Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy dịp Tết Giáp Thìn 2024

Để đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC), Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Văn bản 440/UBND-NC về việc đảm bảo an toàn PCCC và CNCH mùa hanh khô và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Chay33.jpg
Các cơ quan, đơn vị, địa phương cần tăng cường công tác đảm bảo an toàn PCCC dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Văn bản nêu rõ, năm 2023, trên địa bàn tỉnh xảy ra 31 vụ cháy, làm 1 người chết, thiệt hại về tài sản trị giá trên 3,1 tỷ đồng và 13,67 ha rừng. Nguyên nhân chủ yếu để xảy ra cháy là do sự chủ quan, trong đó: người đứng đầu một số sở, ngành, địa phương, đơn vị chưa thực sự quan tâm, thiếu quyết liệt, sát sao trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác PCCC; nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật PCCC của một số chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh và người dân trong thực hiện công tác PCCC còn nhiều hạn chế, chủ quan mất cảnh giác trong sử dụng nguồn điện, nguồn nhiệt.

Thời gian tới, đặc biệt là trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, để đảm bảo an toàn PCCC, hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra; không để xảy ra các vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng; đảm bảo an ninh trật tự phục vụ nhân dân vui xuân đón Tết; Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt các nội dung sau:

Về chỉ đạo thực hiện nghiêm, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác PCCC và CNCH...

Yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phải nắm vững quan điểm chỉ đạo của Đảng, quy định của pháp luật và phát huy vai trò, trách nhiệm của mình để lãnh đạo, chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác PCCC và CNCH tại cơ quan, đơn vị, lĩnh vực, địa bàn quản lý; tập trung rà soát, kiện toàn ban chỉ đạo PCCC và CNCH, đội Phòng cháy, chữa cháy cơ sở; phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian để triển khai thực hiện nghiêm, quyết liệt, hiệu quả; chỉ đạo, kiểm tra ngay các điều kiện đảm bảo an toàn PCCC và CNCH tại cơ quan, đơn vị mình, kịp thời khắc phục, loại bỏ các nguy cơ gây ra cháy, nổ. Quán triệt toàn thể cán bộ, đảng viên gương mẫu trong thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC tại cơ quan, gia đình và nơi cư trú.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác PCCC và CNCH, hướng đến các cơ quan, đơn vị, cơ sở, hộ gia đình, từng cá nhân “Tự phòng ngừa là chính”; nội dung tuyên truyền phải “Dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện”.

Mỗi cán bộ, đảng viên phải phát huy tinh thần, trách nhiệm, chủ động nghiên cứu, nắm vững các quy định, biện pháp cơ bản về PCCC và CNCH để tuyên truyền, vận động gia đình, người thân, người dân chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về PCCC; hướng dẫn tự thực hiện các biện pháp phòng cháy tại nơi ở, nơi làm việc, vì sự an toàn tính mạng, sức khỏe và tài sản của mọi người; đặc biệt chú ý các biện pháp bảo đảm an toàn hệ thống, thiết bị điện và phòng, chống cháy lan (thực hiện ngay và duy trì thường xuyên).

Công an tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tuyên truyền, hướng dẫn cơ sở, người dân phòng ngừa cháy, nổ trong sử dụng điện, gas, hóa chất, sử dụng lửa (chú ý hoạt động sưởi ấm mùa đông, sấy hàng hóa, thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã, đốt nương...), sắp xếp lưu trữ hàng hóa gọn gàng, an toàn, trang bị phương tiện PCCC, thoát nạn, thoát hiểm theo phương châm “4 tại chỗ”; hướng dẫn cụ thể các biện pháp phòng ngừa cháy tại các cơ sở nguy cơ cao, như: nhà ở kết hợp với sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, các chợ trung tâm, siêu thị, trung tâm thương mại, chung cư, nhà ở tập thể, nhà trọ nơi tập trung đông người, kho chứa hàng hóa, nơi trông giữ phương tiện, các khu di tích văn hóa diễn ra các hoạt động lễ hội trong dịp Tết...; Tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ năng PCCC và CNCH cho các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp và người dân, gắn với tuyên truyền đảm bảo trật tự an toàn giao thông, vận động toàn dân giao nộp vũ khí, VLN, CCCH... (thực hiện ngay và duy trì thường xuyên)

Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Lào Cai, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao: Chỉ đạo, định hướng các cơ quan thông tấn, báo chí phối hợp lực lượng Công an, các đơn vị liên quan xây dựng phóng sự, tin, bài về PCCC tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên nền tảng mạng xã hội (chú trọng phát vào các khung giờ vàng để thu hút đông đảo người dân theo dõi) ..

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tuyên truyền, cảnh báo nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm cháy rừng, nâng cao chất lượng, hiệu quả PCCC rừng, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại các vụ cháy rừng (thực hiện thường xuyên).

Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị liên quan phổ biến, tuyên truyền PCCC cho toàn thể đội ngũ giáo viên, học sinh, sinh viên và cha mẹ học sinh biết và thực hiện các quy định pháp luật về PCCC và CNCH; tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt ngoại khoá trang bị kiến thức về PCCC; kiểm tra đảm bảo an toàn PCCC tại các cơ sở giáo dục; đặc biệt, các trường nội trú, bán trú trên địa bàn toàn tỉnh phòng ngừa cháy, nổ xảy ra.

Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức thành viên: Tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân, đoàn viên, hội viên tích cực, tự giác, gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC và CNCH bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng với nội dung phù hợp; tích cực vận động các tầng lớp nhân dân tham gia PCCC và CNCH, gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; tổ chức đăng ký thi đua xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp an toàn, điển hình tiên tiến về PCCC; xây dựng và củng cố lực lượng nòng cốt trong phong trào PCCC và CNCH ở cơ sở theo phương châm “4 tại chỗ”; phát huy vai trò giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC và CNCH (quy định tại Điều 7, Luật PCCC).

UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND cấp xã: Chỉ đạo thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC và CNCH để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn, cụ thể: Tổ chức tuyên truyền trực tiếp tại các cơ quan, trường học, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu vực tập trung các cơ sở kinh doanh, khu dân tuyên truyền trên các trang mạng xã hội...; vận động cán bộ, đảng viên, nhân dân gương mẫu thực hiện mở lối thoát nạn thứ 2 (đối với 100% nhà ở hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh chưa có lối thoát nạn thứ 2 phải mở lối thoát nạn thứ 2 qua ban công, lô gia, lối lên mái, thang dây, ống tụt...); vận động tham gia Tổ liên gia an toàn PCCC tại khu dân cư; mỗi hộ gia đình tự trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy, công cụ phá dỡ thô sơ; tuyên truyền cài đặt, sử dụng thành thạo app “Báo cháy 114; Đặc biệt, hàng ngày tổ chức tuyên truyền tình hình cháy nổ, cảnh báo và hướng dẫn biện pháp PCCC trên đài phát thanh, truyền hình của địa phương, qua hệ thống loa phát thanh của xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố (phát vào buổi sáng và cuối chiều, bằng tiếng Việt và tiếng dân tộc đối với địa bàn có người dân tộc)…

Giao Công an tỉnh chỉ đạo tổ chức đột xuất kiểm tra việc thực hiện tuyên truyền trên hệ thống phát thanh cơ sở của UBND cấp huyện, cấp xã; tập trung phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật PCCC, hướng dẫn kỹ năng, biện pháp an toàn về PCCC, cảnh báo nguy cơ xảy ra cháy tại các cơ sở, nhà dân, các địa điểm diễn ra các lễ hội trong dịp Tết, các khu di tích, hướng dẫn việc sử dụng thiết bị điện, lửa, nguồn nhiệt, thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã, các biện pháp phòng, chống cháy lan trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, như: sắp xếp, bố trí hàng hóa, đồ vật, vật liệu dễ cháy (như: vật liệu xốp, vải, gỗ công nghiệp, cao su, chăn, ga, gối, đệm...) gọn gàng, có khoảng cách an toàn với các nguồn nhiệt, nơi đấu nối, ổ cắm, thiết bị điện, thiết bị phát nhiệt... ; các chế tài xử lý với hành vi vi phạm quy định của pháp luật về PCCC; kết quả xử lý của các lực lượng chức năng, biểu dương gương người tốt, việc tốt trong công tác PCCC và CNCH...

Về tổ chức rà soát, kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH, hướng dẫn các cơ sở thuộc diện quản lý Nhà nước về PCCC khắc phục những tồn tại về PCCC và CNCH, Chủ tịch UBND tỉnh giao:

Công an tỉnh: Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra kỹ điều kiện an toàn về PCCC đối với các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; cơ sở có quy mô lớn, tập trung đông người, cơ sở nguy hiểm cháy nổ cao như chợ, trung tâm thương mại, nhà hàng, cơ sở kinh doanh karaoke, quán bar, khách sạn, nhà trọ, chung cư, nhà cao tầng, nhà kho, xưởng sản xuất, các khu công nghiệp, khu vực tập kết hàng hóa lớn, nơi trông giữ xe, cửa hàng và kho chứa xăng dầu... Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về PCCC, kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật; yêu cầu các cơ sở khắc phục ngay các tồn tại, vi phạm; phối hợp các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở khắc phục các tồn tại, vi phạm về PCCC

Sở Xây dựng: Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng rà soát các công trình xây dựng, trụ sở làm việc các cơ quan còn các tồn tại, thiếu sót về PCCC (như: chưa đảm bảo điều kiện thoát nạn, ngăn cháy lan; hệ thống báo cháy; hệ thống chữa cháy...). Đặc biệt, liên quan đến đảm bảo điều kiện về thoát nạn, ngăn chặn cháy lan, cháy lớn, phương tiện chữa cháy, báo cáo UBND tỉnh về lộ trình khắc phục.

Sở Giáo dục và Đào tạo: Tiến hành rà soát các cơ sở giáo dục, trường học chưa đảm bảo yêu cầu về PCCC (như: chưa đảm bảo điều kiện thoát nạn; ngăn cháy lan; hệ thống báo cháy; hệ thống chữa cháy...). Chủ động phối hợp với Công an tỉnh và UBND cấp huyện đề ra lộ trình khắc phục báo cáo UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) để chỉ đạo (hoàn thành trước ngày 31/3/2024).

Sở Y tế: Tiến hành rà soát các cơ sở y tế, bệnh viện còn tồn tại, thiếu sót về PCCC (như: chưa đảm bảo điều kiện thoát nạn; ngăn cháy lan; hệ thống báo cháy; hệ thống chữa cháy...). Chủ động phối hợp với Công an tỉnh và UBND cấp huyện đề ra lộ trình khắc phục báo cáo UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) để chỉ đạo (hoàn thành trước ngày 31/3/2024).

Sở Công thương, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh: Chỉ đạo khu kinh tế tỉnh, các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các chợ trung tâm, các cơ sở sản xuất, kho hàng... tự kiểm tra, đảm bảo an toàn PCCC; phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị kiểm tra an toàn PCCC và CNCH theo kế hoạch; rà soát, báo cáo UBND tỉnh về các tồn tại, thiếu sót, vướng mắc về PCCC (giao thông, nguồn nước, trang bị phương tiện cho lực lượng PCCC chuyên ngành,...) để chỉ đạo khắc phục (hoàn thành trước ngày 31/3/2024).

UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chỉ đạo, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm quy định về PCCC và CNCH theo thẩm quyền; chỉ đạo, phối hợp các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan chức rà soát cơ sở chưa đảm bảo đầy đủ các điều kiện về PCCC và đưa ra lộ trình, giải pháp khắc phục, báo cáo UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) để chỉ đạo (hoàn thành trước ngày 31/3/2024 ).

Về tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động đầu tư, xây dựng, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các dự án công trình vi phạm

Sở Xây dựng: Quản lý chặt chẽ, tổ chức kiểm tra hoạt động đầu tư, xây dựng, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các dự án công trình vi phạm quy định trong hoạt động đầu tư, xây dựng; đặc biệt lưu ý công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC, chỉ nghiệm thu công trình khi có văn bản chấp thuận nghiệm thu về PCCC của cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH theo quy định (thực hiện thường xuyên).

- UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chỉ đạo chủ động kiểm tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực xây dựng theo thẩm quyền; đặc biệt chú ý việc tự chuyển đổi công năng của các công trình, chuyển đổi nhà ở riêng lẻ sang kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, nhà hàng, khách sạn, kho bảo quản hàng hóa, cơ sở sản xuất... tại các địa phương; trường hợp không đảm bảo an toàn xây dựng, an toàn PCCC phải cương quyết xử lý, rút giấy phép xây dựng, cưỡng chế phá dỡ công trình, hạng mục công trình xây dựng trái phép; đồng thời thông báo cho các cơ quan liên thu hồi giấy phép; kiên quyết không để công trình xây dựng trái phép, không đúng công năng, không đảm bảo an toàn PCCC hoạt động; phối hợp chỉ đạo giải phóng phần diện tích đất dành cho thoát hiểm đã được quy hoạch sau các khu dân cư (thực hiện thường xuyên). …

Về tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa cháy, nổ do sự cố hệ thống, thiết bị điện

Sở Công thương, Công ty Điện lực Lào Cai phối hợp các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy định về quản lý, sử dụng hệ thống điện sau công tơ trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo hướng: Cụ thể hoá quy định lắp đặt điện an toàn tại cơ sở sản xuất, hộ gia đình; đội ngũ thi công, lắp đặt các hệ thống điện phải được tập huấn, cấp chứng nhận nghiệp vụ về PCCC (thực hiện hoàn thành trong quý II/2024); chỉ đạo thường xuyên kiểm tra an toàn hệ thống mạng lưới điện, chỉ rõ các địa điểm, vị trí có nguy cơ xảy ra chập, cháy, nổ, chú ý hệ thống đường dây điện đã cũ, xuống cấp, bảng điện, vị trí sử dụng nhiều thiết bị điện, quá tải, các vị trí đấu nối, câu móc điện... để khắc phục, sửa chữa, thay thế ngay, làm giảm các vụ cháy, nổ do hệ thống, thiết bị điện gây ra (duy trì thực hiện thường xuyên); thường xuyên tuyên truyền, khuyến cáo, kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp đảm bảo an toàn trong sử dụng điện tại các hộ gia đình, các chợ trung tâm, các loại hình nguy hiểm cháy nổ, các khu dân cư...

Công an tỉnh: Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an cấp huyện, cấp xã phối hợp với ngành Điện lực, chính quyền cơ sở tuyên truyền, khuyến cáo an toàn trong sử dụng điện và đảm bảo an toàn PCCC, đặc biệt đối với hệ thống điện sau công tơ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất kinh doanh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; chủ động kiểm tra tổng thể hệ thống điện trong gia đình, trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh; chú ý có các giải pháp nâng cấp, thay thế, xử lý khắc phục những nơi có nguy cơ xảy ra chập điện, cháy, nổ như hệ thống đường dây dẫn, cầu dao, bảng điện, mối nối, ổ cắm... khuyến cáo người dân trang bị thiết bị điện rõ nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm tiêu chuẩn an toàn, hạn chế chập, cháy do điện (duy trì thực hiện thường xuyên).

UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chỉ đạo các phòng, ban, đoàn thể, UBND các xã, phường, thị trấn thường xuyên phối hợp ngành Điện lực tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở, người dân thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC trong sử dụng điện… Nghiên cứu kỹ để thực hiện đúng trách nhiệm của cá nhân và chỉ đạo thực hiện trách nhiệm của UBND cấp về PCCC và CNCH theo quy định tại Điều 58 Luật PCCC; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC; Điều 52 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC; Điều 42 Nghị định 83/2017/NĐ- CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Chỉ đạo tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCCC và CNCH trên địa bàn quản lý: 100% nhà ở hộ gia đình và nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh mở lối thoát nạn thứ 2 (qua ban công, lô gia, lối lên mái, thang dây, ống tụt...); mỗi hộ gia đình phải có ít nhất 1 người được tập huấn kỹ năng chữa cháy và CNCH; vận động mỗi hộ gia đình trang bị tối thiểu 1 bình chữa cháy; 100% các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC phải bảo đảm đầy đủ các điều kiện an toàn PCCC và chuẩn bị các phương tiện cần thiết để sẵn sàng chữa cháy, CNCH tại chỗ; chỉ đạo giải phóng phần diện tích đất thoát hiểm đã được quy hoạch sau các khu dân cư; tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng thành thạo ứng dụng Báo cháy 114... (thực hiện thường xuyên).

Xây dựng và tổ chức thực tập, diễn tập phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ đối với khu dân cư, cơ sở theo phân cấp quản lý; củng cố, xây dựng, duy trì hoạt động hiệu quả của lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở... Hàng năm, 100% khu dân cư phải tự tổ chức thực tập phương án chữa cháy, CNCH đề ra (thực hiện thường xuyên).

Tổ chức kiểm tra công tác bảo đảm an toàn PCCC đối với các cơ sở, nhà dân thuộc trách nhiệm quản lý theo đúng quy định pháp luật. Khi đến cơ sở kiểm tra (nhà ở, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cửa hàng...), PHẢI XÁC ĐỊNH RÕ VỊ TRÍ CÓ NGUY CƠ CAO GÂY CHÁY, NỔ VÀ CHÁY LAN (như: các thiết bị tiêu thụ điện, bếp, bình gas, các vật liệu bằng xốp, gỗ, nhựa, xăng dầu...dễ cháy lan.) để hướng dẫn giải pháp phòng ngừa cháy, nổ, ngăn chặn cháy lan (khắc phục các nguy cơ cháy từ thiết bị điện, bếp, gas, chuyển các vật liệu dễ gây cháy lan đến vị trí an toàn, cách xa nguồn nhiệt, nguồn điện...).

Duy trì và đảm bảo hoạt động thường xuyên của lực lượng dân phòng và lực lượng PCCC cơ sở (theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định 136/2020/NĐ-CP; Nghị quyết 21/2022/NQ-HĐND ngày 7/12/2022 của HĐND tỉnh Lào Cai ).

Về Xử lý nghiêm trách nhiệm các tập thể, cá nhân vi phạm trong công tác PCCC và CNCH

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chỉ đạo siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chấp hành quy định của pháp luật về PCCC, chấn chỉnh toàn diện từ cấp tỉnh đến cấp cấp xã, thôn, tổ, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác PCCC và CNCH.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá, chấn chỉnh kịp thời những sơ hở, thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước về PCCC và CNCH; đảm bảo các hành vi vi phạm về PCCC đều phải được xử lý nghiêm minh theo quy định với quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”; kiên quyết đình chỉ, rút giấy phép hoạt động theo quy định để đảm bảo ANTT, an toàn PCCC; tổ chức phúc tra, kiểm tra việc khắc phục tồn tại, vi phạm, đảm bảo khắc phục triệt để các tồn tại, vi phạm về PCCC và CNCH theo quy định (Công an tỉnh chủ trì, các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan phối hợp thực hiện thường xuyên).

Sở, ngành, địa phương nào để xảy ra các vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng do không chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc hoặc để các cơ sở không đảm bảo điều kiện an toàn về PCCC và CNCH hoạt động, thủ trưởng đơn vị, địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật.

Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp Văn phòng UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện của các đơn vị, địa phương; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) kết quả thực hiện công tác PCCC và CNCH trên địa bàn tỉnh để chỉ đạo.

Công an tỉnh chỉ đạo nhanh chóng điều tra làm rõ nguyên nhân các vụ cháy theo quy định của pháp luật; tất cả các vụ cháy phải được tổ chức thẩm tra, đối chiếu việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC và CNCH của các cơ quan, đơn vị liên quan để chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong công tác phòng ngừa và kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan do không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng theo quy định của pháp luật về PCCC theo quy định của Đảng, của pháp luật và của ngành hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định….

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát: Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Năm 2024, cả nước hướng về kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024). Nhóm phóng viên Báo Lào Cai theo dấu chân những dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa trên hành trình từ tỉnh biên giới Lào Cai đến chiến trường Điện Biên Phủ để hiểu hơn một thời hoa lửa, vượt qua bao gian khó, hiểm nguy của các thế hệ cha anh lên đường đánh giặc, giải phóng dân tộc.

Vẹn nguyên ký ức

Vẹn nguyên ký ức


Đã gần 50 năm trôi qua, mặc dù tuổi cao và không còn minh mẫn nhưng ký ức về cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất hai miền đất nước, ký ức ngày độc lập vẫn hằn sâu trong tâm trí của các cựu chiến binh khi được sống trong thời khắc lịch sử.

Lào Cai trong Đại thắng mùa Xuân 1975

Lào Cai trong Đại thắng mùa Xuân 1975

Chiến dịch Hồ Chí Minh với đỉnh cao là chiến thắng ngày 30/4 giải phóng hoàn toàn miền Nam có phần đóng góp đáng kể của quân và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai. Đó là đóng góp to lớn về sức người, sức của với tinh thần "tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng" để cùng dân tộc làm nên những trang sử mang tầm thời đại.

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Hướng về Điện Biên bằng tình yêu thương

Hướng về Điện Biên bằng tình yêu thương

Những ngày này, hơn 5.000 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên không chỉ được sống trong những ngày của vinh quang chiến thắng mà còn vui mừng khi được dọn về ở trong những căn nhà mới, những mái ấm đoàn kết từ tình cảm của Nhân dân trên khắp mọi miền Tổ quốc. Chung tay cùng cả nước hướng về Điện Biên, đồng bào các dân tộc Lào Cai đã đóng góp hơn 600 triệu đồng giúp đỡ hộ nghèo xây dựng những căn nhà ấm áp nghĩa tình.

Tổng Bí thư Trần Phú và những chỉ dẫn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tổng Bí thư Trần Phú và những chỉ dẫn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Trọn cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và chói sáng, đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã có vai trò quan trọng trong lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong công tác xây dựng Đảng. Những tư tưởng xuất sắc về xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận, về tổ chức mà Đồng chí đề xuất và lãnh đạo thực hiện vào những năm 30 của thế kỷ XX, vẫn giữ nguyên tính thời sự và cách mạng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành và thông xe đưa vào khai thác 2 đoạn tuyến cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo và Diễn Châu-Bãi Vọt

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành và thông xe đưa vào khai thác 2 đoạn tuyến cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo và Diễn Châu-Bãi Vọt

Chiều 28/4, chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/2024 – 7/5/2024), tại xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác Dự án đường bộ cao tốc Diễn Châu-Bãi Vọt.

Sức mạnh hậu cần trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Sức mạnh hậu cần trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Điện Biên Phủ là chiến dịch có quy mô lớn nhất của quân đội và nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Trong chiến dịch này, công tác hậu cần phải bảo đảm cho quân số đông nhất, với khối lượng vật chất lớn nhất, trong điều kiện rất khó khăn, ác liệt. Để hoàn thành xuất sắc mỗi trận đánh và toàn chiến dịch, “vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là một nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật”(1).

[Infographic] Hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

[Infographic] Hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao và tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 - 2025.

 Đảm bảo cho người dân, du khách một kỳ nghỉ lễ an toàn, bình yên

Đảm bảo cho người dân, du khách một kỳ nghỉ lễ an toàn, bình yên

Trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5/2024, công an các huyện, các xã vùng cao, biên giới của tỉnh phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm, kịp thời xử lý các vụ việc phát sinh từ cơ sở, đảm bảo an toàn, bình yên cho Nhân dân trong suốt kỳ nghỉ lễ.

fb yt zl tw