Chính sách Thị thực Vàng tạo cú hích cho quốc gia Đông Nam Á

Tổng thống Indonesia Joko Widodo mới đây đã chính thức áp dụng Thị thực Vàng (Golden Visa) chào đón những công dân quốc tế đến Indonesia thông qua việc đầu tư vốn xây dựng quốc gia này.

Toàn cảnh Jakarta, Indonesia, ngày 2/4/2019.
Toàn cảnh Jakarta, Indonesia, ngày 2/4/2019.

Thông qua việc cấp Thị thực Vàng, Indonesia đang nhắm đến những du khách chất lượng cao bao gồm các công dân tài năng toàn cầu, các nhân vật nổi tiếng thế giới lựa chọn Indonesia là quê hương thứ hai để “rót” vốn đầu tư.

Về mặt pháp lý, chính sách Thị thực Vàng được triển khai theo Quy định số 22/2023 của Bộ trưởng Nhân quyền về các vấn đề thị thực và giấy phép cư trú; Quy định số 82/2023 của Bộ trưởng Tài chính về nguồn thu ngoài nhà nước liên quan đến Thị thực Vàng. Với những chính sách ưu tiên cấp Thị thực Vàng, Indonesia đặt mục tiêu mang lại mức độ thuận tiện cao hơn cho các công dân nước ngoài muốn đầu tư vào quốc gia Đông Nam Á này.

Những người được cấp thị thực được hưởng một loạt lợi ích độc quyền, bao gồm giấy phép cư trú có hiệu lực từ 5 năm đến 10 năm, dịch vụ nhập cư ưu tiên tại các sân bay quốc tế và không cần giấy phép lưu trú có giới hạn (ITAS). Cơ sở cấp thị thực này nhắm đến một số nhóm người, chẳng hạn như nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư doanh nghiệp, cựu công dân Indonesia và con cháu của họ, những cá nhân tài năng toàn cầu và các nhân vật nổi tiếng trên thế giới.

Bộ trưởng Bộ Luật và Nhân quyền Yasonna Laoly tuyên bố cơ chế Thị thực Vàng giúp Indonesia củng cố vị thế chiến lược của mình trong mắt cộng đồng quốc tế, vì chính sách này tạo điều kiện cho nhiều người hơn đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Ông Laoly nhấn mạnh, Thị thực Vàng là một chính sách có tính thích ứng cao với mục tiêu tạo sự thuận lợi cho người nước ngoài muốn cư trú lâu dàu và đầu tư tại Indonesia. Cơ chế cấp thị thực mang lại cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư niềm hy vọng mới về sự thoải mái và chắc chắn khi đầu tư vào Indonesia. Theo ông Laoly, Thị thực Vàng được thiết kế như một công cụ để Indonesia thu được những lợi ích sâu rộng, chẳng hạn như tăng vốn cao hơn, nhiều cơ hội việc làm hơn, chuyển giao công nghệ và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực quốc gia.

Tính đến ngày ra mắt, Thị thực Vàng đã được cấp cho 300 công dân nước ngoài, mang lại cho Indonesia dòng vốn đầu tư trị giá 2.000 tỷ Rp (khoảng 123,5 triệu USD).Tổng Giám đốc Nhập cư, Silmy Karim cho biết, “Những con số về người nước ngoài tham gia Thị thực vàng chắc chắn sẽ tiếp tục tăng trong tương lai”.Những người nộp đơn xin Thị thực Vàng phải có cam kết đầu tư vốn vào Indonesia. Họ có thể phát triển một công ty có giá trị nhất định, mua các công cụ đầu tư trên thị trường vốn, mua bất động sản hoặc gửi tiền vào các ngân hàng quốc doanh. Loại và giá trị của khoản đầu tư cần thiết được xác định dựa trên hồ sơ của từng người nộp đơn, cho dù họ đăng ký với tư cách là nhà đầu tư cá nhân hay đứng tên là doanh nghiệp và khả năng có thành lập công ty mới hay không. Để có được giấy phép cư trú 5 năm, một nhà đầu tư cá nhân muốn thành lập một công ty mới ở Indonesia phải đầu tư tối thiểu 2,5 triệu USD. Những người muốn ở lại trong một thập kỷ cần phải bỏ vốn ít nhất 5 triệu USD.

Đại diện của một công ty mẹ muốn có được giấy phép cư trú 5 năm và phát triển một công ty mới có nghĩa vụ đầu tư 25 triệu USD, trong khi những người muốn có giấy phép cư trú 10 năm cần đầu tư 50 triệu USD. Một nhà đầu tư cá nhân muốn xin Thị thực Vàng để có được giấy phép cư trú 5 năm mà không có ý định thành lập công ty mới cần phải bỏ ra 350.000 USD vốn. Giá trị được xác định sẽ tăng gấp đôi đối với những người xin giấy phép kéo dài 10 năm. Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu cấp Thị thực Vàng cho tối đa 1.000 người. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là mặc dù cơ chế cấp thị thực là một công cụ đầy hứa hẹn cho Indonesia nhưng cũng có thể dẫn đến các vấn đề kinh tế và xã hội nếu không có sự quản lý phù hợp và cơ chế cấp thị thực chặt chẽ.

Thừa nhận những hạn chế có thể xảy ra của Thị thực Vàng, Tổng thống Jokowi cho rằng điều quan trọng là Indonesia phải có tính chọn lọc cao trong việc cung cấp và cấp thị thực thuận tiện cho công dân nước ngoài.

Ông Jokowi nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ không cấp Thị thực Vàng cho những người có thể gây ra mối nguy cho an ninh quốc gia của chúng tôi hoặc những người không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho quốc gia”.

Theo ông Jokowi, Indonesia sẽ chỉ cung cấp Thị thực Vàng cho những du khách đáng tin cậy và chất lượng cao, đồng thời chính phủ sẽ đánh giá cơ sở này ba tháng một lần.

Theo Tổng Giám đốc Nhập cư Karim, Chính phủ Indonesia đã tăng cường hợp tác với Interpol và cơ quan chống rửa tiền quốc tế để đánh giá tính đủ điều kiện của những công dân nước ngoài mong muốn có được Thị thực Vàng. Hơn nữa, Tổng cục Di trú đã hợp tác với các bộ, cơ quan liên quan như Bộ Điều phối Đầu tư và Hàng hải, Bộ Đầu tư, Bộ Tài chính và Trung tâm Phân tích và Báo cáo Giao dịch Tài chính (PPATK).

Theo ông Karim, Văn phòng của ông sẽ không cấp Thị thực Vàng cho bất kỳ ai và sẽ giám sát những người có thị thực trong thời gian họ ở Indonesia. Tổng cục Di trú sẽ không ngần ngại thu hồi thị thực được cấp nếu người sở hữu vi phạm các quy định nhập cư hoặc nếu chính phủ phát hiện ra các vấn đề liên quan đến khoản đầu tư của họ. Các chuyên gia về tình báo và giám sát trong Văn phòng sẽ theo dõi quá trình hoạt động của các cá nhân được cấp Thị thực Vàng. Cơ chế làm việc như vậy được kỳ vọng sẽ giúp đảm bảo việc cấp Thị thực Vàng sẽ thực sự mang lại lợi ích đáng kể cho quốc gia.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw