Chuyên gia ADB: Tiêu dùng dè dặt kìm hãm đà phục hồi của kinh tế Trung Quốc

Theo ông Albert Park, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), thái độ thận trọng của người tiêu dùng Trung Quốc là một yếu tố đang kìm hãm đà phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Người dân mua thực phẩm tại siêu thị ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, ngày 10/7/2023.
Người dân mua thực phẩm tại siêu thị ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, ngày 10/7/2023.

Kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu suy yếu trong quý II, khi số liệu được công bố ngày 17/7 cho thấy tăng trưởng thấp hơn dự báo. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS), kinh tế nước này trong quý II/2023 tăng trưởng 6,3% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 7,1% dự báo trước đó. Trong khi đó, doanh số bán lẻ trong tháng 6 chỉ tăng 3,1%, làm dấy lên quan ngại về đà tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sau đại dịch COVID-19 đang chững lại.

Trả lời phỏng vấn trên chương trình chuyên về kinh tế châu Á của kênh truyền hình CNBC (Mỹ), chuyên gia Park cho biết: “Điều chúng tôi thực sự hy vọng là người tiêu dùng và doanh nghiệp Trung Quốc sẽ lấy lại niềm tin để bắt đầu chi tiêu và đầu tư nhiều hơn”. Chuyên gia này đánh giá doanh nghiệp và người dân Trung Quốc đang thận trọng với hoạt động chi tiêu và đầu tư, dẫn đến sự phục hồi chậm chạp ở Trung Quốc.

Tháng 6 vừa qua, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (tức ngân hàng trung ương) cắt giảm lãi suất cơ bản lần đầu tiên sau 10 tháng, chủ yếu do nền kinh tế nước này tiếp tục mất đà tăng trưởng. Theo báo cáo triển vọng tăng trưởng của ADB công bố ngày 19/7, Trung Quốc được dự đoán sẽ tăng trưởng 5% trong năm nay, không thay đổi so với dự báo hồi tháng 4.

Báo cáo của ADB về Trung Quốc nêu rõ: “Tăng trưởng trong đầu tư sản xuất dự kiến sẽ ở mức vừa phải do xuất khẩu hạ nhiệt. Trong khi đó, đầu tư vào cơ sở hạ tầng có thể sẽ duy trì ổn định”. Báo cáo nhận định các chính sách tiền tệ và tài khóa sẽ tiếp tục hỗ trợ phục hồi kinh tế, đặc biệt là nhằm thúc đẩy nhu cầu trong nước”.

Trong báo cáo trên, ADB giữ nguyên dự báo về tốc độ tăng trưởng của khu vực đang phát triển tại châu Á trong năm 2023 ở mức 4,7%. Tuy nhiên, ADB hạ mức dự báo tăng trưởng của khu vực này trong năm 2024 từ 4,8% xuống còn 4,7%, chủ yếu do tác động có độ trễ từ việc ngân hàng trung ương các nước trong khu vực tăng lãi suất cơ bản.

Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 12/5, hàng triệu cử tri Philippines bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầy căng thẳng, nhằm chọn ra hơn 18.000 vị trí lãnh đạo từ cấp quốc gia đến địa phương.

Oman - Sứ giả hòa bình

Oman - Sứ giả hòa bình

Những ngày qua, thế giới ghi nhận tín hiệu tích cực khi nhiều điểm nóng được xoa dịu. Cùng với nỗ lực xuống thang căng thẳng của các bên liên quan, phải kể đến vai trò của những nước trung gian hòa giải, làm cầu nối cho đối thoại, trong đó có Oman, quốc gia được mệnh danh là “sứ giả" hòa bình.

Ý nghĩa vĩnh cửu của Chiến thắng phát xít năm 1945

Ý nghĩa vĩnh cửu của Chiến thắng phát xít năm 1945

Ngày 9-5, Nga và Belarus cùng các nước thuộc Liên Xô trước đây tổ chức kỷ niệm một ngày lễ lớn: 80 năm Ngày Chiến thắng trong Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9-5-1945 / 9-5-2025), một trong những cuộc chiến đẫm máu và tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Kết cục cuộc chiến này có ý nghĩa thời đại đối với nhiều quốc gia và dân tộc trên thế giới, làm thay đổi căn bản và hoàn toàn cục diện chính trị quốc tế và đặt nền móng cho trật tự thế giới đương đại.

fb yt zl tw