Cuốn sách kể về hành trình phi thường phát triển vắc-xin AstraZeneca

Hành trình tạo ra vắc-xin Covid-19 và câu chuyện về một cuộc chạy đua chống lại virus chết người và tàn khốc được hé lộ trong cuốn sách "AstraZeneca: Câu chuyện về việc phát triển vắc-xin chống Covid-19".

Ngày 13/10/2021, Alpha Books công bố xuất bản cuốn sách AstraZeneca: Câu chuyện về việc phát triển vắc-xin chống Covid-19 của các nhà khoa học Oxford của hai nhà khoa học hàng đầu.

Trong lễ công bố, ông Nguyễn Cảnh Bình – người sáng lập Dự án xuất bản Tri thức Y học hiện đại Medinsights trao đổi về việc lựa chọn, kiếm tìm và mục đích xuất bản cuốn sách này.
Cuốn sách kể về hành trình phi thường phát triển vắc-xin AstraZeneca.

Cuốn sách kể về hành trình phi thường phát triển vắc-xin AstraZeneca ảnh 1
Ông Nguyễn Cảnh Bình - CEO Alpha Books phát biểu tại buổi công bố sách.

"Trong cuộc chiến chống Covid-19, vắc-xin là vũ khí hiệu quả nhất của loài người. Toàn thế giới đang đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng để tăng độ phủ vắc-xin và sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường, trong đó có Việt Nam. Trong chiến dịch tiêm chủng này, vắc-xin phòng Covid-19 do Đại học Oxford và hãng dược AstraZeneca (Vương quốc Anh) sản xuất đã đóng một vai trò lớn. Loại vắc-xin này, với giá thành rẻ và việc bảo quản dễ, đã góp phần lớn vào việc tăng độ phủ vắc-xin ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn tâm lý lo ngại khi tiêm vắc-xin cũng như không hiểu rõ về các loại vắc-xin phòng Covid-19 đang được sử dụng. Vẫn còn những băn khoăn về hiệu quả của vắc-xin, nhất là trong bối cảnh các biến thể virus mới vẫn đang xuất hiện. Đây cũng chính là lý do mà Medinsights mua bản quyền và xuất bản cuốn sách Vaxxers: The Inside Story of the Oxford AstraZeneca Vaccine and the Race Against the Virus của hai nhà khoa học Sarah Gilbert, Catherine Green", ông Nguyễn Cảnh Bình chia sẻ.

Với việc xuất bản cuốn sách này, ông Nguyễn Cảnh Bình mong muốn đóng góp phần nhỏ bé vào công cuộc chống đại dịch trên toàn thế giới bằng việc lan tỏa các kiến thức và câu chuyện đầy cảm hứng của các nhà khoa học, đồng thời ông cũng mong muốn mang lại những bài học và ý chí cho các nhà khoa học, nền khoa học, y học, dược học ở Việt Nam.

Cuốn sách kể về sự phi thường của hành trình tạo ra loại vắc-xin chỉ trong 12 tháng – so với khoảng thời gian thông thường là vài năm cho đến vài chục năm trước đây. Đây là một dấu mốc lớn trong lịch sử điều chế vắc-xin có tác động lớn trong y học nói riêng và sự sống còn của nhân loại nói chung... Đây là câu chuyện về một cuộc chạy đua - không phải để cạnh tranh với các loại vắc-xin khác hoặc các nhà khoa học khác, mà là chống lại một loại virus chết người và tàn khốc.

Ngày đầu tiên năm 2020, Sarah Gilbert, giáo sư ngành vắc-xin tại Đại học Oxford, đã đọc một bài báo về bốn người ở Trung Quốc mắc một chứng viêm phổi kỳ lạ. Chỉ trong hai tuần, bà và nhóm của mình đã thiết kế một loại vắc-xin chống lại mầm bệnh mà chưa ai từng thấy trước đây. Chưa đầy 12 tháng sau, việc tiêm chủng đã bắt đầu được triển khai trên toàn thế giới để cứu sống hàng triệu người khỏi Covid-19.

Vắc-xin giữ kỷ lục "từ phòng nghiên cứu đến khi ra thị trường" trước đó là vắc-xin quai bị, được phát triển trong bốn năm vào những năm 1960. Nhưng vì khó khăn trong việc gây quỹ cho nghiên cứu vắc-xin và các rào cản khác nhau trong quản lý, phải mất 10 năm để hầu hết các loại vắc-xin mới được cấp phép, và thậm chí sau đó, chỉ một thông cáo báo chí vội vã hoặc một nhận xét sai lầm của một chính trị gia có thể nhanh chóng khiến mọi công việc khó khăn trước đó bị đổ xuống sông xuống biển.

Trong cuốn sách này, Giáo sư Gilbert và đồng nghiệp của bà, Tiến sĩ Catherine Green kể về hành trình điều chế vắc-xin Oxford AstraZeneca. Các tác giả đã chỉ ra rằng họ không phải là “những hãng dược lớn” mà là hai người bình thường cố gắng đạt được một kỳ tích phi thường trong khi phải đối phó với những căng thẳng hằng ngày trong cuộc sống. Với cuốn sách này, tác giả sẽ đưa bạn vào phòng thí nghiệm để tìm hiểu xem khoa học sẽ cứu chúng ta như thế nào khỏi đại dịch này và cách chúng ta có thể chuẩn bị cho đại dịch không thể tránh khỏi tiếp theo.

vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

49 năm non sông liền một dải

49 năm non sông liền một dải

49 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam từ một nước nghèo, đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từng bước giành những thắng lợi to lớn, trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế.

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Tối 29/4, tại sân chợ văn hóa xã Nghĩa Đô, UBND huyện Bảo Yên tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), trao giải một số hoạt động văn hóa, thể thao cấp huyện và bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” lần thứ 2, năm 2024.

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

fb yt zl tw