Chuyện kể từ Kho Vàng

480 phút là quãng thời gian làm nên kỳ tích ở thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà. Đó cũng thời điểm người dân bản Mông đồng lòng, đoàn kết nghe theo lời đảng viên trẻ Ma Seo Chứ.

Tín hiệu đặc biệt

Đường từ xã Cốc Lầu đến thôn Kho Vàng đã bị chia cắt hoàn toàn sau khi mưa lũ kéo dài. Để tiếp cận được với 17 hộ dân tạm lánh nạn trên núi cao, nhóm phóng viên chúng tôi phải di chuyển hơn 2 tiếng đồng hồ đường rừng dốc, trơn trượt.

z5829626356025_2cd1e4736bad318f240e3f8f753757e2.jpg
Nhóm phóng viên di chuyển trong rừng để tiếp cận 17 hộ dân thôn Kho Vàng.

Khi đến, cả khu chỉ còn toàn trẻ nhỏ. Hỏi ra thì được biết người lớn đã xuống xã lấy đồ cứu trợ. Đợi một lúc thì chúng tôi gặp được chị Hạng Thị Say, khi chị vừa mới gùi hàng tiếp tế trở về.

Vừa gỡ bỏ thùng hàng, vừa đưa tay lau đi những giọt mồ hôi ướt đẫm trên khuôn mặt, chị Say kể với chúng tôi về chuyến sơ tán ngày hôm đấy. Đó là vào 7 rưỡi sáng ngày 9/9, khi chị Hạng Thị Say đang chuẩn bị đồ ăn sáng cho chồng và hai đứa con thì nghe thấy tiếng Trưởng thôn Ma Seo Chứ gọi vọng vào: “Đề nghị thanh niên đến điểm tập kết của thôn”. Bỏ vội đôi đũa trên tay, chị Say nhanh chóng chuẩn bị áo mưa để chồng mình là anh Ma Seo Hòa đến nơi đúng thời gian.

z5829623424188_5fa8801fb3b247af9eaf0ee2c276c12b.jpg
Chị Hạng Seo Say (trái ảnh) kể về buổi sáng sơ tán ngày 9/9.

Chị Say cho biết: “Bình thường, thôn đều họp vào buổi tối. Hôm nay, trưởng thôn triệu tập vào buổi sáng, lại là ngày mưa nên tôi nghĩ đây là việc quan trọng, vì vậy đã giục chồng đi ngay”.

Đúng như chị Say lo lắng. Một lúc sau, anh Hòa hớt hải chạy về. Giọng nói gấp gáp, anh kể với vợ rằng quả núi sau nhà có một vết nứt rất lớn, rộng khoảng 30 cm và kéo dài hơn 10 mét có thể sạt bất kỳ lúc nào. Theo lệnh của trưởng thôn, giờ thanh niên, trai tráng trong thôn sẽ tỏa đi khắp nơi tìm nơi tránh trú cho cả khu.

Trước khi cầm vội chiếc dao phát chạy ra khỏi nhà, anh Hòa còn dặn vội vợ mình: Ba mẹ con nhanh chóng chuẩn bị đồ dùng cần thiết và một ít lương thực dự trữ, vì có thể phải ở lâu dài. Khi có lệnh sẽ di tản ngay. Nghe chồng nói, chị Say gọi hai đứa con còn đang nô đùa phía hiên nhà vào chuẩn bị đồ đạc. Lời của ông xã vẫn đang văng vẳng bên tai khiến chị không dám chậm trễ một phút giây nào.

Quyết định nhanh, chuẩn của “đầu tàu” Kho Vàng

Cách đây 5 năm, anh Ma Seo Chứ (sinh năm 1991), đảng viên trẻ của Chi bộ thôn Kho Vàng đã được người dân trong thôn tín nhiệm bầu làm trưởng thôn. Mặc dù nhận nhiệm vụ khi tuổi đời còn rất trẻ, nhưng anh Chứ nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, tích cực học hỏi, quyết tâm làm tròn trách nhiệm “Đảng cử, dân tin” để đưa ra nhiều “quyết sách” đúng đắn đến với người dân. Trong đó, đặc biệt phải kể đến quyết định sáng suốt, nhanh, chuẩn của anh Chứ trong đợt mưa lũ ngày 9/9 vừa qua đã đem lại sự sống cho 115 nhân khẩu ở thôn Kho Vàng.

z5829678593170_e062eb88f451fb49248412c4967211eb.jpg
Chân dung "đầu tầu" của Kho Vàng - Trưởng thôn Ma Seo Chứ.

Từ ngày 7/9, trên địa bàn thôn Kho Vàng có mưa lớn kéo dài. Trưởng thôn Chứ lòng như lửa đốt, bởi khu 17 hộ dân xóm Bản Vàng trước đây (nay thuộc thôn Kho Vàng sau khi thôn Bản Vàng sát nhập với thôn Kho Lạc) sống tập trung quanh đỉnh núi cao, nỗi lo đất đá sạt xuống luôn thường trực.

z5827475226480_d9c6cbbf7f16f9cc72637f51b41852d9.jpg
Nơi 17 hộ dân thôn Kho Vàng làm lán tránh trú sạt lở.

Bước sang rạng sáng 9/9, do ảnh hưởng mưa lũ, điện và sóng điện thoại ở khu vực thôn đều bị mất. Không thể liên lạc ra bên ngoài xin ‎kiến chỉ đạo của chính quyền xã và Chi bộ thôn Kho Vàng, anh Chứ đã bàn bạc với 2 đảng viên sinh sống tại xóm Bản Vàng là Ma Seo Hồ và Ma Seo Cú cùng đưa ra biện pháp đưa người dân đến nơi an toàn. Ý kiến của đồng chí đảng viên trẻ được 2 đảng viên cao tuổi tán thành. Họ nhanh chóng triệu tập thanh niên, trai tráng trong bản đến để chia nhau mỗi người một việc trong tình thế nguy cấp.

Anh Ma Seo Chứ chia sẻ: “Mưa lớn kéo dài nhiều ngày khiến tôi rất lo lắng. Đến ngày mưa thứ 3, tôi hội ‎ý nhanh với các đảng viên và quyết định gọi một số thanh niên trong thôn đi khảo sát tình hình xung quanh. Vì trước đó cũng được chính quyền xã đã nhắc nhở ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 sẽ gây mưa lớn, có khả năng sạt lở ở nhiều nơi”.

z5829626361571_03f013f4b507560f9e8f1b57f0a39245.jpg
z5829624312114_5013e1a8ed18a46ecd0a089eaac7f29a.jpg
Chị Say thổi lửa nấu bữa cơm chiều trên bếp tạm được chồng làm cho.

Khoảng 8 giờ sáng 9/9, sau khi anh Chứ cùng đội khảo sát phát hiện vết sạt lở rộng khoảng 30 cm, liền huy động mọi người chặt vầu về khu vực an toàn để dựng lán, đưa 17 hộ nằm trong vùng nguy hiểm lên đó ở tạm. Trước khi di tản lên chỗ ở mới, anh Chứ thông báo cho mọi người chỉ mang theo những đồ thiết yếu như chăn màn, bát đũa, xoong nồi và ít gạo để nấu cơm, vì trời còn đang mưa to mà thời gian di chuyển rất gấp.

“Từ lúc phát hiện đến khi mọi người an toàn đến nơi lán trại chỉ khoảng 8 tiếng đồng hồ. Đến 16 giờ cùng ngày, tất cả 115 người dân đã đến nơi an toàn. Không ngờ sau khi mọi người lên đến nơi, ngày hôm sau quả đồi phía sau sạt lở xuống đúng khu thôn làng ở” – anh Chứ chia sẻ.

z5827682933500_92ed4392221274e802a188caab8051fd.jpg
z5827682445333_add3f5cece24bc9428d92a51e8ee3ec5.jpg
Những đồ dùng cần thiết được các hộ dân mang theo.

Để đưa ra quyết định nhanh như vậy, anh Chứ bảo phải cảm ơn kinh nghiệm của các bậc cao niên người Mông để lại. Bởi, tập quán của người Mông có nhiều đặc điểm khác so với những dân tộc khác. Người Mông thích ở trên vùng núi cao, để có nhiều nương đồi canh tác. Cuộc sống gian khó cũng dạy cho cộng đồng kinh nghiệm về việc quan sát các hiện tượng tự nhiên để phỏng đoán các tình huống có thể xảy ra. Cũng như trong trường hợp ở Kho Vàng, mỗi khi trời mưa dài ngày, lưu lượng nước lớn, người Mông bắt buộc phải kiểm tra xung quanh nhà ở xem có gì bất thường hay nguy hiểm gì không, để kịp thời di chuyển đến nơi ở khác.

Hy vọng đến tương lai sáng hơn

Đang ru cháu ngủ nhưng đôi tay của ông Lù A Lếnh vẫn thoăn thoắt vót từng nan quạt. Ông Lếnh cho biết: Nghĩ lại trận sạt lở mấy ngày gần đây, cả bản cảm giác như được hồi sinh. Thật may vì các đảng viên, trưởng thôn đã sáng suốt chỉ lối cho bà con vượt qua nguy hiểm. Những ngày đầu sinh hoạt tại khu lán trại, người dân khó khăn trăm bề. Thực phẩm và nước sạch đều thiếu thốn nên chỉ biết động viên nhau cố gắng, còn người là còn của. Tất cả mọi người đều nghe lời trưởng thôn không ai được tự ý trở về nhà cũ.

z5829626356893_c9e2da12c325112ca3ce756279b924bc.jpg
Sau khi hết mưa nhiều em đã theo bố mẹ xuống trạm tiếp nhận đồ cứu trợ để mang về sinh hoạt.
z5829626353336_1863797a5e0a85d5a715f6f476dffdc0.jpg
Đi lấy nước sạch để đảm bảo sinh hoạt.

Trong số 115 người của thôn Kho Vàng di tản tránh sạt lở, có 50 trẻ em trong độ tuổi từ 0 - 15 tuổi. Đây đều là những mầm non tương lai của thôn Kho Vàng. Anh Ma Seo Chứ, Trưởng thôn Kho Vàng chia sẻ: “Khi đến nơi tạm trú, chúng tôi phải phân công người để ý, trông nom các cháu. Nhiều cháu còn nhỏ, không hiểu tình hình nguy hiểm như thế nào, chúng tôi sợ các cháu trở về nhà cũ lấy đồ, nơi mà có thể xảy ra sạt lở bất cứ lúc nào”.

Lên nơi lánh nạn được an toàn, nhưng khó khăn mà người dân phải đối mặt đó là thiếu lương thực, nước uống, vì đồ người dân mang theo được rất ít. Do đó, ngoài việc “trông trời, trông đất” xem tình hình mưa lũ, bà con còn cắt cử nhau khảo sát đường đi đến các thôn xung quanh, đường về xã để tìm sự trợ giúp. Tuy nhiên, mọi ngả đường đều bị sạt lở.

Khi người dân đang phải đối mặt với bộn bề khó khăn, thì trưa 11/9, cả làng nghe có tiếng hú gọi lao xao phía bên kia đỉnh núi. “Khi được lực lượng chức năng tìm tới, chúng tôi vô cùng vui mừng, biết rằng mình đã được cứu sống. Mọi người mang theo mỳ tôm, lương khô giúp chúng tôi giải quyết cái ăn trước mắt. Đến ngày hôm sau, chính quyền xã và huyện mang theo rất nhiều đồ cứu trợ, giúp bà con ổn định cuộc sống”, Trưởng thôn Kho Vàng Ma Seo Chứ kể lại trong niềm xúc động.

z5827682485883_a39089dcf1b410a2734be250c56b0411.jpg
Đồ cứu trợ được người dân vận chuyển lên khu vực lán.

Nói về tương lai của 115 người dân, anh Chứ cho biết, hiện tại việc quay về nơi ở cũ là không thể, bởi khu vực đó đã bị sạt lở nghiêm trọng. Vì vậy, thời gian tới, anh Chứ và người dân mong muốn chính quyền địa phương sớm tạo điều kiện, tìm nơi ở mới an toàn để người dân di dời, xây dựng lại nhà ở giúp an cư lạc nghiệp.

Quãng đường di chuyển đến nơi tạm lánh của 17 hộ dân rất khó đi.

Mọi khó khăn rồi cũng sẽ qua đi, mọi mất mát rồi cũng sẽ dịu vợi, nhưng chắc chắn với người dân Kho Vàng, với những người may mắn thoát khỏi nguy nan trong gang tấc, sẽ vẫn mãi nhắc đến các đảng viên của thôn, đặc biệt là trưởng thôn Ma Seo Chứ. Bởi chính sự nêu gương, trách nhiệm, nhiệt huyết vì cộng đồng của họ đã giúp cho 115 người thoát khỏi vòng nguy hiểm như được “hồi sinh”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khúc hoan ca miền núi đá

Khúc hoan ca miền núi đá

Mường Khương, "vùng đất thép" trên dọc dải biên cương phía Bắc của Tổ quốc. Ở nơi mà đá núi nhiều hơn đất, giữa cộng đồng 23 dân tộc cùng sinh sống, có một tộc người đặc biệt và chỉ có duy nhất ở xứ Mường: Người Pa Dí! Một tộc người với số dân ít ỏi và đến sau rất lâu trong hành trình lập bản ở xứ Mường, nhưng từ sự đoàn kết và cần cù, họ trở thành một trong những chủ nhân của vùng đất khó, viết lên khúc hoan ca đầy hào sảng, sáng tươi về đất và người ở miền núi cao đá nhọn Mường Khương.

Giấc mơ Nậm Chăm

Giấc mơ Nậm Chăm

Nậm Chăm là thôn xa và khó khăn nhất xã Nậm Lúc (Bắc Hà) với 100% là đồng bào dân tộc Mông. Trước đây cả thôn hầu hết là hộ nghèo, nhờ được thụ hưởng các chính sách của Nhà nước, cùng nỗ lực vượt khó của bà con, đến nay đời sống của nhiều hộ đã được cải thiện.

Phát hiện dấu hiệu bị “rút ruột”

Công trình cấp nước sinh hoạt tại xã Thống Nhất: Phát hiện dấu hiệu bị “rút ruột”

Đó là công trình cấp nước sinh hoạt thôn Chang - thôn Muồng (Chang - Muồng), xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai, do Công ty TNHH Một thành viên xây dựng Ngọc Hưng trúng thầu thi công theo hợp đồng trọn gói, Chủ đầu tư công trình là UBND xã Thống Nhất, tổng giá trị theo hợp đồng hai bên ký là 3.995.640.000 đồng (viết tròn là 3 tỷ 995 triệu đồng).

Sắc mới Sao Cô Sỉn

Sắc mới Sao Cô Sỉn

Tuyến đường bê tông nối từ Tỉnh lộ 154 như dải lụa xuyên qua nương ngô trải dài đang mùa thu hoạch, rồi “chạy” ven rừng sa mộc vươn cao thẳng tắp giữa làn sương mỏng khiến chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng như lạc vào trời Âu. Thấp thoáng bên đại ngàn là nhà xây cao tầng xen lẫn là những căn nhà truyền thống của người Mông. Sao Cô Sỉn bây giờ đẹp như vậy nhưng quay lại khoảng 15 năm trước, câu chuyện về mảnh đất này hoàn toàn khác.

Lịch sử hình thành tỉnh Lào Cai

Lịch sử hình thành tỉnh Lào Cai

Lào Cai thành lập ngày 12/7/1907 nhưng bối cảnh thành lập tỉnh Lào Cai như thế nào? Vì sao tỉnh dân sự Lào Cai lại thành lập muộn so với một số tỉnh trong vùng? Các đơn vị hành chính Lào Cai khi mới thành lập bao gồm những châu, huyện nào?...

Khẳng định vị thế “Sông đầu nguồn - núi tuyệt đỉnh”

Kỷ niệm 117 năm ngày thành lập tỉnh Lào Cai (12/7/1907 - 12/7/2024): Khẳng định vị thế “Sông đầu nguồn - núi tuyệt đỉnh”

Tháng 7 về, dòng sông Hồng thêm đậm sắc phù sa soi bóng thành phố trẻ Lào Cai đẹp dung dị, 117 năm chứng kiến biết bao sự đổi thay của vùng đất biên cương. Từ vùng đất hồng hoang nơi biên ải, Lào Cai hôm nay đã có diện mạo mới khang trang, to đẹp; phố phường, làng bản rực màu cờ đỏ sao vàng như nhân thêm niềm vui vị thế mới.

Bài cuối: Viết tiếp giấc mơ trên non ngàn

Người đi “gieo hạt chữ”: Bài cuối: Viết tiếp giấc mơ trên non ngàn

Trong tập truyện ký “Những người đi gieo hạt chữ” của Nhà giáo Ưu tú Cao Văn Tư, người gắn bó sâu nặng với ngành giáo dục Lào Cai từ những ngày gian khó có viết: “Thày đi dạy chữ bản xa/Vó câu lững thững rừng già suối reo/Chim kêu vượn hót lưng đèo/Thương đàn em nhỏ bản nghèo ngẩn ngơ”.

Bài 3: “Cõng” ánh sáng lên “rừng vầu đắng”

Người đi “gieo hạt chữ”: Bài 3: “Cõng” ánh sáng lên “rừng vầu đắng”

Anh Chảo Ông Chẳn, sinh năm 1989 ở Phìn Hồ - thôn xa nhất, cao nhất của xã Tả Phời (thành phố Lào Cai). Như “hạt mầm” nảy nơi vùng đất khó, Chảo Ông Chẳn luôn hy vọng ngày mai của đồng bào ở Tả Phời, trong đó có mình, sẽ tươi sáng hơn. Nghĩ vậy, Chảo Ông Chẳn quyết tâm trở thành thầy giáo để mang ánh sáng về cho dân bản, lấy con chữ “mở đường” xuống núi.

Bài 2: Người lái đò ở “Trường Sa cạn”

Người đi “gieo hạt chữ”: Bài 2: Người lái đò ở “Trường Sa cạn”

Trong biết bao con đường ở dải đất nghèo Dìn Chin (huyện Mường Khương), có lẽ không có nơi nào mà cô giáo Nguyễn Thị Uyến chưa đặt chân đến. Hành trình từ một cô gái trẻ ở miền xuôi lên vùng cao đến khi đã dành trọn nửa cuộc đời để “gieo chữ” cho học sinh ở miền "đất khát” là một chặng đường đầy gian khó mà cũng vô cùng ý nghĩa.

Bài 1: Mang yêu thương về “thung lũng sừng trâu”

Người đi “gieo hạt chữ”: Bài 1: Mang yêu thương về “thung lũng sừng trâu”

Lào Cai - vùng biên gian khó, xa xôi của Tổ quốc, nơi có biết bao thôn, bản vùng cao heo hút, nằm cheo leo giữa mây núi, sương ngàn. Ở đó vẫn còn bao bản làng bị bủa vây bởi đói nghèo, lạc hậu. Để mang ánh sáng của tri thức đến với đồng bào, nhiều thế hệ nhà giáo đã dành cả tuổi thanh xuân và nhiệt huyết để cắm trường, cắm bản, “gieo hạt chữ” lên non.

Đổi thay Hát Tình

Đổi thay Hát Tình

Gần 10 năm từ sau vụ gặt lúa chiêm 2014, tôi trở lại Hát Tình, bản người Mông mà hồi đó nhiều người ở xã Chiềng Ken (huyện Văn Bàn) quen gọi là nơi “thâm sơn cùng cốc”, bởi để vào được vùng đất này thì đường đi gian nan vô cùng, phải ngược núi cao, vượt suối sâu...

Tìm về phố Tây

Tìm về phố Tây

Giữa tháng Sáu, trời hửng nắng nhưng Sa Pa vẫn mang không khí se lạnh đặc trưng. Từ sân Quần xuống phố Cầu Mây, tôi gặp các nhóm khách người nước ngoài đang tản bộ, một số bà con người Mông, Dao trải ni-lông bên hiên nhà xếp hàng thổ cẩm hoặc những chiếc vòng tay ngồi bán. Cầu Mây vẫn nhộn nhịp, từ nhà hàng, khách sạn đến các cửa hàng bán đồ lưu niệm đều được trang trí đa dạng phong cách, tạo thành dãy phố mang vẻ đẹp tân thời phương Tây ngay giữa lòng thị xã Sa Pa.

Mùa quả ngọt dưới núi Đại Bàng

Mùa quả ngọt dưới núi Đại Bàng

Dãy núi đá trắng và đỉnh núi nhọn thuộc thôn Mù Tráng Phìn, xã Cán Cấu (huyện Si Ma Cai) nhìn như đôi cánh đại bàng khổng lồ đang dang rộng. Ngày trước, khi mùa xuân đến có những đôi đại bàng rủ nhau về làm tổ nên đồng bào Mông nơi đây gọi là núi Đại Bàng.

Bài cuối: Cần nhanh tìm lời giải

Thành phố Lào Cai: Khó khăn trong xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung Bài cuối: Cần nhanh tìm lời giải

Như đã đề cập ở bài trước, việc quy hoạch và xây dựng điểm giết mổ gia súc tập trung trên địa bàn thành phố Lào Cai đang đặt ra cấp bách. Thế nhưng, trong những năm qua, nhiệm vụ này vẫn nằm trong vòng luẩn quẩn cứ lập xong quy hoạch lại xóa, còn người dân và doanh nghiệp thì thấp thỏm chờ đợi và đành “chấp nhận” vi phạm.

Bài 1: Tràn lan cơ sở hoạt động chui

Thành phố Lào Cai: Khó khăn trong xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung Bài 1: Tràn lan cơ sở hoạt động chui

Là trung tâm tỉnh lỵ, có mật độ và dân số đông, việc xóa bỏ điểm giết mổ gia súc nhỏ lẻ nằm trong các khu dân cư là vấn đề cấp thiết. Tuy nhiên, muốn làm được việc này, đòi hỏi phải xây dựng cơ sở giết mổ gia súc tập trung, nhưng vì quá nhiều vướng mắc nên thành phố Lào Cai chưa thực hiện được.

Những dấu chân thầm lặng

Những dấu chân thầm lặng

Là lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, khối lượng công việc lớn, các kiểm lâm địa bàn luôn xung kích, sáng tạo thực hiện phương châm “bám chính quyền, bám rừng, bám dân” để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Vùng trâu giống quốc gia Bảo Yên giờ ra sao?

Vùng trâu giống quốc gia Bảo Yên giờ ra sao?

Những năm 1960, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhập trâu Murrah từ Ấn Độ lai với trâu địa phương nhằm cải tạo, nâng cao năng suất sức kéo đàn trâu địa phương, từ đó Bảo Yên trở thành vùng trâu giống tốt nhất khu vực, được coi là vùng có trâu giống quốc gia.

fbytzltw