Cụ thể hóa các nhiệm vụ phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Theo Kế hoạch triển khai Chỉ thị của Thủ tướng về công nghiệp văn hóa Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ xây dựng Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tầm nhìn đến năm 2045.

Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam.
Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 3316/QĐ-BVHTTDL ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Kế hoạch được ban hành ngày 5/11/2024 nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Chỉ thị số 30/CT-TTg; Phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị tại địa phương theo thẩm quyền trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.

Đồng thời đây là cơ sở để triển khai thực hiện phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng các yếu tố: Sáng tạo, bản sắc, độc đáo, chuyên nghiệp, lành mạnh, cạnh tranh, bền vững, trên nền tảng dân tộc, khoa học, đại chúng; từng bước tạo dựng thương hiệu quốc gia, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường, luật pháp trong nước và quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị về phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị về phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam.

Theo Kế hoạch, các nhiệm vụ trọng tâm do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, gồm có xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;” Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa trong phát triển kinh tế-xã hội; Xây dựng, hoàn thiện, đề xuất các cơ chế, chính sách cần thiết, phù hợp và rà soát, xây dựng cơ chế phối hợp, liên kết hiệu quả trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Nghiên cứu, xây dựng phương án đầu tư, hỗ trợ theo từng giai đoạn đối với một số lĩnh vực công nghiệp văn hóa cần ưu tiên phát triển, triển khai thí điểm đến năm 2030 đối với một số lĩnh vực thuộc Bộ quản lý; Xây dựng sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa đặc trưng tiêu biểu gắn với vùng, miền, địa phương; Xây dựng khung chỉ tiêu thống kê về các ngành công nghiệp văn hóa; Xây dựng khung cơ sở dữ liệu và bản đồ số về các ngành công nghiệp văn hóa; Nghiên cứu, đề xuất, kết nối hình thành Quỹ khuyến khích sáng tạo và phát triển công nghiệp văn hóa.

Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng sẽ tổ chức công bố sáng tạo quốc gia đối với các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa, các hoạt động tôn vinh, trao giải thưởng cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có nhiều đóng góp trong việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; Hỗ trợ, tư vấn, kết nối xây dựng cơ chế hợp tác, liên kết giữa các tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả với các tổ chức, cá nhân mong muốn khai thác, sử dụng tác phẩm; Xây dựng hệ thống phần mềm tìm kiếm, đối chiếu, so sánh giúp phát hiện, chống vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên không gian mạng và môi trường kỹ thuật số; Thúc đẩy trao đổi, hợp tác, liên kết để thúc đẩy phát triển thị trường và sản phẩm công nghiệp văn hóa trong nước và quốc tế; Xây dựng, bổ sung kế hoạch đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lĩnh công nghiệp văn hóa; Xây dựng các chương trình hỗ trợ và tư vấn chuyên môn về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu.

Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch có nhiệm vụ phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu trình Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kế hoạch, chương trình triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg. Đôn đốc, kiểm tra, theo dõi các đơn vị triển khai, thực hiện Kế hoạch theo tiến độ được giao; tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết quả thực hiện, báo cáo về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Phối hợp với các sở, ban, ngành báo cáo Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh về việc xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống chỉ tiêu thống kê và chuyển đổi số về các ngành công nghiệp văn hóa tại địa phương. Phối hợp triển khai, thực hiện khung chỉ tiêu thống kê, cập nhật dữ liệu trên bản đồ số về các ngành công nghiệp văn hóa sau khi được các cấp có thẩm quyền ban hành.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa trong phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Phối hợp với các sở, ban, ngành báo cáo Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh về kiến nghị, đề xuất chính sách hỗ trợ cần thiết, kịp thời cho các doanh nghiệp, người lao động trong các ngành công nghiệp văn hóa tại địa phương. Tổng hợp, nghiên cứu và đề xuất đối với chính sách hợp tác công tư, các chính sách về thuế và các chính sách liên quan cần thiết khác trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, kiến nghị, đề xuất tập trung triển khai thí điểm phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa là thế mạnh của địa phương và tổ chức triển khai sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Về tổ chức thực hiện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Bản quyền tác giả chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai theo các nội dung được phân công; làm đầu mối phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về công tác phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 30/CT-TTg.

Tổng hợp nội dung báo cáo về tiến độ triển khai, kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan.

Xây dựng báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 30/11 hàng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/12 hàng năm.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

fb yt zl tw