Đam mê cá “công chúa”

LCĐT - Được mệnh danh là loài cá khó tính, cá “công chúa” nên những ai gắn bó với nghề nuôi cá hồi đều ít nhiều chịu “sóng gió”. Chàng thanh niên Phàn Láo Sử, thôn Can Hồ B, xã Ngũ Chỉ Sơn (thị xã Sa Pa) cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên vì duyên, vì yêu nên bao năm nay anh vẫn miệt mài với giống cá hồi vân.

Phàn Láo Sử năm nay 30 tuổi nhưng đã có gần chục năm nuôi cá hồi.  Anh Sử bảo: Cá hồi rất khó tính, phải sinh sống ở vùng khí hậu mát mẻ, nhiệt độ bình quân dưới 20 độ C. Nguồn nước nuôi phải là nước đầu nguồn, sạch và đặc biệt ao phải có sự tuần hoàn nước ra, vào liên tục để tạo ôxy. Đó là còn chưa kể loại cá này rất hay bị bệnh, nào là đau bụng, nấm, hở mang, lệch bong bóng… Mỗi loại bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến cá chết. Cũng vì thế mà anh Sử gọi cá với biệt danh mỹ miều là cá “công chúa”.

Đam mê cá “công chúa” ảnh 1
Anh Phàn Láo Sử ở thôn Can Hồ B, xã Ngũ Chỉ Sơn (thị xã Sa Pa) say mê với nghề nuôi cá hồi.

Với số vốn ban đầu ít ỏi, anh Sử làm 1 ao, 2 ao rồi tích lũy dần làm 3 ao nuôi cá, nếu nuôi hết công suất cũng được 3.000 - 4.000 con. Từ ngày “bén duyên” với cá hồi, anh Sử say sưa học hỏi kỹ thuật, đêm ngày thức, ngủ cùng cá.  Phàn Láo Sử nhớ lại: Vụ đầu tiên tôi nuôi cách đây 7 năm. Do chưa có kinh nghiệm nên cá chết đến 70%. Thu món tiền từ nuôi cá không đủ trả nợ tiền đầu tư giống, thức ăn nên rất nản.

Rồi những vụ ao cá bị mất nước, cá thiếu ôxy chết trắng mặt ao… Qua những lần thất bại, anh Sử từng có ý định không nuôi nữa. Nhưng rồi bởi đam mê nên lại tiếp tục.

Qua các năm tích lũy kinh nghiệm, giờ anh Sử đã “nắm trong lòng bàn tay” kỹ thuật nuôi cá hồi. Giờ đây, chỉ cần ngồi nhìn cách ăn, cách bơi và màu sắc của da, vảy cá là anh có thể biết bị bệnh gì. Do đó, tỷ lệ cá chết giảm. Như đàn cá 3.000 con anh Sử nuôi từ tháng 10 năm ngoái đến giờ chết rất ít. Mỗi con hiện cũng được khoảng 1 kg. Anh nhẩm tính nếu đàn cá phát triển ổn định cho đến khi xuất bán có thể thu lời vài trăm triệu đồng.

Anh Lý A Sử, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Ngũ Chỉ Sơn cho biết: Mô hình nuôi cá nước lạnh của anh Phàn Láo Sử là một trong những mô hình hay của tuổi trẻ xã Ngũ Chỉ Sơn. Đoàn xã thường xuyên tuyên truyền trong đoàn viên, thanh niên cần tích cực, kiên trì trong mọi công việc như Sử để thành công.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Sau bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Từ đó, tạo sinh kế, giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Tỉnh Lào Cai hiện có hơn 24.000 người đang được chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, chỉ chiếm khoảng 31,3% tổng số người cao tuổi trên địa bàn tỉnh, số còn lại nhiều người phải chật vật mưu sinh với nỗi lo cơm áo và bệnh tật khi không có thu nhập ổn định.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Thông tin mới nhất từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), có khoảng gần 700 người bị ngộ độc thực phẩm trong quý I/2024. Ngoài các nguyên nhân khách quan, nguy cơ ngộ độc đến từ việc ý thức chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa nghiêm.

Huyện Bảo Thắng: Gần 20 nghìn học sinh được hướng dẫn tham gia giao thông an toàn, phòng chống đuối nước

Huyện Bảo Thắng: Gần 20 nghìn học sinh được hướng dẫn tham gia giao thông an toàn, phòng chống đuối nước

Chiều 16/4, UBND huyện Bảo Thắng tổ chức Hội nghị chuyên đề về đảm bảo an toàn giao thông, an ninh, an toàn trường học; phòng chống đuối nước và tệ nạn xã hội trong trường học với sự tham gia của gần 20 nghìn học sinh (từ lớp 4 đến lớp 12) tại 300 điểm cầu thuộc 73 trường phổ thông trên địa bàn huyện.

fb yt zl tw