Chính phủ Ba Lan thông qua dự luật thắt chặt các quy định về di cư và tị nạn

Chính phủ Ba Lan vừa phê duyệt một gói dự luật nhằm thắt chặt các quy định về di cư và tị nạn với mục đích để tăng cường quyền kiểm soát biên giới. Các biện pháp được đề xuất bao gồm quyền cho phép chính phủ tạm thời đình chỉ quyền xin tị nạn.

Phát biểu sau cuộc họp nội các, Thủ tướng Ba Lan Tusk cho biết chính phủ thực hiện cuộc chiến chống lại tình trạng nhập cư bất hợp pháp, tình trạng lạm dụng và việc khai thác lỗ hổng pháp lý hiện nay. Các biện pháp này được đưa ra nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng mới ở biên giới với Belarus, nơi hàng chục nghìn người di cư và người xin tị nạn - chủ yếu từ Trung Đông, Châu Á và Châu Phi. Thủ tướng Ba Lan lập luận rằng các quy định về tị nạn đang bị lợi dụng như một phần của chiến lược mới nhằm gây bất ổn cho Liên minh châu Âu và do đó cần phải có các biện pháp mạnh tay như đình chỉ quyền nộp đơn xin tị nạn trong một số trường hợp nhất định.

Ảnh minh họa: notesfrompoland.

Ảnh minh họa: notesfrompoland.

Theo dự luật được Bộ Nội vụ trình lên, chính phủ sẽ có thể ban hành sắc lệnh để ứng phó với áp lực di cư gia tăng, cho phép đình chỉ quyền tị nạn trong tối đa 60 ngày dọc theo các khu vực biên giới cụ thể. Việc gia hạn ngoài thời hạn này sẽ cần có sự chấp thuận của Quốc hội. Cũng sẽ có những ngoại lệ đối với các hạn chế dành cho những cá nhân dễ bị tổn thương, như trẻ vị thành niên không có người đi kèm, phụ nữ mang thai...

Ngoài ra, luật này còn thông báo lệnh tạm dừng đơn xin tị nạn chung của các thành viên gia đình trong khi các hạn chế có hiệu lực. Điều này có nghĩa là các thành viên gia đình sẽ không thể nộp đơn cùng nhau trong khoảng thời gian này.

Sự gia tăng đột biến trong năm nay về số lượng người di cư và người xin tị nạn cố gắng vượt biên tại biên giới Ba Lan với Belarus đã đi kèm với sự gia tăng sử dụng bạo lực ở khu vực biên giới. Một số vụ tấn công nhắm vào các sĩ quan biên phòng Ba Lan đã xảy ra, trong đó có trường hợp một người lính đã thiệt mạng.

Tuần trước, Ủy ban Châu Âu đã xác nhận rằng các quốc gia thành viên có thể "can thiệp vào các quyền cơ bản như quyền tị nạn" trong một số trường hợp nhất định khi chống lại "mối đe dọa hỗn hợp" như "vũ khí hóa người di cư". Một biện pháp khác trong luật mới được đề xuất là thắt chặt các quy định về tình trạng tị nạn để những người nước ngoài bị kết án về tội nghiêm trọng hoặc bị coi là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia có thể bị thu hồi tình trạng tị nạn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Pháp có Thủ tướng mới

Pháp có Thủ tướng mới

Ngày 13/12, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bổ nhiệm ông Francois Bayrou làm Thủ tướng, giao cho chính trị gia trung dung kỳ cựu này nhiệm vụ đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị lớn thứ hai trong 6 tháng qua. Ông Bayrou, 73 tuổi, là Thủ tướng thứ ba được bổ nhiệm trong chính quyền của Tổng thống Macron.

Mối đe dọa khô hạn khắp hành tinh

Mối đe dọa khô hạn khắp hành tinh

Báo cáo do Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD) mới công bố cho thấy, tình trạng khô hạn ở nhiều nơi trên thế giới trở nên đáng lo ngại hơn trong những thập kỷ gần đây.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi chấm dứt đổ máu ở Syria

Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi chấm dứt đổ máu ở Syria

Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 5/12 cho rằng hiện có nhu cầu cấp thiết về việc tiếp cận nhân đạo ngay lập tức với toàn bộ dân thường đang cần hỗ trợ ở Syria và quay trở lại tiến trình chính trị do LHQ bảo trợ để chấm dứt tình trạng đổ máu ở quốc gia Trung Đông này.

Tăng tốc tìm kiếm hiệp ước đối phó đại dịch toàn cầu

Tăng tốc tìm kiếm hiệp ước đối phó đại dịch toàn cầu

Các cuộc đàm phán liên quan thỏa thuận toàn cầu về đại dịch được nối lại vào tháng 12/2024, nhằm sớm xây dựng nền tảng vững chắc để thế giới ứng phó hiệu quả các thách thức y tế trong tương lai. Giới quan sát kỳ vọng, các nhà đàm phán sẽ nắm cơ hội này để khơi thông thế bế tắc, giúp các nước “cán đích” trước thời hạn chót là tháng 5/2025.

fb yt zl tw