Công chức, viên chức nên dùng trợ lý ảo phục vụ công việc thế nào?

Bộ KH&CN vừa có hướng dẫn về một số nguyên tắc chung dành cho công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan nhà nước khi sử dụng trợ lý ảo hỗ trợ công việc.

AI, trợ lý ảo ngày càng được sử dụng nhiều tại nơi làm việc

Với mức độ tác động ở quy mô lớn như hiện tại, trí tuệ nhân tạo - AI được các chuyên gia nhận định có thể sẽ vượt qua cả điện toán đám mây và thậm chí là Internet về tầm quan trọng trong vai trò là một yếu tố định hình lại công nghệ.

Thực tế, trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam, việc sử dụng AI, trợ lý ảo đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Không chỉ các doanh nghiệp, hiện tại nhiều cán bộ, công chức và người lao động trong các cơ quan nhà nước đã ứng dụng AI, sử dụng trợ lý ảo hỗ trợ công việc hàng ngày.

Nghiên cứu về xu hướng sử dụng AI ở nơi làm việc được Microsoft và LinkedIn công bố hồi giữa năm 2024 cho thấy, tại Việt Nam các công cụ Generative AI tại nơi làm việc đang ngày một phổ biến với tốc độ nhanh chóng.

Nhiều người lao động đã tự trang bị cho mình các công cụ AI linh hoạt và sáng tạo, mà không chờ đợi tới khi cơ quan, tổ chức của họ có một kế hoạch và lộ trình triển khai cụ thể. Không ít nhân sự đang dùng các công cụ AI, trợ lý ảo theo cách riêng.

1-4584.jpg
Việc sử dụng AI, trợ lý ảo đang ngày càng trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, và để đáp ứng yêu cầu thực tiễn ứng dụng các công cụ AI trong cơ quan nhà nước, ngày 31/3, Bộ KH&CN đã ban hành phiên bản đầu tiên “Tài liệu hướng dẫn một số nguyên tắc chung với công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước sử dụng trợ lý ảo - chatbot AI phục vụ công việc”.

Cho biết tài liệu hướng dẫn sẽ giúp đảm bảo việc ứng dụng AI diễn ra an toàn và mang lại lợi ích thiết thực, Bộ KH&CN khuyến khích các cơ quan, đơn vị có nhu cầu sử dụng trợ lý ảo, chủ động tìm hiểu và sử dụng tài liệu này để triển khai, phổ biến trong tổ chức sao cho phù hợp thực tế.

Ngoài ra, theo Cục Chuyển đổi số quốc gia (Bộ KH&CN), các nguyên tắc nêu trong tài liệu hướng dẫn không áp dụng với việc sử dụng trợ lý ảo trong các hoạt động nghiên cứu, thực thi công vụ thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Dùng chatbot AI một cách thận trọng, hiệu quả và có trách nhiệm

Tài liệu hướng dẫn của Bộ KH&CN nêu rõ những nguyên tắc chung cần lưu ý khi dùng chatbot AI, như: Hành vi và cách ứng xử khi dùng chatbot AI trong xử lý công việc cần phù hợp các giá trị đạo đức, văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; thực hiện đúng các quy định, hướng dẫn về an toàn, an ninh mạng theo quy định pháp luật; chịu trách nhiệm với hành vi, cách ứng xử khi dùng chatbot AI để phục vụ người dân, doanh nghiệp…

Các cơ quan và cán bộ, công chức cũng được khuyến nghị sử dụng chatbot AI một cách thận trọng, hiệu quả và có trách nhiệm; kiểm tra và đánh giá kỹ lưỡng kết quả do chatbot AI cung cấp trước khi sử dụng. Đồng thời, không phụ thuộc hoàn toàn vào chatbot AI, cần kết hợp với kiến thức và kinh nghiệm cá nhân để đưa ra quyết định.

Bên cạnh các nguyên tắc chung cùng nguyên tắc cung cấp dữ liệu và sử dụng chatbot AI, Bộ KH&CN cũng hướng dẫn cụ thể các cơ quan và cán bộ, công chức về việc dùng công cụ này.

Cụ thể, cơ quan nhà nước cần tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sử dụng chatbot AI phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đặc thù của đơn vị. Trong đó, chú trọng đến việc bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Trách nhiệm sử dụng chatbot AI thuộc về người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

2-4556.jpg
Cán bộ, công chức hỗ trợ người dân giải quyết thủ tục hành chính.

Các đơn vị cũng có trách nhiệm quản lý, bảo mật tài khoản sử dụng chatbot AI; quản lý và phân quyền truy cập trong chatbot AI phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người tham gia sử dụng; từng bước hình thành cơ sở dữ liệu tri thức của riêng mình, từ đó thiết lập chatbot chuyên ngành nhằm phục vụ hoạt động của đơn vị mình.

Thường xuyên theo dõi, kịp thời nắm bắt tình hình sử dụng chatbot AI của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý.

Khi cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc hoặc chuyển công tác, đơn vị phải thu hồi khóa bảo mật (nếu có) hoặc hủy tài khoản người dùng chatbot AI nhằm đảm bảo tính bảo mật và quản lý chặt chẽ.

Mỗi công chức, viên chức và người lao động, khi sử dụng chatbot AI, đều phải tự quản lý và chịu trách nhiệm về việc bảo vệ thông tin cá nhân đã khai báo trên các nền tảng, hệ thống thông tin của đơn vị; không tiết lộ tài khoản đăng nhập hoặc kết nối trái phép các nền tảng, hệ thống thông tin của đơn vị vào chatbot AI.

Khi khai thác, sử dụng chatbot AI tại các điểm truy cập Internet công cộng, người dùng tuyệt đối không bật chế độ lưu trữ mật khẩu; không cung cấp dữ liệu cá nhân, thông tin nhân thân và các thông tin nhạy cảm khác của bản thân hoặc của người khác lên chatbot AI.

Cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan nhà nước cũng được lưu ý không sử dụng chatbot AI cho các mục đích trái pháp luật, vi phạm thuần phong mỹ tục.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

Cơ hội để báo chí tìm lối đi trong thời đại số

Cơ hội để báo chí tìm lối đi trong thời đại số

Báo chí Việt Nam và thế giới đang trải qua một cuộc chuyển mình mạnh mẽ chưa từng có về phương thức, cách thức làm nghề. Công nghệ phát triển như vũ bão, đặc biệt là mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang tác động rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội.

fb yt zl tw