Chủ động, tích cực tham gia xây dựng dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi

Trong quá trình xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chủ động tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế. Qua đó, hướng tới mục tiêu bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia, thụ hưởng chính sách.

2-4593-2101.jpg
Khám bệnh cho người dân tại Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Hà, Lào Cai.

Tối ưu quyền lợi người tham gia, thụ hưởng chính sách bảo hiểm y tế

Ngày 24/10, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan đã trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (sau đây gọi tắt là dự thảo Luật).

Theo Bộ trưởng Đào Hồng Lan, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 40 điều về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, trách nhiệm đóng, quyền lợi, phạm vi hưởng, tổ chức khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, quản lý quỹ và một số quy định kỹ thuật; được bố cục gồm 2 điều về nội dung sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ và hiệu lực thi hành của Luật.

Dự thảo Luật thể hiện đầy đủ theo 4 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cụ thể là:

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 40 điều về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, trách nhiệm đóng, quyền lợi, phạm vi hưởng, tổ chức khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, quản lý quỹ và một số quy định kỹ thuật; được bố cục gồm 2 điều về nội dung sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ và hiệu lực thi hành của Luật.

Thứ nhất, điều chỉnh đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đồng bộ với các quy định của pháp luật có liên quan.

Thứ hai, điều chỉnh phạm vi quyền lợi bảo hiểm y tế phù hợp với mức đóng, cân đối Quỹ Bảo hiểm y tế và yêu cầu chăm sóc sức khỏe trong từng giai đoạn.

Thứ ba, điều chỉnh các quy định bảo hiểm y tế có liên quan theo cấp chuyên môn kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh và phát huy vai trò của y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Thứ tư, phân bổ sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế hiệu quả.

Dự án Luật tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định cần thống nhất, đồng bộ với các luật có liên quan, khắc phục các bất cập của luật hiện hành có tính cấp bách, có đầy đủ thông tin, dữ liệu, đạt được sự đồng thuận, trong đó có các quy định về chuyển từ 4 tuyến khám bệnh, chữa bệnh sang 3 cấp chuyên môn kỹ thuật để kịp thời có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Thời gian qua, là cơ quan thuộc Chính phủ được giao tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã luôn chủ động, tích cực phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai Luật.

Đồng thời, cơ quan này cũng chủ động tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế với mục tiêu bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia, thụ hưởng chính sách.

Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 13/6/2014. Sau 15 năm triển khai thi hành, Luật đã thực sự đi vào cuộc sống. Đến nay, toàn quốc đã có hơn 93,3 triệu người tương ứng 93,35% dân số tham gia bảo hiểm y tế, khẳng định tính đúng đắn, phù hợp của chính sách bảo hiểm y tế theo nguyên tắc chia sẻ rủi ro, là cơ chế bảo đảm nguồn tài chính cho nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội và hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã phát sinh những vướng mắc, bất cập, hạn chế cần được điều chỉnh. Điều này đã được nêu rõ trong Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Luật về các nội dung: Đối tượng tham gia; phạm vi được hưởng; đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, thông tuyến, chuyển tuyến; hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; giám định bảo hiểm y tế; quản lý, sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế…

Bên cạnh đó, thực tiễn cho thấy còn nhiều bất cập trong quy định của luật hiện hành liên quan đến trách nhiệm các bên liên quan thực hiện chính sách bảo hiểm y tế; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm y tế; chưa có cơ chế giải quyết tranh chấp, vướng mắc về bảo hiểm y tế, các chế tài còn thiếu hoặc chưa đủ mạnh để bảo đảm tính tuân thủ và hiệu lực thực thi pháp luật; một số khái niệm và thuật ngữ chưa có hoặc chưa rõ nghĩa trong Luật Bảo hiểm y tế…

Trong quá trình thực hiện đã phát sinh những vướng mắc, bất cập, hạn chế cần được điều chỉnh như: Đối tượng tham gia; phạm vi được hưởng; đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, thông tuyến, chuyển tuyến; hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; giám định bảo hiểm y tế; quản lý, sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế…

Vì vậy, với vai trò là cơ quan trực tiếp thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, tiếp xúc với người dân, nắm bắt tình hình thực tế, thời gian qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chủ động phát hiện những khó khăn, vướng mắc, đồng thời nghiên cứu, đề xuất nhiều giải pháp sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế.

Mục tiêu cuối cùng là bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia, thụ hưởng chính sách được nâng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng tăng của người dân.

Góp phần hoàn thiện chính sách bảo hiểm y tế

Trong quá trình xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia xây dựng dự thảo Luật.

Cụ thể, cơ quan này đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế trong việc xây dựng và hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Nhiều ý kiến đóng góp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam xuất phát từ thực tiễn triển khai, đã được Bộ Y tế tiếp thu, đưa vào dự thảo Luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Qua đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có những đề xuất chính sách cụ thể trong quá trình xây dựng dự án Luật.

Đề xuất mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế

Cơ quan tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đề nghị rà soát, thể chế hóa việc tham gia bảo hiểm y tế của các nhóm đối tượng theo tinh thần chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Thông báo kết luận số 4303/TB-TTKQH15 ngày 28/9/2024, tránh bỏ sót đối tượng, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.

Cụ thể, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất bổ sung vào dự thảo Luật 5 nhóm đối tượng sau.

Đó là: (1) Người dân các xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ được ngân sách Nhà nước đóng bảo hiểm y tế; (2) Người dân tộc thiểu số thoát khỏi vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 70% mức đóng bảo hiểm y tế, thời gian hỗ trợ 3 năm; (3) Nạn nhân bom, mìn vật nổ sau chiến tranh; (4) Người thuộc hộ gia đình thoát nghèo; (5) Người cao tuổi từ đủ 65 tuổi trở lên đến dưới 75 tuổi được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.

Đề xuất mở rộng phạm vi quyền lợi bảo hiểm y tế

Nhằm hướng đến việc bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất: (1) Sửa đổi, bổ sung khái niệm, nội dung giám định bảo hiểm y tế; (2) Cho phép người bệnh mắc một số bệnh nặng, hiểm nghèo được điều trị trái tuyến, không cần giấy chuyển viện; (3) Thanh toán bảo hiểm y tế đối với các trường hợp điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt cho người dưới 18 tuổi; (4) Bổ sung quy định trách nhiệm của Giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc bảo đảm đầy đủ, kịp thời thuốc, vật tư y tế cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế; (5) Bổ sung quy định cơ chế hoàn trả chi phí mua thuốc, vật tư y tế cho người bệnh trong trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thiếu thuốc, vật tư y tế do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng.

Đề xuất tăng cường trách nhiệm của Bộ Y tế trong quản lý Quỹ Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất Bộ Y tế cần: (1) Xây dựng và trình Chính phủ các giải pháp nhằm bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm y tế; (2) Chỉ đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống lạm dụng, trục lợi Quỹ Bảo hiểm y tế; (3) Ban hành đầy đủ, chi tiết hướng dẫn chuyên môn, các phác đồ điều trị khoa học, minh bạch, hợp lý; (4) Chỉ đạo các giải pháp tránh quá tải trong khám bệnh, chữa bệnh; (5) Ban hành tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; liên thông kết quả cận lâm sàng; danh mục các bệnh điều trị tại các cấp chuyên môn kỹ thuật; (6) Tăng cường công tác thanh tra khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Đề xuất duy trì quyền kiểm tra việc sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị duy trì quyền kiểm tra việc sử dụng Quỹ Khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và thực hiện hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế để tăng cường kiểm soát, phòng chống lãng phí, lạm dụng, trục lợi Quỹ Bảo hiểm y tế, nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý Quỹ Bảo hiểm y tế.

Phân tích, chỉ ra các bất cập trong công tác thanh, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chỉ ra một số bất cập, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thanh, quyết toán, nâng cao hiệu quả quản lý Quỹ Bảo hiểm y tế.

Những đóng góp thiết thực, xuất phát từ thực tiễn triển khai chính sách bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được kỳ vọng sẽ góp phần tạo nên một Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi toàn diện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh của người dân trong tình hình mới.

Dự kiến, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế vào ngày 27/11/2024.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tặng công trình măng non cho học sinh thôn Làng Nủ

Tặng công trình măng non cho học sinh thôn Làng Nủ

Sáng 7/11, tại Nhà văn hóa thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Trung tâm Thanh thiếu nhi tỉnh phối hợp với Huyện đoàn Bảo Yên tổ chức chương trình trao quà, học bổng, công trình vui chơi cho học sinh bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi.

Sa Pa đẩy mạnh truyền thông, tập huấn Dự án 8

Sa Pa đẩy mạnh truyền thông, tập huấn Dự án 8

Từ đầu năm đến nay, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn thị xã Sa Pa đã tổ chức hơn 20 chiến dịch truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức về các nội dung thành phần thuộc Dự án 8 cho gần 2.000 người tại các địa bàn được thụ hưởng dự án.

Bảo Yên cần tập trung khắc phục thiệt hại về nhà ở do thiên tai

Bảo Yên cần tập trung khắc phục thiệt hại về nhà ở do thiên tai

Sáng 6/11, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Dương Đức Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực tế về tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ khắc phục thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tại huyện Bảo Yên.

Bảo Thắng: Hiệu quả tín dụng chính sách với học sinh, sinh viên

Bảo Thắng: Hiệu quả tín dụng chính sách với học sinh, sinh viên

Chương trình tín dụng ưu đãi dành cho học sinh, sinh viên của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bảo Thắng ngày càng phát huy hiệu quả. Nhờ vốn vay ưu đãi, nhiều học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đã giảm bớt áp lực tài chính, thuận lợi hơn khi theo đuổi ước mơ học tập và lập thân, lập nghiệp.

fbytzltw