Đắk Lắk: Phục dựng lễ kết nghĩa anh em của người Ê Đê

Ngày 7/5, tại xã Ea Tar, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Đắk Lắk tổ chức phục dựng Nghi lễ kết nghĩa anh em của người Ê Đê nhằm khôi phục và phát huy các nét đẹp văn hóa của các dân tộc thiểu số tại địa phương.

Hôm nay (7/5), tại xã Ea Tar, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Đắk Lắk tổ chức phục dựng Nghi lễ kết nghĩa anh em của người Ê Đê nhằm khôi phục và phát huy các nét đẹp văn hóa của các dân tộc thiểu số tại địa phương.

Đắk Lắk: Phục dựng lễ kết nghĩa anh em của người Ê Đê ảnh 1
Vòng đồng được đeo vào tay, minh chứng cho sự công nhận của họ hàng dòng tộc, từ nay ông Y Thôn là anh em ruột thịt, là thành viên trong gia đình bà H Djuăn Niê.

Nghi lễ thực hiện tại nhà bà H Djuăn Niê, ở buôn Drai Sí, xã Ea Tar, huyện Cư Mgar, kết nghĩa chị em với ông Y Thôn Niê. Theo đó, ông Y Thôn Niê là người ở buôn Mlăng, lấy vợ và về làm rể ở buôn Drai Sí. Do gia đình ông Y Thôn và bà H Djuăn có mối thân tình nhiều năm nên ông Y Thôn kết nghĩa và xem bà H Djuăn như chị em ruột thịt, cùng nhau chia sẻ, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn hoạn nạn. Nghi lễ được tổ chức theo truyền thống với 3 lần cúng, lễ vật cúng gồm 7 ché rượu cần, một con heo đực thiến và 2 con gà, có sự tham dự và chứng kiến của đông đảo bà con họ hàng dòng tộc hai bên gia đình.

Ông Đặng Gia Duẩn, Phó giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và du lịch tỉnh Đắk Lắk cho biết, nghi lễ kết nghĩa anh em được xem là một nét văn hóa đặc sắc, thể hiện tinh thần đoàn kết trong cuộc sống và sinh hoạt trong cộng đồng người Ê Đê. Việc phục dựng nghi lễ là một trong các hoạt động của tỉnh nhằm khôi phục những nghi lễ truyền thống của các dân tộc tại chỗ trước nguy cơ mai một, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị không gian văn hóa cồng chiêng tại địa phương.

"Đây là một nội dung cụ thể để triển khai Nghị quyết 05 của HDND tỉnh Đắk Lắk về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025. Cùng với rất nhiều giải pháp cụ thể khác nữa để góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh hiện tại và trong thời gian tới", ông cho biết.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Ngày 26/4, Triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), do Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thực hiện, với sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đem hương vị nem cuốn Việt đến với bạn bè quốc tế ở châu Phi

Đem hương vị nem cuốn Việt đến với bạn bè quốc tế ở châu Phi

Một chút xà lách, một chút cà rốt bào sợi, một chút dứa thái miếng, một chút bạc hà, một chút thịt gà xé, hai miếng tôm hấp và rất nhiều rau mùi, đó là những nguyên liệu mà bà Paula Fernandes, người Bồ Đào Nha lựa chọn cho chiếc nem cuốn Việt của mình với tinh thần “cuốn tất cả những gì mình yêu thích”.

fb yt zl tw