Chuyển đổi số giúp ngân hàng chiếm lĩnh thị phần

Hiện nay, chuyển đổi số đang đóng vai trò quan trọng trong việc chiếm lĩnh thị phần giữa các ngân hàng.

"Thiên thời, địa lợi, nhân hòa"

Cô Như bán hàng rong ở TP Hà Nội được gần 20 năm cho biết: "Trả tiền kiểu này tiện lắm cháu ạ", cô chỉ vào tờ giấy in QR code số tài khoản cá nhân được đặt trên mẹt hoa quả, khách quen chỉ cần chọn túi hoa quả mình thích rồi giơ điện thoại quét QR và thao tác trong 3 giây là hoàn tất quá trình mua - bán. "Ngày xưa trước mỗi buổi bán cô phải chuẩn bị cả đống tiền lẻ các loại, giờ có cái này thì nhàn lắm rồi" - cô Như cho biết thêm.

Cũng giống như cô Như, hàng loạt hàng quán xung quanh đều chuẩn bị sẵn "tờ giấy QR code" để phục vụ khách hàng, họ đều cảm thấy việc thanh toán này vừa nhanh, vừa tiện, thậm chí có người chuẩn bị đến 3-4 tờ của các ngân hàng khác nhau để phục vụ khách.

Chuyển đổi số không phải một khái niệm mới. So với những ngành kinh doanh khác, giới ngân hàng đã tiếp cận với thuật ngữ này từ rất sớm. Tuy nhiên, quá trình này đang được coi là ưu tiên hàng đầu. Thậm chí, chuyển đổi số còn được đẩy nhanh hơn nhờ "chất xúc tác" COVID-19.

Theo Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen, tỉ lệ người Việt Nam dùng Mobile banking và Internet banking ở thời điểm quý IV/2018 lần lượt là 22% và 28%. Gần 3 năm sau, tỉ lệ này đã tăng lên 68% và 75%. Kết quả từ một cuộc khảo sát của Nielsen trong năm 2021 cũng cho thấy gần 40% người tiêu dùng tại Việt Nam đang dùng ngân hàng số.

Thu Hằng - nhân viên văn phòng, 25 tuổi, tại TP Hà Nội - là một tín đồ mua sắm và du lịch, từng mất cả ngày đi "shopping" nhưng giờ đây, "siêu thị" của Hằng chỉ gói gọn bằng chiếc điện thoại và laptop.

Sự thay đổi này một phần vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhưng nguyên nhân lớn hơn đến từ thay đổi trong cấu trúc thị trường bán lẻ, với sự vươn lên của các nền tảng trực tuyến. Hàng hóa phong phú, đa dạng của các nền tảng thương mại điện tử, đặc biệt là sự tiện lợi trong thanh toán trực tuyến từ ứng dụng ngân hàng, ví điện tử giúp Thu Hằng giải quyết gần như 100% nhu cầu mà không cần phải bước ra ngoài.

Khách hàng luôn có xu hướng tìm đến ngân hàng tiện lợi và nhiều lợi ích hơn.

Tích cực thay đổi để chiếm lĩnh thị phần

Trên ứng dụng VPBank NEO của Hằng, cô có thể liên kết với 16 ví điện tử lớn nhất, đáp ứng gần như toàn bộ nhu cầu thanh toán trên các nền tảng thương mại điện tử, các ứng dụng khác nhau. Ứng dụng VPBank còn giúp Hằng thanh toán vé máy bay, khách sạn, tham gia các gói tiết kiệm linh hoạt, các giải pháp đầu tư mới, kể cả thanh toán các chi phí sinh hoạt định kỳ.

Tuy nhiên, thị trường ngân hàng đang trong giai đoạn mà tổ chức nào có khả năng dẫn dắt khách hàng đến với những dịch vụ số hóa mới nhất, tiên tiến nhất trước thì sẽ giành được thị phần cao hơn.

Người tiêu dùng tìm kiếm công nghệ thông minh, an toàn hơn vì thế các ngân hàng cũng phải thay đổi tương tự. Thói quen và hành vi tài chính của khách hàng biến đổi từng ngày, vì vậy ngân hàng càng phải đổi mới nhanh hơn.

Theo Hằng, khách hàng giờ không còn là người dùng "chung thủy", đặc biệt là nhóm khách hàng Millennials và gen Z. Họ luôn đòi hỏi những giải pháp thông minh hơn, nhanh hơn, cá nhân hóa hơn nhưng cũng phải an toàn.

"Khách hàng đổi ngân hàng giờ không còn là một trở ngại, nên việc chậm chân trong thay đổi chính là bị bỏ lại trong cuộc đua này" - Thu Hằng nói.

Vài năm gần đây, VPBank là một trong những ngân hàng dẫn đầu về chuyển đổi số trong hoạt động. Ngân hàng này đã đưa các dịch vụ, sản phẩm tài chính lên các kênh số hóa, thậm chí cả dịch vụ chăm sóc khách hàng. Hiện tại, 100% sản phẩm và dịch vụ của VPBank đều có thể được cung ứng qua các kênh số hóa.

Đối với khách hàng cá nhân hoặc các doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc mở tài khoản trực tuyến qua các app ngân hàng như VPBank NEO và VPBank NEOBiz đã trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều nhờ phương thức eKYC. Không chỉ vậy, VPBank đã đưa VPBank NEO trở thành một hệ sinh thái toàn diện, dễ dàng kết nối với mọi đối tác.

Theo Báo Người Lao động

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Âm nhạc Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển sôi động, khi các nền tảng số như TikTok, YouTube... trở thành “sân khấu” chính cho nghệ sĩ lẫn khán giả. Mỗi tuần trôi qua lại xuất hiện một bản hit mới, một giai điệu phủ sóng mạng xã hội, hay một gương mặt nghệ sĩ trẻ bất ngờ vụt sáng. Thế nhưng, đằng sau bức tranh sôi động ấy là những trăn trở về giá trị nghệ thuật, về những tác phẩm có sức sống lâu bền với thời gian...

Ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW

Ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW

Ngày 7/5, Diễn đàn Phát triển xung lực mới cho quốc gia và Lễ ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW diễn ra tại Hà Nội. Đây là sự kiện quan trọng, góp phần phát triển nguồn nhân lực đảm bảo thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW, do Tập đoàn FPT phối hợp các bộ, ban, ngành, đơn vị tổ chức.

Cầu nối giữa sáng kiến công nghệ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội

Cầu nối giữa sáng kiến công nghệ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã và đang được Đảng, Nhà nước, nhân dân triển khai mạnh mẽ. Nghị quyết ra đời không chỉ phản ánh tầm nhìn chiến lược mà còn định hướng bước đi cụ thể cho sự phát triển bền vững của đất nước.

fb yt zl tw