Chuyển phôi cho 4 trường hợp hiếm muộn

Sau gần 1 tháng được Bộ Y tế thẩm định công nhận thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), dưới sự hỗ trợ của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản tỉnh Lào Cai, trực thuộc Bệnh viện Sản Nhi tỉnh đã tiếp nhận điều trị hiếm muộn cho 23 trường hợp.

z6547237337799-e3027d66ba7a5b165cb4514a15a85140.jpg
Các bác sĩ thực hiện kĩ thuật chuyển phôi cho bệnh nhân.

Trong 23 trường hợp điều trị hiếm muộn tại Trung tâm, hiện có 4 trường hợp đã được thực hiện chuyển phôi.

Đây là bước quan trọng cuối cùng của quá trình làm thụ tinh trong ống nghiệm IVF sau khi được kích thích buồng trứng; siêu âm nang noãn; chọc hút trứng; tạo phôi.

Sau 12 - 14 ngày chuyển phôi vào buồng tử cung, người mẹ sẽ được tiến hành làm xét nghiệm máu, đo nồng độ hormone beta hCG để biết chính xác quá trình làm tổ, xác định có thai hay không.

Ngoài cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc hiện đại, đồng bộ, tiên tiến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh đã nhận được sự hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) từ Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng thông qua công tác đào tạo, cầm tay chỉ việc trên ca bệnh cụ thể. Qua đó, giúp các bác sĩ, kỹ thuật viên của Bệnh viện thực hiện thuần thục các quy trình, kỹ thuật, đáp ứng mong mỏi trong hành trình "tìm con" của người bệnh hiếm muộn ngay tại tỉnh với điều kiện sinh hoạt, khám chữa bệnh tốt nhất với chi phí phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước chuyển trong thực hiện chính sách dân số

Bước chuyển trong thực hiện chính sách dân số

Ngày 11/7 hằng năm được lựa chọn là Ngày Dân số thế giới nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về các vấn đề dân số. Ngày Dân số thế giới năm 2025 có chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”, nhằm đẩy mạnh nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản.

Anh - ASEAN đẩy mạnh hợp tác về y tế

Anh - ASEAN đẩy mạnh hợp tác về y tế

Theo thông tin từ Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Anh đã chính thức khởi động chương trình Hợp tác An ninh y tế ASEAN - Anh (HSP) kéo dài 5 năm, nhằm tăng cường năng lực của ASEAN trong việc phòng ngừa, phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa đến sức khỏe.

Tuyên chiến với thuốc giả: Yêu cầu hành động toàn diện

Tuyên chiến với thuốc giả: Yêu cầu hành động toàn diện

Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả ngày càng len lỏi vào hệ thống phân phối, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng và niềm tin vào ngành y tế, vấn đề đặt ra hiện nay là cuộc chiến chống thuốc giả, không chỉ là trách nhiệm hành chính. Đó là phép thử về năng lực quản lý, khả năng ứng dụng công nghệ và đặc biệt - là thước đo đạo lý của xã hội.

fb yt zl tw