Chiềng Ken khó “về đích” đúng hẹn

LCĐT - Dự kiến cuối năm 2022 xã Chiềng Ken (huyện Văn Bàn) cơ bản đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí cũ). Tuy nhiên, qua rà soát hiện vẫn còn những tiêu chí chưa đạt hoặc đạt ở mức thấp, như tiêu chí môi trường, giao thông, tiêu chí nhà ở dân cư, điện nông thôn…

Chiềng Ken còn một số tiêu chí chưa đạt hoặc đạt ở mức thấp.
Chiềng Ken còn một số tiêu chí chưa đạt hoặc đạt ở mức thấp.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã, nguyên nhân dẫn đến tiến độ một số tiêu chí chậm đạt là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và những vướng mắc trong giải ngân nguồn vốn đầu tư, dẫn đến việc huy động nhân lực, nguồn lực gặp nhiều khó khăn.

Trong thực hiện 19 tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới thì tiêu chí giao thông là tiêu chí khó thực hiện nhất. Nguyên nhân là Chiềng Ken có địa hình nhiều khe, suối xen kẽ khu dân cư, thu nhập của người dân thấp và việc cấp kinh phí để triển khai các tuyến đường liên thôn còn chậm.

Đến nay, Chiềng Ken đã “cứng hóa” 14 tuyến đường đến trung tâm 14 thôn, bản trong xã, tuy nhiên vẫn còn nhiều tuyến đường trục xóm, liên xóm chưa được đổ bê tông. Đặc biệt, tuyến giao thông kết nối 4 thôn là Đồng Vệ, Thi, Phúng, Ken 3 phục vụ việc đi lại cho khoảng 400 hộ và tuyến kết nối Tằng Pậu - Hát Tình (2 thôn khó khăn nhất) chưa hoàn thiện, gây rất nhiều khó khăn trong vận chuyển nông sản và đi lại của người dân.

Theo Chủ tịch UBND xã Chiềng Ken - Vũ Thanh Nguyên, năm 2021, UBND xã được phê duyệt vốn làm 9 tuyến đường giao thông nông thôn (gồm nâng cấp nền đường, đổ bê tông xi măng mặt đường) với tổng kinh phí đầu tư hơn 7 tỷ đồng. Hiện các công trình đã thi công xong hạng mục cống và nâng cấp nền đường, nhưng đang phải tạm dừng thi công do giá vật liệu chênh lệch so với thời điểm phê duyệt (tổng số tiền chênh lệch, phát sinh tăng của các tuyến là gần 300 triệu đồng). Cùng với đó, ngân sách huyện mới cấp 50% vốn. Qua rà soát, Chiềng Ken mới đạt 60% tiêu chí giao thông nông thôn. Nếu từ nay đến cuối năm, cơ quan chức năng huyện Văn Bàn không có phương án cấp đủ vốn cho các công trình giao thông còn lại thì xã sẽ khó đạt tiêu chí giao thông.

Tại một số khu dân cư, người dân vẫn phải tự kéo điện về phục vụ sinh hoạt
Tại một số khu dân cư, người dân vẫn phải tự kéo điện về phục vụ sinh hoạt

Cùng với tiêu chí giao thông nông thôn, việc thực hiện tiêu chí điện cũng gặp nhiều trở ngại. Trước đây, xã đã triển khai xây dựng công trình đường dây hạ thế 0,4 kV và trạm biến áp cho 14/14 thôn, nhưng mới kết nối đến trung tâm các thôn, trong khi vẫn có những hộ nằm rải rác, xa đường điện chính, phải tự mua dây và cột tre để kéo điện về sử dụng. Điều này khiến nguồn điện không đảm bảo và tăng nguy cơ mất an toàn.

Như thôn Chiềng 1+2 có 95 hộ nhưng hiện còn 37 hộ không tiếp cận được nguồn điện lưới điện quốc gia, phải tự mua dây điện loại nhỏ để kéo điện từ trung tâm thôn cách hơn 1 km về sử dụng.

Anh Đinh Văn Hồng (xóm Khuổi Chiềng, thôn Chiềng 1+2) cho biết: Để có điện phục vụ sinh hoạt, gia đình phải đầu tư gần 20 triệu đồng mua dây, dựng cột tre kéo điện từ đường dây 0,4 kV ở trung tâm thôn về dùng.

Ước tính xã Chiềng Ken còn gần 100 hộ phải tự túc mua dây, lấy cọc tre làm cột để kéo điện về dùng. Chất lượng điện phục vụ sinh hoạt vì thế phập phù chứ chưa nói đến sử dụng để phát triển sản xuất. Theo đại diện UBND xã, chính quyền địa phương đang phối hợp với ngành điện rà soát hệ thống điện tại các thôn để lập phương án khắc phục.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã Chiềng Ken, đến thời điểm này, ngoài tiêu chí giao thông thì tiêu chí môi trường cũng chưa đạt. Xã chưa tạo được cảnh quan xanh - sạch - đẹp; hầu hết các thôn chưa có hoạt động thu gom, xử lý rác thải nên nhiều nơi còn ô nhiễm. Bên cạnh đó, các tiêu chí như điện sinh hoạt, nhà ở dân cư mới đạt ở mức rất thấp. Xã còn gần 200 nhà dân cần được tu sửa để đạt chuẩn.

Hầu hết các thôn chưa thu gom được rác thải.
Hầu hết các thôn chưa thu gom được rác thải.

Xã Chiềng Ken đang tập trung các giải pháp thực hiện những tiêu chí chưa đạt để được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2022. Xây dựng nông thôn mới suy cho cùng là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. Phấn đấu “về đích” nông thôn mới đúng kế hoạch là cần thiết nhưng với Chiềng Ken, một số tiêu chí chưa đạt hoặc đạt ở mức thấp thì cần thời gian tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn cho từng tiêu chí và thực hiện một cách bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bắc Hà: Hơn 6,6 tỷ đồng vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và gia đình chính sách

Bắc Hà: Hơn 6,6 tỷ đồng vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và gia đình chính sách

Qua 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Bắc Hà giai đoạn 2021-2025, huyện Bắc Hà đã giải ngân hỗ trợ hơn 6,6 tỷ đồng vốn chương trình để hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và gia đình chính sách.

[Infographic] Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chính sách đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

[Infographic] Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chính sách đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

Tại kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh Lào Cai khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua Nghị quyết 14/NQ-HĐND về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định kèm theo Nghị quyết 22/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Quy định chính sách đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới và lập quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động số 4 giúp xã Cốc Ly xây dựng nông thôn mới

Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động số 4 giúp xã Cốc Ly xây dựng nông thôn mới

Trong đợt hành quân dã ngoại từ ngày 5 đến 24/11, các cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động số 4 tại Lào Cai (thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Bắc) đã tổ chức nhiều hoạt động dân vận khéo, hỗ trợ hơn 100 ngày công lao động giúp xã cốc Ly (huyện Bắc Hà) xây dựng nông thôn mới.

Liên Minh từng bước ổn định cuộc sống sau lũ dữ

Liên Minh từng bước ổn định cuộc sống sau lũ dữ

Trở lại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa) sau cơn lũ lịch sử cách đây hơn 2 tháng, dấu tích của sự tàn phá nặng nề vẫn còn đó, song Nhân dân cùng các cấp chính quyền đang từng bước vượt qua khó khăn, khắc phục hậu quả để mau chóng ổn định đời sống và sản xuất.

Phụ nữ xã Thẳm Dương nâng cao thu nhập với mô hình cốm “Khảu Tan Đón”

Phụ nữ xã Thẳm Dương nâng cao thu nhập với mô hình cốm “Khảu Tan Đón”

Thực hiện Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, cùng với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, Hội Phụ nữ xã Thẳm Dương (huyện Văn Bàn) đã xây dựng mô hình Tổ liên kết sản xuất cốm “Khảu Tan Đón” do phụ nữ làm chủ. Sau gần 1 năm triển khai, mô hình đã góp phần tăng giá trị canh tác đất cấy lúa lên gấp đôi và quan trọng hơn là nâng cao thu nhập cho hội viên phụ nữ.

Sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước và thi hành pháp luật về lâm nghiệp

Sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước và thi hành pháp luật về lâm nghiệp

Sáng 24/11, tại Lào Cai, Chi cục Kiểm lâm vùng I chủ trì tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước và thi hành pháp luật về lâm nghiệp năm 2023 giữa Chi cục Kiểm lâm vùng I và Chi cục Kiểm lâm 19 tỉnh, thành phố, các Vườn Quốc gia khu vực phía Bắc.

Khát vọng làm giàu nơi vùng đất khó

Khát vọng làm giàu nơi vùng đất khó

Một lần có dịp ghé qua xã Nàn Sán (huyện Si Ma Cai), được người dân giới thiệu về loại chuối tiêu “ngon nhất Lào Cai”, tôi tò mò muốn tìm hiểu chủ nhân của trái cây này. Khi thưởng thức loại quả dân dã ấy, cảm nhận của tôi là hương vị của nó rất đặc biệt, ngọt đậm, thơm nồng.

fb yt zl tw