''Đánh thức'' du lịch nông nghiệp ở vùng biên

Những năm qua, ngoài các điểm du lịch tên tuổi như Sa Pa, Y Tý, Bắc Hà..., ở các huyện vùng cao biên giới thuộc địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều bứt phá trong việc đánh thức và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển du lịch.

Mới đây, xã Nậm Pung, huyện Bát Xát đã tổ chức thành công lễ hội trải nghiệm thu hoạch lê Tai-nung (VH06) với nhiều hoạt động trải nghiệm hái lê, thi hoa hậu lê... đã thu hút rất đông du khách đến tham quan, trải nghiệm. Toàn xã Nậm Pung hiện có trên 170 ha lê Tai-nung, một trong những giống lê được phát triển mạnh ở Lào Cai, nơi có khí hậu để phát triển vùng cây ăn quả ôn đới. Trong đó, đến năm 2024, đã có 70 ha lê Tai-nung cho thu hoạch quả. Không chỉ phát huy được thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, hằng năm, vào mùa hoa lê, mùa thu hoạch quả lê, Nậm Pung đều đón một lượng đông du khách đến với bản làng vùng cao biên giới xa xôi này.

Sản phẩm lê Tai-nung tại vườn lê ở xã Quan Hồ Thẩn, huyện Si Ma Cai.
Sản phẩm lê Tai-nung tại vườn lê ở xã Quan Hồ Thẩn, huyện Si Ma Cai.

Huyện Bát Xát hiện có trên 300 ha lê Tai-nung tập trung tại các xã Nậm Pung, Y Tý, Pa Cheo, A Lù, Dền Sáng. Năm 2024, đầu năm vào mùa hoa lê, “thủ phủ” lê Tai-nung của huyện Bát Xát là xã Nậm Pung đã lần đầu tiên tổ chức chương trình trải nghiệm hoa lê tại thôn Kin Chu Phìn với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao; tái hiện lễ rước dâu của dân tộc Dao đỏ, lễ hội cầu mùa của dân tộc Hà Nhì, giới thiệu nông sản địa phương... Điều ấn tượng nhất với khách du lịch là mỗi du khách có thể chọn mua những cây lê và “ủy quyền” cho chủ vườn chăm sóc đến khi thu hoạch quả.

Không chỉ có Bát Xát, ngược lên vùng biên Si Ma Cai, mấy năm gần đây, đồng bào các dân tộc thiểu số Mông, Nùng, Thu Lao... đã không phải vất vả gùi từng gùi mận trĩu vai, thồ từng chuyến ngựa thồ quả mận, quả lê từ trên núi cao xuống chợ phiên để bán nữa. Rất nhiều thương lái đã đặt hàng và đến tận nương để thu hái. Nhiều gia đình trồng cây ăn quả ôn đới đã có thêm thu nhập, thậm chí, kinh tế khá lên từ mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình sản xuất nông nghiệp này.

Đặc biệt, mỗi mùa hoa, mùa thu hoạch quả đều có các đoàn khách đến tham quan vườn mận, trải nghiệm chụp ảnh và hái quả, nhất là vào các ngày dịp cuối tuần. Cùng với sắc màu văn hóa chợ phiên, lễ hội truyền thống, ẩm thực độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số, thì nông nghiệp đang được cấp ủy, chính quyền đưa vào chương trình phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. Chính vì vậy, du lịch nông nghiệp đang mở ra cơ hội phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất biên cương cho nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số ở Si Ma Cai.

Lùng Thẩn là xã có diện tích cây ăn quả ôn đới nhiều nhất huyện Si Ma Cai, với 300 ha cây lê Tai-nung và mận Tả van. Ông Hảng Seo Toán, Chủ tịch UBND xã Lùng Thẩn cho biết: "Cấp ủy, chính quyền đã tăng cường công tác vận động bà con đồng bào các dân tộc trong xã chuyển đổi sang trồng cây ăn quả, cải tạo vườn, áp dụng kỹ thuật trong canh tác, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đồng thời, xây dựng và tạo cảnh quan các điểm check-in để du khách tham quan, trải nghiệm chụp ảnh"...

Thành quả này là của việc chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, gắn nông nghiệp với du lịch ở Lùng Thẩn và các xã trên địa bàn huyện Si Ma Cai, từ sau các lễ hội mận Tả van, lễ hội mùa hoa lê... Đặc biệt, ở Si Ma Cai cũng đã xuất hiện một số mô hình du lịch nông nghiệp như hộ anh Giàng Si Đon ở thôn Cán Chư Sử, xã Cán Cấu đã chuyển đổi đất trồng ngô của gia đình trồng 1,5 ha hoa cúc bất tử và hoa cánh bướm, đã thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan, chụp ảnh dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay. Hay như mô hình trồng hoa tam giác mạch của gia đình chàng trai Cư Seo Chô ở núi Tình, thị trấn Si Ma Cai. Không chỉ đầu tư trồng một cánh đồng tam giác mạch rộng bát ngát, Cư Seo Chô còn tạo hình nghệ thuật từ cánh hoa, làm thêm các điểm check-in, mở dịch vụ cho thuê trang phục truyền thống dân tộc Mông... cũng là một trong những cách làm hiệu quả trong việc phát triển du lịch nông nghiệp tại địa phương.

Trải nghiệm thu hoạch lê ở xã Nậm Pung, huyện Bát Xát.
Trải nghiệm thu hoạch lê ở xã Nậm Pung, huyện Bát Xát.

Chính sự năng động và mạnh dạn, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, nhiều nông dân ở vùng biên giới Si Ma Cai đã phát triển các điểm du lịch dựa trên mô hình sản xuất nông nghiệp (cây ăn quả ôn đới, giống hoa bản địa...) kết hợp trải nghiệm sắc màu văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số, mang lại nguồn thu nhập chính đáng cho gia đình. Đồng thời, từ những mô hình du lịch nông nghiệp đó, đã làm cho bức tranh vùng cao thêm nhiều gam màu tươi sáng, diện mạo nông thôn mang nhiều màu sắc tươi mới. Theo ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Chủ tịch UBND huyện Si Ma Cai, trong thời gian tới, địa phương sẽ tập trung và huy động một số nguồn lực, trong đó có nguồn lực từ chương trình nông thôn mới, sẽ định hướng cho nông dân các xã có tiềm năng để xây dựng và phát triển các thế mạnh về nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái.

Đối với Lào Cai, nhất là các huyện biên giới như Mường Khương, Si Ma Cai, Bát Xát... những năm qua đã manh nha những mô hình du lịch nông nghiệp. Đơn cử như mô hình trải nghiệm vườn quýt ở Mường Khương, mô hình trải nghiệm mận Tả van và lê Tai-nung ở Si Ma Cai, Bát Xát... Mặc dù đã có những thành công bước đầu, nhưng để các mô hình du lịch nông nghiệp thực sự phát huy hiệu quả theo hướng bền vững, vẫn rất cần có sự nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này đối với đặc thù của tỉnh miền núi Lào Cai, cũng như các địa bàn vùng biên giới, để có những giải pháp trúng và đúng trong việc thúc đẩy hướng phát triển kinh tế nông nghiệp trong tương lai.

Ông Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai cho rằng: "Qua thực tế, trong những năm gần đây, cùng với xu thế chung của nông nghiệp cả nước, việc phát triển mạnh loại hình du lịch nông nghiệp đang được tỉnh Lào Cai quan tâm và chú trọng. Bên cạnh việc thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa đến năm 2030 theo Nghị quyết 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai, hiện nay, ngành nông nghiệp đã và đang tập trung phối hợp với các địa phương hướng mạnh các hoạt động phát triển nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái, coi đó là thế mạnh để nông nghiệp Lào Cai có thêm một nguồn lực để tự mình bứt phá trong giai đoạn mới".

bienphong.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hỗ trợ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hỗ trợ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Là địa phương có số hộ được hỗ trợ xóa nhà tạm lớn nhất của tỉnh, huyện Mường Khương đã chỉ đạo cơ quan liên quan phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ người dân hoàn thiện thủ tục hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đẩy nhanh tiến độ triển khai chương trình.

Mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Gần 25 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết vào Việt Nam từ đầu năm đến nay, trong đó có khoảng 14 tỷ USD được giải ngân, cho thấy những tín hiệu lạc quan về triển vọng phục hồi của dòng vốn ngoại, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Dồn sức sản xuất vụ đông

Dồn sức sản xuất vụ đông

Sau khi thu hoạch lúa mùa, nông dân các địa phương trong tỉnh đã dồn sức, tập trung sản xuất vụ đông để đảm bảo khung thời vụ và bù đắp phần nào những thiệt hại trong lĩnh vực nông nghiệp do hoàn lưu bão số 3 gây ra.

[Ảnh] San đồi, bạt núi thi công khu tái định cư Kho Vàng

[Ảnh] San đồi, bạt núi thi công khu tái định cư Kho Vàng

Do nằm trên khu vực có địa hình cao nên việc thi công, san tạo mặt bằng tái thiết khu dân cư Kho Vàng, xã Cốc Lầu (Bắc Hà) gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên với sự nỗ lực, quyết tâm cao của đơn vị thi công, đến nay, mặt bằng phục vụ xây dựng 35 căn nhà đã cơ bản hoàn thành, nền móng những căn nhà đầu tiên đã hiện hữu.

Thí điểm trồng cây cúc chi làm dược liệu tại Sa Pa và Bát Xát

Thí điểm trồng cây cúc chi làm dược liệu tại Sa Pa và Bát Xát

Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón quốc gia phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bát Xát, thị xã Sa Pa và doanh nghiệp thực hiện mô hình thí điểm trồng cây dược liệu giống cây cúc hoa vàng - Chrysanthemum indicum L.-Asteraceae (hoa cúc chi vàng An Nhiên) theo hướng tuần hoàn hữu cơ để làm nguyên liệu sản xuất dược liệu.

Hỗ trợ sinh kế giúp hộ nghèo vươn lên

Hỗ trợ sinh kế giúp hộ nghèo vươn lên

Những năm qua, xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực để hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn vượt qua khó khăn và cải thiện đời sống. Những mô hình kinh tế mới giúp người dân vươn lên thoát nghèo.

Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc ngày càng chặt chẽ

Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc ngày càng chặt chẽ

Với nhan đề “Dòng vốn đầu tư nước ngoài tràn vào, kinh tế Việt Nam quý III có nhiều khởi sắc, Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển”, bài viết đăng trên tờ Thương báo quốc tế thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc đã đánh giá cao kết quả thu hút FDI và phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như triển vọng hợp tác giữa hai nước.

Phát triển kinh tế ở Pạc Tà và vai trò của phụ nữ

Phát triển kinh tế ở Pạc Tà và vai trò của phụ nữ

Chị Phan Thị Sỉn, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Pạc Tà, xã Bản Phiệt (huyện Bảo Thắng) nhận định: “Dự án 8 đã biến mỗi hội viên phụ nữ thành một tuyên truyền viên vận động chính người thân của mình thay đổi, bắt đầu từ việc trong nhà, sau là việc trên đồng, trên nương, việc làng, việc nước. Giờ đây, chị em chúng tôi nhắc nhau là không có việc gì chỉ dành cho phụ nữ và đàn ông không chỉ làm việc nặng mà việc nhẹ cũng phải xúm vào với chị em”.

Đáp ứng nhu cầu vốn của người dân

Đáp ứng nhu cầu vốn của người dân

Theo thống kê, có hơn 2.200 khách hàng đang dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Lào Cai bị thiệt hại do hoàn lưu bão số 3, nhiều hộ mất trắng tài sản, tư liệu sản xuất.

fbytzltw