Chuyển đổi số trong hoạt động khuyến nông

Với mục tiêu từng bước đưa hoạt động khuyến nông chuyển từ môi trường truyền thống sang môi trường số, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã và đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm ứng dụng chuyển đổi số vào thực tiễn.

khuyen-nong-1-7719.jpg
Nông dân Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Thắng Lợi (tỉnh Đồng Tháp) thăm lúa sản xuất thí điểm thực hiện Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Chương trình nhằm giúp nông dân tiếp cận kiến thức mới áp dụng vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Từ năm 2021-2023, nhiều hộ dân ở các địa phương như Hà Nội, Sơn La và Hưng Yên được hưởng lợi từ dự án khuyến nông Trung ương thông qua mô hình sản xuất rau chất lượng cao ứng dụng công nghệ thông tin kết nối cung cầu tại một số tỉnh phía bắc.

Tiến sĩ Đỗ Văn Ngọc, Phó Giám đốc Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam), Chủ nhiệm dự án cho biết: “Qua 3 năm triển khai, dự án xây dựng được 55ha sản xuất rau theo chuỗi thương phẩm chất lượng cao với 18 mô hình và 698 hộ dân tham gia. Dự án xây dựng cổng thông tin quản trị kết nối cung-cầu bao gồm một trang chủ và hai ứng dụng chạy trên nền tảng iOS và Android, giúp khách hàng nắm được thông tin và kiểm soát từ khâu sản xuất đến sơ chế, đóng gói và ký kết tiêu thụ sản phẩm.

Thống kê cho thấy, năng suất bình quân các mô hình trong dự án đều đạt và vượt so với mục tiêu đề ra. Trong đó, năng suất bình quân sản xuất dưa thơm đạt 33,8 tấn/ha, rau cải 25,2 tấn/ha, cà chua 59,3 tấn/ha… Các sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, bảo đảm vệ sinh thực phẩm. Các mô hình cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất ngoài mô hình, cụ thể: Mô hình dưa thơm cao hơn 30,6%, rau cải 33,4% và cà chua 22,4%”. Hơn một tháng qua, từ khi thực hiện mô hình thí điểm nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ứng dụng công nghệ số, giảm phát thải gắn với tiêu thụ sản phẩm do Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai tại tỉnh Thanh Hóa đang mang lại những kết quả nhất định.

Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa Vũ Văn Hà cho biết: “Mô hình triển khai với diện tích 2 ha, ứng dụng hệ thống quan trắc môi trường trong ao nhằm nắm được nhiệt độ, ô-xy hòa tan, độ pH giúp người nuôi quản lý chất lượng nước tốt hơn, tiết kiệm chi phí. Nhờ ứng dụng chuyển đổi số giúp tối ưu hóa đầu tư, giảm công lao động, tôm phát triển tốt”.

Theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, chuyển đổi số giúp ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới hình thức, phát triển khuyến nông số và xây dựng dịch vụ số. Trong đó, mục tiêu là chuyển đổi từng bước hoạt động khuyến nông truyền thống sang môi trường số góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia Lê Quốc Thanh cho biết: “Để thực hiện chuyển đổi số lĩnh vực khuyến nông, trung tâm bắt tay vào xây dựng kế hoạch với ba trụ cột là: Truyền thông số; đào tạo, tập huấn số; quản lý số hoạt động khuyến nông. Vì vậy, cán bộ khuyến nông luôn xác định vị thế, vai trò cũng như có những kiến thức đầy đủ về chuyển đổi số nhằm hướng dẫn, hỗ trợ bà con nông dân trong sản xuất nông nghiệp”.

Từ năm 2021, trung tâm đã xây dựng đề án chuyển đổi số trong hoạt động khuyến nông giai đoạn 2021-2025 và thành công ban đầu là việc triển khai ứng dụng khuyến nông xanh (app khuyến nông xanh) tạo kênh tuyên truyền hữu hiệu, gần gũi, thân thiện với người dân. Sử dụng app này, nông dân có những thắc mắc về kỹ thuật canh tác sẽ được các chuyên gia tư vấn cụ thể trên môi trường số.

Đến nay, đang xây dựng cơ sở dữ liệu khuyến nông số, trong đó có phần mềm giúp quản lý dữ liệu tập trung phục vụ chỉ đạo, điều hành, theo dõi tiến độ các dự án; tổ chức các hội thảo bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến thu hút nhiều người tham dự; trang web, bản tin khuyến nông Việt Nam cũng mở chuyên mục chuyển đổi số và đăng tải nhiều thông tin hướng dẫn kỹ thuật, hoạt động nông nghiệp để người dân học tập, áp dụng vào thực tế. Trang phiên chợ khuyến nông giúp các địa phương có thêm kênh thông tin kết nối, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

Ngoài ra, trung tâm cũng tăng cường truyền thông số nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nội dung cần thiết mọi nơi, mọi lúc trên internet; tổ chức tập huấn sử dụng phần mềm quản lý hoạt động khuyến nông. Đây là công cụ quản trị số được xây dựng và phát triển với mục tiêu nâng cao hiệu quả điều hành, giám sát, tổng hợp thông tin từ trung ương đến cơ sở. Phần mềm thiết kế để số hóa toàn bộ chu trình quản lý hoạt động khuyến nông, từ lập kế hoạch, phân bổ nhiệm vụ, giám sát tiến độ đến tổng hợp, báo cáo kết quả; đồng thời cũng là nền tảng quan trọng để xây dựng một hệ thống khuyến nông chuyên nghiệp, toàn diện, phục vụ hiệu quả cho cơ sở dữ liệu hóa các chương trình, dự án.

Đánh giá về hiệu quả từ , Trưởng phòng Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Khuyến nông quốc gia) Đỗ Phan Tuấn nhấn mạnh: “Thời gian qua, chuyển đổi số đã giúp cán bộ tiếp cận thông tin, kiến thức mới và nâng cao năng lực tư vấn, hỗ trợ bà con nông dân hiệu quả hơn thông qua tài liệu số, mạng xã hội. Hơn nữa, góp phần đưa nhiều dự án khuyến nông tối ưu hóa nguồn lực, giảm thiệt hại do biến đổi khí hậu, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ và kết nối bao tiêu sản phẩm.

Đến nay, trung tâm đã và đang triển khai khoảng 20 dự án khuyến nông Trung ương có ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số”. Mặc dù vậy, việc ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp nói chung, hoạt động khuyến nông nói riêng còn gặp nhiều khó khăn do nhận thức của bà con nông dân hạn chế; cơ sở hạ tầng cho phát triển và ứng dụng các công nghệ mới chưa đồng bộ…

Do đó, thời gian tới Trung tâm Khuyến nông quốc gia cần xây dựng hệ thống dữ liệu tập trung, bảo đảm tính kết nối, liên thông, chia sẻ và đồng bộ hóa từ Trung ương đến địa phương; xây dựng hệ thống khuyến nông số nhằm kết nối hiệu quả với toàn bộ hệ thống khuyến nông.

Theo đó, từ nay đến năm 2027 sẽ tập trung xây dựng phần mềm, các giải pháp dữ liệu phục vụ điều hành, chỉ đạo và thí điểm xây dựng dịch vụ số khuyến nông; xây dựng và vận hành các tiêu chí, công cụ đo lường hiệu quả hoạt động khuyến nông thông qua môi trường số; nâng cao nhận thức, năng lực nhằm phấn đấu 100% cán bộ các cấp ứng dụng công cụ số trong hoạt động khuyến nông…

baomoi.com

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ứng dụng hiệu quả công nghệ số để kiểm soát hàng giả

Ứng dụng hiệu quả công nghệ số để kiểm soát hàng giả

Chỉ trong thời gian ngắn, liên tiếp nhiều vụ sản xuất, mua bán sữa giả, thực phẩm chức năng giả, dầu ăn giả… đã bị lực lượng chức năng nhiều tỉnh, thành phố phát hiện, xử lý. Sự gian dối trong sản xuất, mua bán hàng hóa không chỉ dừng lại ở những hộp sữa giả hay thực phẩm chức năng kém chất lượng mà còn là những sản phẩm thiết yếu có thể gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. 

Hội nghị đánh giá kết quả triển khai nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2025 thực hiện Nghị quyết 57 - NQ/TW

Hội nghị đánh giá kết quả triển khai nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2025 thực hiện Nghị quyết 57 - NQ/TW

Chiều 16/7, Ban Chỉ đạo Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Lào Cai (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2025 thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Phường Yên Bái thành lập 71 tổ công nghệ số cộng đồng

Phường Yên Bái thành lập 71 tổ công nghệ số cộng đồng

Với quyết tâm đưa công nghệ số đến gần hơn với mỗi người dân, phường Yên Bái (tỉnh Lào Cai) thành lập 71 tổ công nghệ số cộng đồng tại tất cả các tổ dân phố trên địa bàn. Đây là bước đi đột phá, thể hiện sự chủ động và tiên phong của chính quyền địa phương trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi số toàn diện, bắt đầu từ cấp cơ sở.

Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái tặng 200 “Loa thần tài” cho hộ kinh doanh

Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái tặng 200 “Loa thần tài” cho hộ kinh doanh

Nhằm hưởng ứng chủ trương của Ngân hàng Nhà nước về đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái đang triển khai chương trình tặng 200 loa thanh toán hay còn gọi là “Loa thần tài” (đợt 1), với tổng trị giá trên 100 triệu đồng cho các khách hàng là hộ kinh doanh, tiểu thương trên địa bàn.

VNPT Yên Bái - VNPT Lào Cai đảm bảo vận hành thông suốt chính quyền 2 cấp

VNPT Yên Bái - VNPT Lào Cai đảm bảo vận hành thông suốt chính quyền 2 cấp

Để đảm bảo sự vận hành thông suốt của mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, những ngày qua, VNPT Yên Bái – VNPT Lào Cai (tỉnh Lào Cai) không chỉ tập trung triển khai hạ tầng mà còn chú trọng đến công tác hỗ trợ người dân và cán bộ, góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu quả.

Chuyển đổi số - hệ thần kinh trung ương của chính quyền hai cấp

Chuyển đổi số - hệ thần kinh trung ương của chính quyền hai cấp

Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng năm 2025 triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị ngày 2/7 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: Chuyển đổi số chính là hệ thần kinh trung ương, là cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã trong mô hình chính quyền hai cấp. Điều này không chỉ định vị chuyển đổi số như một trụ cột cốt lõi trong cải cách hành chính mà còn là kim chỉ nam cho việc xây dựng một hệ thống chính quyền hiện đại, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và gần gũi với nhân dân.

Tuổi trẻ Lào Cai ra quân Ngày Cao điểm hỗ trợ vận hành chính quyền địa phương hai cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Tuổi trẻ Lào Cai ra quân Ngày Cao điểm hỗ trợ vận hành chính quyền địa phương hai cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Sáng 7/7, tuổi trẻ tỉnh Lào Cai đồng loạt ra quân hưởng ứng Ngày Cao điểm hỗ trợ vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Trung tâm Hành chính công tỉnh và các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh.

fb yt zl tw