Cỗ máy kinh tế Trung Quốc gặp thách thức

Các số liệu thống kê mới nhất cho thấy kim ngạch xuất, nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 1 và tháng 2 đều giảm, tạo thêm áp lực lên cỗ máy kinh tế đang dần phục hồi.

Các số liệu chính thức mới được công bố cho thấy, kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2023 của Trung Quốc đạt 506 tỷ USD, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước, sau khi giảm 9,9% vào tháng 12.

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu trong tháng 1 và tháng 2 đạt hơn 389 tỉ USD, giảm 10,2% so với năm trước đó. Mức giảm này cao hơn nhiều so với mức giảm 7,5% trong tháng 12 và mức giảm 5,5% theo dự báo.

Cỗ máy kinh tế Trung Quốc gặp thách thức ảnh 1

Các nhà kinh tế cho rằng, nhập khẩu giảm mạnh chủ yếu là do giá cả hàng hóa yếu hơn và đồng USD mạnh hơn, chứ không phải là dấu hiệu của nhu cầu trong nước của Trung Quốc ảm đạm.

Ở chiều ngược lại, nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa Trung Quốc bắt đầu giảm vào cuối năm 2022 khi lạm phát và lãi suất cao hơn ở các quốc gia  kìm hãm sức chi tiêu của người tiêu dùng. Xuất khẩu đóng vai trò chính trong cỗ máy tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc trong hai năm qua, giúp bù đắp sự sụt giảm chi tiêu trong nước khi các hạn chế đi lại để kiểm soát COVID-19 gây tổn thương niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Một số nhận định cho rằng, sự sụt giảm xuất khẩu của Trung Quốc trong hai tháng đầu năm nay do nhu cầu suy yếu bên ngoài sẽ kìm hãm tốc độ phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng khiêm tốn khoảng 5% trong năm nay, sau khi mục tiêu tăng trưởng 5,5% vào năm ngoái bị hụt với biên độ lớn so với mức tăng trưởng thực tế 3%.

Triển vọng phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới

Nhìn những đối tác lớn hàng đầu trong xuất siêu của Trung Quốc là Mỹ và châu Âu thì nhiều chuyên gia dễ cho là kim ngạch thương mại Trung Quốc 2 tháng đầu năm giảm mạnh. Lạm phát ở Mỹ - châu Âu vẫn cao làm cho nhu cầu tiêu thụ hàng hóa giảm, đó là chưa kể tại châu Âu, người dân cũng chi tiêu dè xẻn hơn trước những khó khăn về dịch bệnh và xung đột Ukraine. 

Một số liệu đáng chú ý, nhập khẩu chất bán dẫn của Trung Quốc trong 2 tháng giảm đến 26,5%, cho thấy sức ép từ lệnh cấm, hạn chế xuất khẩu chip của Mỹ và một số nước phương Tây. Số liệu từ Hải quan Mỹ trong tháng 1 cho thấy, hàng Trung Quốc chiếm 16,2% tổng lượng hàng nhập khẩu của Mỹ, giảm so với cùng kỳ năm ngoái là 17,9%. 

Đúng là nhìn số liệu xuất sang Mỹ, châu Âu có lo ngại nhưng xuất sang những thị trường lớn khác như ASEAN, các nước trong Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện khu vực RCEP khá lạc quan, xuất khẩu sang Nga tăng mạnh nên cũng bù lại, vì thế tình hình không đáng lo ngại.

Các chính sách của Trung Quốc phải thay đổi thế nào để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP đã đề ra?

Trung Quốc đặt mục tiêu GDP tăng khoảng 5% theo nhiều chuyên gia là khá thấp. Nhiều tổ chức quốc tế từ phương Tây đều dự đoán GDP Trung Quốc 2023 trên 5%.

Xuất khẩu giảm, đồng nghĩa với việc các động lực tăng trưởng ở trong nước giờ đây sẽ phải đảm trách vai trò lớn hơn. Từ khi mâu thuẫn giữa Trung Quốc với Mỹ ngày càng gay gắt, Trung Quốc đã khai thác lợi thế lớn nhất là thị trường tiêu dùng 1 tỷ 400 triệu dân. Giải pháp kích cầu, mở rộng tiêu dùng trong nước được Trung Quốc đưa lên hàng đầu trong vực dậy nền kinh tế năm 2023. Thêm nữa là đầu tư mạnh cho công nghệ, nhất là những lĩnh vực thế mạnh để tạo động lực mới cho tăng trưởng.

Trung Quốc có nhiều dư địa để tiếp tục kích thích tiêu dùng, đầu tư cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng khi năm vừa rồi lạm phát thấp. Các hãng hàng không, điểm du lịch, vui chơi giải trí dùng nhiều chính sách khuyến mãi, giảm giá vé máy bay, dịch vụ để chiêu dụ người dân mạnh tay chi tiêu sau ba năm chùn chân vì dịch bệnh.

Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng mục tiêu "khoảng 5%" trong năm 2023 cho thấy sự tự tin của chính quyền vào phục hồi kinh tế toàn quốc, sau khi giành "chiến thắng quyết định" trước COVID-19. Từ đầu năm 2023, Bắc Kinh đã từng bước đưa sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội trở lại bình thường.

Tuy nhiên, nước này sẽ phải đi trên con đường phục hồi kinh tế khó khăn giữa "những cơn gió ngược" toàn cầu. Vì thế, Lãnh đạo Cục Thống kê Quốc gia nhấn mạnh, năm 2023, Chính phủ Trung Quốc sẽ tập trung các giải pháp toàn diện để cải cách - mở cửa, củng cố niềm tin thị trường, vực dậy động lực nội tại của nền kinh tế.

VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hàng tỷ người đối mặt mức nhiệt nguy hiểm, mối lo không của riêng ai

Hàng tỷ người đối mặt mức nhiệt nguy hiểm, mối lo không của riêng ai

Theo WHO, nhiệt độ cực cao có thể dẫn đến một loạt bệnh tật và tử vong, bao gồm say nắng và tăng thân nhiệt; làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh lý ở bệnh nhân mãn tính và có tác động gián tiếp đến việc truyền bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng không khí và tác động tiêu cực đến các cơ sở hạ tầng quan trọng.

6,6 triệu người Somalia mất an ninh lương thực

6,6 triệu người Somalia mất an ninh lương thực

Ngày 22/5, các cơ quan nhân đạo đã kêu gọi tổ chức một cuộc họp các nhà tài trợ tại New York trong tuần này để nhanh chóng giải quyết tình hình nhân đạo nghiêm trọng ở Somalia, nơi có khoảng 6,6 triệu người, tương đương gần một nửa dân số, bị mất an ninh lương thực.

Hội nghị thượng đỉnh G7 ra tuyên bố chung

Hội nghị thượng đỉnh G7 ra tuyên bố chung

Ngày 20/5, các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã ra tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh ở Hiroshima (Nhật Bản), trong đó để ngỏ cánh cửa hợp tác với Trung Quốc và tránh leo thang căng thẳng giữa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với nhóm các cường quốc phương Tây và Nhật Bản.

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á

Tối 18/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Đệ nhất phu nhân Bạch Lệ Viện đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á, sự kiện nhằm tạo dựng tầm ảnh hưởng của khu vực trong bối cảnh các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cũng nhóm họp ở Nhật Bản.

G7: Định hình và củng cố cấu trúc và quản trị toàn cầu

G7: Định hình và củng cố cấu trúc và quản trị toàn cầu

Việt Nam là một trong hai nước Đông Nam Á được Nhật Bản mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay. Sự tham dự của Việt Nam tại Hội nghị lần này khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp cho nỗ lực chung nhằm thúc đẩy hợp tác, duy trì tăng trưởng và giải quyết các thách thức chung của cộng đồng quốc tế.

fb yt zl tw