Cốc Lầy: Đường đầu tư dang dở, người dân đi lại khó khăn

Mặc dù đã được Nhà nước đầu tư 2 dự án nâng cấp tuyến đường từ trung tâm xã và từ Tỉnh lộ 154 vào thôn Cốc Lầy, xã Lùng Vai (Mường Khương), nhưng người dân ở đây vẫn phải đi trên con đường đất gập ghềnh, trơn trượt giữa trung tâm thôn.

cl1.jpg
Đoạn đường 1,5 km ở trung tâm thôn Cốc Lầy chưa được đầu tư nâng cấp.

Cụ thể, 2 dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường vào thôn Cốc Lầy gồm gói thầu nâng cấp đường từ Quốc lộ 4D đi thôn Cốc Lầy - Pồ Ngảng, nối vào đường đi mốc 117, kinh phí hơn 22,599 tỷ đồng và gói thầu làm đường từ Làng thanh niên lập nghiệp xã Lùng Vai đến Tỉnh lộ 154, nối vào đường đi mốc 117 (xã Nậm Chảy), kinh phí 11,635 tỷ đồng.

Mục tiêu của 2 dự án được ghi rõ là đầu tư xây dựng công trình nhằm khắc phục khó khăn, đảm bảo an toàn, thuận lợi cho giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại cho người dân, tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

cl2.JPG

Dẫn chúng tôi khảo sát tuyến đường từ trung tâm thôn Cốc Lầy đi khu dân cư Pồ Ngảng nối với Tỉnh lộ 154, Trưởng thôn Sùng Seo Thành lắc đầu nói: Cốc Lầy là thôn nghèo nhất xã. Năm 2021, UBND huyện đầu tư nâng cấp tuyến đường từ trung tâm xã vào thôn và tuyến đường từ Tỉnh lộ 154 vào thôn giúp người dân đi lại, giao thương thuận lợi. Cuối năm 2022, cả 2 tuyến đường thông tuyến. Tuy nhiên, ở trung tâm thôn, người dân vẫn phải đi trên tuyến đường rải cấp phối cách đây hơn 10 năm, mưa, lũ đã cuốn trôi mặt đường, chỉ còn đất, đá lởm chởm, lầy lội.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Tiến Lượng, Chủ tịch UBND xã cho biết, từ năm 2021, UBND huyện đã triển khai 2 dự án nâng cấp tuyến đường từ trung tâm xã đi thôn Cốc Lầy và từ Tỉnh lộ 154 vào thôn, nhưng ở trung tâm thôn còn khoảng 1,5 km đường chưa được đầu tư vì hết vốn. Chính quyền địa phương đã nhận được kiến nghị của người dân và cũng đã có ý kiến với huyện.

Thôn Cốc Lầy hiện có 94 hộ (chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông, Dao) thì có tới 54 hộ nghèo, 19 hộ cận nghèo, sinh sống tại 3 khu dân cư. Người dân trong thôn sống dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Trưởng thôn Sùng Seo Thành cho biết thêm, từ năm 2016, thôn có thêm khoảng 30 hộ ở một số xã vùng cao chuyển về đây sinh sống, nhưng do thiếu đất sản xuất và đường đi lại khó khăn, nên phần lớn các hộ này đã rời địa phương đi làm thuê.

cl3.JPG
Mặt đường đất, đá lởm chởm gây khó khăn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Ngọc Dương, Chủ tịch UBND huyện Mường Khương cho biết: UBND huyện đang xem xét, trong thời gian tới sẽ bố trí nguồn vốn từ chương trình xây dựng nông thôn mới để tiếp tục nâng cấp, sửa chữa đoạn đường còn lại, nối tiếp 2 tuyến đã được đầu tư, phục vụ người dân đi lại thuận lợi.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Thắng: Quan tâm đầu tư hạ tầng an toàn giao thông

Bảo Thắng: Quan tâm đầu tư hạ tầng an toàn giao thông

Ngã ba giao cắt giữa phố 19/5 với Quốc lộ 4E thuộc địa phận tổ dân phố Phú Thành 1, thị trấn Phố Lu (huyện Bảo Thắng) trước đây thường xảy ra va chạm, tai nạn giao thông. Tuy nhiên, từ khi triển khai lắp đặt hệ thống gồ, sơn gờ giảm tốc, các phương tiện di chuyển qua khu vực này buộc phải đi chậm, va chạm và tai nạn giao thông vì thế cũng giảm đáng kể.

Thực hiện nghiêm Nghị định 168, người dân an tâm khi tham gia giao thông

Thực hiện nghiêm Nghị định 168, người dân an tâm khi tham gia giao thông

Thông tin về kết quả 2, 5 tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, ngày 14/3, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, so cùng kỳ, số vụ xử lý và số vụ tai nạn giao thông đều giảm sâu so cùng kỳ. Điều đó cho thấy người dân đã tự giác chấp hành, an tâm hơn khi ra đường tham gia giao thông.

Xe điện du lịch chỉ hoạt động trên các tuyến có tốc độ khai thác tối đa 30km/h, tác động tới du lịch Sa Pa ra sao?

Xe điện du lịch chỉ hoạt động trên các tuyến có tốc độ khai thác tối đa 30km/h, tác động tới du lịch Sa Pa ra sao?

Từ ngày 15/2/2025, theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, chỉ tổ chức hoạt động trên các tuyến đường có đặt biển báo tốc độ khai thác tối đa 30 km/h áp dụng cho tất cả các phương tiện tham gia giao thông. Như vậy, các loại xe 4 bánh gắn động cơ năng lượng điện hoặc động cơ xăng (gọi tắt là xe điện du lịch) đang hoạt động tại Lào Cai mà nhiều nhất tại thị xã Sa Pa thuộc đối tượng áp dụng.

Sau 2 tháng thực hiện Nghị định 168, ý thức nâng lên vi phạm giảm xuống

Sau 2 tháng thực hiện Nghị định 168, ý thức nâng lên vi phạm giảm xuống

Theo đánh giá của Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an: Ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đã được nâng cao, kết quả xử lý vi phạm, tai nạn giao thông giảm. Điển hình số trường hợp vi phạm về nồng độ cồn giảm gần một nửa, số vụ tai nạn giao thông giảm 1/3 so với cùng kỳ 2024…

Hai tháng đầu năm, vi phạm về nồng độ cồn giảm gần một nửa so với cùng kỳ

Hai tháng đầu năm, vi phạm về nồng độ cồn giảm gần một nửa so với cùng kỳ

Thông tin về kết quả 2 tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP (từ ngày 1/1 - 28/2), tối 28/2, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của người tham gia giao thông đã được nâng cao, kết quả xử lý vi phạm, tai nạn giao thông giảm.

Nhiều người dân lo lắng về "phạt nguội"

Nhiều người dân lo lắng về "phạt nguội"

Vi phạm khi tham gia giao thông, nhưng trong nhiều tình huống tình cờ khiến người vi phạm cũng không biết. Vậy làm thế nào để biết phương tiện có trong danh sách “phạt nguội” khi không nhận được giấy thông báo? Hiện nay, không ít người dân đang lo lắng về việc này.

Chính quyền địa phương phải coi công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là nhiệm vụ chính trị trọng tâm

Chính quyền địa phương phải coi công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là nhiệm vụ chính trị trọng tâm

Đó là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban An toàn giao thông tỉnh khi phát biểu tại Lễ phát động ra quân bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2025 diễn ra sáng 20/2, tại Quảng trường thành phố Lào Cai.

fb yt zl tw