Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã tới hồi kết?

Những tuyên bố mới đây từ các quan chức cấp cao của Nga và Ukraine cho thấy Moscow và Kiev đã sẵn sàng đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt xung đột. Mặc dù vậy, mỗi bên đều đưa ra những điều kiện tiên quyết mang tính trở ngại khó giải quyết.

Trong cuộc họp với người đồng cấp Vương Nghị tại Trung Quốc ngày 23/7, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba nhấn mạnh Kiev đã sẵn sàng tham gia vào tiến trình đàm phán với Nga vào một thời điểm nào đó nếu Moscow sẵn sàng với các cuộc đàm phán chân thành. Ông đánh giá đàm phán “cần hợp lý, độc lập và hướng đến mục tiêu đạt được hòa bình lâu dài và công bằng”.

Ông nhấn mạnh: “Sẽ có những cuộc đàm phán phong phú và chi tiết. Một câu hỏi trung tâm của tất cả đó là hòa bình ở Ukraine. Chúng tôi sẽ nói chuyện, chúng tôi sẽ tìm kiếm các điểm liên lạc. Chúng ta cần phải tránh các điểm mâu thuẫn của các kế hoạch hòa bình. Chúng ta phải hướng tới một nền hòa bình công bằng và liên tục”.

Tuy nhiên, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Ukraine cho rằng, hiện tại không có thiện chí như vậy từ phía Nga đồng thời kêu gọi một nền hòa bình công bằng và lâu dài. Trước đó cùng ngày,

Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Volodymyr Zelensky tại một cuộc họp ở Điện Elysee (Pháp) ngày 9/12/2019.
Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Volodymyr Zelensky tại một cuộc họp ở Điện Elysee (Pháp) ngày 9/12/2019.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải chấm dứt xung đột càng sớm càng tốt để không gây thêm thương vong. “Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều hiểu rằng đã đến lúc chúng ta phải kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt. Tất nhiên là không được để có thêm nhiều người dân vô tội phải mất đi mạng sống”, ông nói.

Không chỉ Ukraine, Nga cũng đã nhiều lần bày tỏ mong muốn chấm dứt cuộc xung đột. Trả lời báo giới hôm 25/7, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố: “Nga nhìn chung sẵn sàng cho quá trình đàm phán, nhưng trước tiên chúng tôi cần hiểu mức độ sẵn sàng của phía Ukraine cho việc này và liệu Kiev đã được các đồng minh chấp thuận về đàm phán. Ở thời điểm này, bạn có thể nhận thấy có nhiều tuyên bố trái ngược và mọi thứ chưa rõ ràng”.

Người phát ngôn Dmitry Peskov còn chỉ ra rằng, Kiev vẫn duy trì lệnh cấm liên lạc với Moscow và “nhiều thứ cần được làm rõ ràng”. Trước đó, hồi tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra các điều kiện để chấm dứt giao tranh và bắt đầu đàm phán, trong đó có việc rút quân Ukraine khỏi các tỉnh Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia, công nhận các vùng lãnh thổ này là của Nga và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga.

Theo người đứng đầu Điện Kremlin, Nga sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán ngay lập tức, nhưng các điều kiện có thể thay đổi theo thời gian. Điều này cũng đã được Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov một lần nữa nhấn mạnh trong cuộc họp báo sau buổi họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc mới đây: “Chúng tôi sẵn sàng đàm phán các vấn đề an ninh với Ukraine và châu Âu nói chung, từ đó giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine.

Nhưng xét đến trải nghiệm đáng buồn trong các cuộc đàm phán và tham vấn với phương Tây và Ukraine, tôi hy vọng ở một thời điểm nào đó chúng ta sẽ đạt được một hiệp ước về an ninh châu Âu và khi đó cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ được giải quyết”.

Trong những tuần gần đây, đã có nhiều tranh luận về việc liệu xung đột Nga - Ukraine có thể kết thúc tại bàn đàm phán hay không. Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chuyến công du mà ông gọi là “sứ mệnh hòa bình”. Trong khi đó, trong nhiều sự kiện, ứng cử viên đảng Cộng hòa trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay là ông Donald Trump đã tuyên bố ông sẽ hành động để ngừng xung đột Nga-Ukraine ngay lập tức nếu tái đắc cử. Nhưng theo kênh truyền hình nhà nước DW của Đức, điều khiến nhiều nhà quan sát ngạc nhiên là bình luận của Thị trưởng Kiev Vitali Klitschko, trong đó ông nói rằng, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có thể phải cân nhắc thỏa hiệp về lãnh thổ với Nga.

Quan chức này nhấn mạnh: “Vài tháng tới sẽ rất khó khăn đối với Tổng thống Volodymyr Zelensky. Liệu ông ấy có nên tiếp tục chiến tranh với thêm nhiều chết chóc và tàn phá mới, hay cân nhắc thỏa hiệp về lãnh thổ với người đồng cấp Vladimir Putin? Trong trường hợp này, áp lực nào sẽ đến từ nước Mỹ nếu ông Donald Trump chiến thắng bầu cử?”.

Thị trưởng Vitali Klitschko nói thêm rằng Tổng thống Volodymyr Zelensky có lẽ sẽ phải tìm đến trưng cầu ý dân trong trường hợp này. Nhà phân tích Roger Hilton của tổ chức tư vấn quốc tế GLOBSEC (Slovakia) đánh giá một số chính trị gia Ukraine đã bắt đầu thảo luận về việc nhượng bộ lãnh thổ sau hơn hai năm xung đột vô cùng khó khăn.

Ông Roger Hilton lập luận: “Việc một người như Thị trưởng Vitali Klitschko công khai bày tỏ quan niệm này thể hiện các lựa chọn chính trị khó khăn của Ukraine. Và những bình luận này của thị trưởng Kiev có thể nhằm kiểm tra xem liệu lập trường như vậy có được người dân chấp nhận hay không”.

Mong muốn sớm chấm dứt xung đột là một yêu cầu cấp thiết và thực tế đối với cả Nga và Ukraine. Mặc dù cùng đưa ra tuyên bố sẵn sàng đàm phán, nhưng 2 bên đều đưa ra những điều kiện tiên quyết mang tính trở ngại khó giải quyết. Tổng thống Vladimir Putin đã nhiều lần nêu rõ, nếu muốn hòa đàm với Nga thì Ukraine phải rút hoàn toàn khỏi những vùng mới được sáp nhập vào Nga, đồng thời phải chính thức từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO.

Trong khi đó, theo Tổng thống Volodymyr Zelensky, những điều kiện mà Nga đưa ra để chấm dứt xung đột là tối hậu thư đối với Ukraine và do đó, không thể chấp nhận được. Chính vì vậy, theo các chuyên gia, nếu cả 2 bên vẫn giữ lập trường quan điểm về đàm phán như từ trước đến nay thì dù là có tuyên bố bao nhiêu đi chăng nữa về mong muốn hòa bình và kế hoạch đàm phán thì hai bên cũng khó có thể tìm được tiếng nói chung.

Theo cand.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Những sáng kiến và đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế quan trọng như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định uy tín và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế.

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw