thấy những lời được hệ thống đưa ra mang yếu tố “chung chung”, “không trúng thì trật”, áp dụng cho ai cũng được, như “vất vả tiền vận, hậu vận có phúc” hay “qua được giai đoạn khởi sự ban đầu, mọi việc sẽ hanh thông”…

Sự phát triển của mạng xã hội cũng giúp lực lượng “thầy bói online” mở rộng được độ tiếp cận khách hàng. Thay vì trước đây, khách hàng nghe lời truyền miệng tự tìm đến thì nay, các “thầy” đã có thể tự quảng cáo, giới thiệu về bản thân trên mạng, đồng thời chỉ cần ngồi một chỗ, xem quẻ cho khách qua mạng, nhận tiền chuyển khoản.

H. T. là một “thầy” làm nhiều nghề: Kinh doanh vật phẩm phong thuỷ, xem năng lượng, xem tử vi. Trong vai người dân có nhu cầu xem bói đầu năm, phóng viên (PV) liên hệ với H.T. theo số điện thoại đăng trên Fanpage, được “thầy” H. T. tư vấn nhiều gói, trong đó có gói xem tử vi cơ bản, gói xem tử vi kèm với kích hoạt năng lượng. Gói cơ bản có giá 2 triệu, gói kèm kích hoạt năng lượng giá 3 triệu đồng. Khi PV hỏi sao giá xem tử vi cơ bản lại cao như thế, “thầy” H. T. cho biết thầy không xem đơn giản như thị trường, mà có ứng dụng chuyên biệt, có thể cho biết được nhiều thứ về tiền vận, hậu vận, cách cải mệnh số, các giai đoạn cuộc đời. PV đặt câu hỏi, nếu là ứng dụng trả lời, vậy ứng dụng là “thầy”, còn “thầy” chỉ là người điều khiển ứng dụng thì “thầy” H. T. bực tức ngắt máy(!).

Hiện, dịch vụ xem bói trên mạng đang “loạn cào cào”, ngoài những người tự xưng thầy bói, có xem bói lấy tiền, còn có những kẻ lừa đảo, dụ dỗ người xem chuyển tiền bói, cúng giải vận rồi “lặn mất tăm”. Các dịch vụ xem bói bằng cách nhập thông tin qua ứng dụng cũng có thể khiến người dân bị lộ thông tin cá nhân, bị trục lợi.

Hiện nay, quy định về xử phạt vi phạm hành chính hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan tại khoản 4 và khoản 7 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.

Theo quy định tại Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015, người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội “Hành nghề mê tín, dị đoan”.

Khung hình phạt đối với hành vi hành nghề mê tín, dị đoan bao gồm phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm. Nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc số tiền thu lợi bất chính từ 200 triệu đồng trở lên, hành vi này có thể bị phạt tù từ 03 - 10 năm.

Báo Pháp luật

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài cuối: Gìn giữ, phát huy những mạch nguồn

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài cuối: Gìn giữ, phát huy những mạch nguồn

Sông Hồng có tổng chiều dài 1.149 km, bắt đầu từ dãy núi Ngọa Sơn thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), sau đó chảy qua lãnh thổ Việt Nam hơn 500 km trước khi hòa vào đại dương bao la. Trên địa phận Việt Nam, dòng sông chảy qua 9 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định và Thái Bình. Những mạch nguồn văn hóa được kết tinh, phát huy cả ngàn đời nay dọc dòng sông lớn đã tạo nên dòng chảy văn hóa, nền văn hóa sông Hồng mang những nét riêng có.

Bài 3: Lắng sâu giai điệu dân ca

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 3: Lắng sâu giai điệu dân ca

Cùng với tìm hiểu những di tích lịch sử văn hóa chứa đựng hoạt động tín ngưỡng tâm linh độc đáo, trong hành trình đến với vùng đất nơi sông Hồng chảy qua, chúng tôi còn được tìm hiểu, trải nghiệm không gian diễn xướng, nghệ thuật trình diễn dân gian của những làn điệu dân ca. Mỗi lời hát, điệu múa thấm đượm tình người hồn hậu, tạo nên nét văn hóa độc đáo ở các vùng quê nơi dòng "sông Mẹ" chảy qua.

Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong hành trình khám phá di sản văn hóa phi vật thể dọc sông Hồng, chúng tôi có dịp đến thăm nhiều di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia tại các tỉnh và tìm hiểu nhiều nét văn hóa đẹp của các địa phương, các dân tộc. Dọc dài đôi bờ dòng sông, tín ngưỡng thờ Mẫu sâu đậm trong đời sống văn hóa tâm linh của các cộng đồng.

Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Sông Hồng là dòng sông lớn nhất miền Bắc, được coi là dòng sông mẹ, bồi đắp phù sa cho các khu vườn ven sông trải dài từ nơi chảy vào đất Việt là Lào Cai đến hạ lưu là cửa biển Ba Lạt (tỉnh Thái Bình). Từ những bãi bồi phì nhiêu, cư dân khắp nơi đã cùng tụ họp về đây từ buổi dựng nước Văn Lang (theo các dấu tích khảo cổ, nhiều hiện vật được tìm thấy là minh chứng người Việt cổ đã cư trú ở đây từ thời kỳ dựng nước Văn Lang), tạo nên những ngôi làng cổ hàng nghìn năm.

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Ngành nhiếp ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, song cũng đối mặt nhiều thách thức như định giá sản phẩm, bảo vệ bản quyền và cơ hội nghề nghiệp. Mới đây, mô hình Hợp tác xã Nhiếp ảnh và Ứng dụng đầu tiên đã hình thành tại thành phố Đà Nẵng. Nếu ý tưởng này thành công, hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực nhiếp ảnh một cách chuyên nghiệp, bền vững.

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Đầu xuân, khi vùng núi cao Bắc Hà chìm trong sắc trắng mận Tam hoa, tôi tình cờ gặp bà Đặng Thị Nguyệt Ánh, 75 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hà 2, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà tại Hội báo Xuân. Đối với người yêu thơ, thích đọc sách như bà Ánh thì đây chính là cơ hội để được thỏa mãn đam mê đọc và bổ sung kiến thức bổ ích từ những cuốn sách, tờ báo, tạp chí từ khắp mọi miền.

Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 2) Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Nhà văn Ma Văn Kháng hiện đang sinh sống cùng gia đình ở Thủ đô Hà Nội. Năm nay, nhà văn bước vào tuổi 89, nhưng tinh thần và sức sáng tạo của ông thì vẫn rất mạnh mẽ. Ông vẫn là cộng tác viên thường xuyên và đều đặn của tạp chí Xây dựng Đảng, Báo Văn nghệ. Đặc biệt, ông vẫn thường xuyên gửi bài viết, truyện ngắn cộng tác với "Báo nhà" - tên gọi thân thương mà nhà văn dành cho Báo Lào Cai.

[Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thời gian vua Lý Thái Tổ dời đô từ Thăng Long ra Hoa Lư. Các sản phẩm gốm Bát Tràng đã phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước từ thế kỷ XV, đến thế kỉ XVI, XVII phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu ra nước ngoài. Trải qua thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Nhà văn Ma Văn Kháng sinh năm 1936 tại Hà Nội. Ông đã có hơn hai thập kỷ gắn bó với mảnh đất biên cương Lào Cai. Đặc biệt, những năm tháng công tác tại Báo Lào Cai đã giúp ông đi sâu vào cuộc sống vùng cao, tích lũy vốn hiểu biết phong phú và truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Xa Phủ... Để hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của ông, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc gặp gỡ của phóng viên Báo Lào Cai với nhà văn Ma Văn Kháng.

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Liên quan đến việc khai quật 2 chiếc thuyền cổ ở khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, ngày 26/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo đánh giá sơ bộ kết quả khai quật thuyền cổ.

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

fb yt zl tw