Đà Nẵng có trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo đầu tiên

Đà Nẵng lần đầu có Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo sau nhiều nỗ lực, quyết tâm.

trung-tam-dao-tao-thiet-ke-vi-mach-tri-tue-nhan-tao-da-nang-2-7069.jpg.jpeg

Sáng 26/1/2024, TP Đà Nẵng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo (DSAC). Ông Lê Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng được bổ nhiệm làm Giám đốc DSAC.

DSAC có bộ máy tinh gọn gồm ban giám đốc và hai phòng chuyên môn. Ba chức năng chính của DSAC gồm: Đào tạo, bồi dưỡng lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.

Hỗ trợ thu hút đầu tư trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo; Liên kết, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ươm tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực thiết kế vi mạch, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.

Giai đoạn 2024-2025, DSAC tập trung thực hiện bốn nhóm nhiệm vụ chính. Cụ thể là hoàn thiện khung pháp lý về cơ cấu tổ chức hoạt động, đề án vị trí việc làm, củng cố kiện toàn bộ máy nhân sự và cơ sở vật chất cho DSAC.

DSAC sẽ đề xuất dự thảo cơ chế chính sách phát triển Iĩnh vực vi mạch, trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng. Trung tâm này còn triển khai hoạt động đào tạo, bồi dưỡng song song với các hoạt động hợp tác quốc tế, hỗ trợ các doanh nghiệp.

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho hay, tại Diễn đàn Gặp gỡ Đà Nẵng 2024 chiều nay, DSAC sẽ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Tập đoàn Synopsys về hợp tác trong đào tạo thiết kế vi mạch, ký với Tập đoàn Intel trong hợp tác đào tạo trí tuệ nhân tạo cho nguồn nhân lực tương lai.

Ông Chinh yêu cầu DSAC chủ động phối hợp với Tập đoàn Synopsys và Intel triển khai có hiệu quả chương trình đào tạo giảng viên trong lĩnh vực thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo trong năm 2024.

Đây là tiền đề để DSAC mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được tiêu chuẩn của các tập đoàn quốc tế về thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo.

"Từ năm 2025 trở đi, DSAC cần xây dựng lộ trình hợp tác với các đối tác lớn để triển khai bồi dưỡng các lớp chuyên sâu công nghệ lõi, từng bước hình thành nên các doanh nghiệp start-up, spin-off trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo của Đà Nẵng", ông Chinh cho hay.

Báo Pháp luật Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw