Đài Loan sẽ đào tạo bán dẫn miễn phí sinh viên Việt Nam

Sinh viên Việt Nam còn được trả lương trong quá trình học và sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc cho các công ty bán dẫn Đài Loan.

Lao động trong nhà máy bán dẫn tại Đài Loan.
Lao động trong nhà máy bán dẫn tại Đài Loan.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Hàn Quốc Diệu - chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại TP.HCM - cho biết Bộ Giáo dục Đài Loan vừa công bố "Chương trình đặc biệt giáo dục tài năng công nghiệp quốc tế" (INTENSE) cho sinh viên Việt Nam, Indonesia và Philippines.

Chương trình INTENSE sẽ tập trung đào tạo các ngành khoa học kỹ thuật, chip, bán dẫn... có sự kết hợp giữa ba bên gồm chính quyền, doanh nghiệp và đại học. Đài Loan sẽ chi trả toàn bộ học phí, doanh nghiệp hỗ trợ sinh viên 10.000 đài tệ mỗi tháng (khoảng 7,7 triệu đồng), còn trường đại học sẽ phối hợp đào tạo theo đặt hàng.

Thời gian đào tạo trong 2 năm. Du học sinh sau khi kết thúc chương trình sẽ làm việc tối thiểu 2 năm cho doanh nghiệp Đài Loan đã hỗ trợ. Sau đó sinh viên có thể chọn làm tiếp tại Đài Loan hoặc trở về Việt Nam.

Theo ông Diệu, chương trình học sẽ được trường đại học Đài Loan thiết kế tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp đặt hàng. Trong 2 năm, các bạn chỉ học đúng một phần trong lĩnh vực bán dẫn mà doanh nghiệp ấy đang cần. Không học rộng nhưng đòi hỏi người học phải học sâu.

Cũng vì vậy mà chương trình sẽ tuyển những bạn đã có nền tảng từ trước, chẳng hạn các bạn đã tốt nghiệp cử nhân các ngành kỹ thuật, hoặc các bạn đang học năm 2, hoặc cao đẳng năm 3.

Trong năm đầu tiên dự kiến có thể tuyển 6.000 sinh viên ở 3 nước Việt Nam, Indonesia và Philippines cho 2 kỳ nhập học mùa thu (tháng 9) và mùa xuân (tháng 2). Đại diện các trường đại học Đài Loan sẽ sang phỏng vấn trực tiếp các sinh viên tiềm năng.

Ông Diệu cho rằng muốn thu hút các doanh nghiệp bán dẫn vào Việt Nam, trước hết cần nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, một số yếu tố tưởng chừng dễ nhưng cũng không ít thách thức, đó là đảm bảo nguồn điện và nước liên tục 24/24. Vì nếu mất điện, nước là ngay lập tức dây chuyền chip bán dẫn trong nhà máy hư hỏng.

"Ngoài ra Việt Nam có thể bắt đầu với một, hai lĩnh vực cụ thể trong ngành công nghiệp bán dẫn và làm tốt nhất. Tôi nghĩ đó là các khâu thiết kế, kiểm định và đóng gói IC. Tiếp theo, Việt Nam sẽ dần bước qua sản xuất các loại chip đơn giản", ông Diệu nói.

Chuyên gia trong nhà máy bán dẫn tại Đài Loan.
Chuyên gia trong nhà máy bán dẫn tại Đài Loan.

Ông Hàn Quốc Diệu cho rằng hiện doanh nghiệp Đài Loan, trong đó có doanh nghiệp bán dẫn, rất thích đầu tư vào các dự án nghiên cứu của trường đại học. Không phải doanh nghiệp nào ở Đài Loan cũng có phòng R&D. Vì vậy, hợp tác với trường đại học sẽ lợi về mặt chi phí hơn, rất thích hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Khi ra kết quả, đại học sẽ chuyển giao cho doanh nghiệp. Thường thì cả hai bên sẽ cùng thụ hưởng một kỹ thuật mới. Lợi nhuận kinh doanh được từ sản phẩm mới sẽ được doanh nghiệp trả tiền bản quyền cho đại học.

Bộ Giáo dục Đài Loan luôn công khai trên website về sự kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp, chẳng hạn tỉ lệ tốt nghiệp có việc làm, sinh viên những trường nào được doanh nghiệp thích tuyển nhất, mức độ hài lòng của doanh nghiệp với sinh viên các trường…

Theo báo Tuổi trẻ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw