“Chìa khóa” cho hiền tài mở trí

LCĐT - Hệ thống văn bản của Đảng và Nhà nước chưa có quy định riêng và cụ thể nào để bảo vệ những đổi mới, sáng tạo, đột phá vì lợi ích chung của đất nước và Nhân dân. Vì thế, trong thực tiễn, nhiều sáng kiến, sáng tạo vì lợi ích chung chậm được thực hiện, thậm chí có trường hợp bị cản trở, rơi vào quên lãng.

Đó là do tư tưởng bảo thủ, ngại khó, sợ trách nhiệm, không ủng hộ cái mới, sợ người khác hơn mình của một số cán bộ lãnh đạo ở các cơ quan, đơn vị đã làm giảm ý chí của những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nói, dám đột phá, sáng tạo, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách. Để khắc phục tình trạng trên, ngày 22/9/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 14 về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. Kết luận đã đánh giá trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng, Nhà nước luôn khuyến khích, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kết luận nêu rõ: “Nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu, tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng và đồng thuận trong xã hội về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung...”.

Kết luận số 14 cũng yêu cầu đột phá, sáng tạo không được trái với quy định của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, chỉ ra lộ trình thực hiện những đề xuất đổi mới, sáng tạo, trước tiên phải báo cáo với người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định, tránh tùy tiện, bất chấp quy định của Đảng và Nhà nước. Xử lý nghiêm việc lợi dụng chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ để thực hiện hoặc bao che cho hành vi vụ lợi, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Trong thực hiện, các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, giám sát, tích cực ủng hộ cái đúng, mang lại hiệu quả thiết thực cần biểu dương, khen thưởng kịp thời, những vấn đề chưa đạt hoặc nảy sinh cần chấn chỉnh, uốn nắn, có giải pháp tháo gỡ trên cơ sở công tâm, khách quan phù hợp với thực tế. Đây là văn bản có ý nghĩa quan trọng của Đảng với quan điểm công khai khuyến khích và bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm sẽ tạo ra những hiệu ứng tích cực trong sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo.

Trong nhiều năm qua, mặc dù còn gặp khó khăn về điều kiện nghiên cứu và thực hành, nhưng đội ngũ trí thức đã có nhiều đề tài khoa học, sáng kiến, sáng tạo áp dụng trong lao động, sản xuất, góp phần tạo động lực cho kinh tế phát triển, làm lợi cho đất nước. Trước những thách thức trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế, việc phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của đội ngũ trí thức là một yêu cầu thiết thực hơn lúc nào hết, “Kết luận về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung” là quan điểm của Đảng để người đứng đầu và cấp ủy có sự nhìn nhận, quan tâm đúng mức đối với những trí thức dám nghĩ, dám làm để họ an tâm hơn trong sáng tạo, đột phá, không bị các rào cản tiêu cực trói buộc. Muốn vậy, người đứng đầu phải có tinh thần đổi mới, sáng tạo, có trách nhiệm cao, biết khích lệ, động viên, đồng hành với ý chí của cán bộ, đảng viên, không có tư tưởng né tránh, giữ an toàn cho nhiệm kỳ của mình.

Thực tế cho thấy, tập thể lãnh đạo hoặc cá nhân nào dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách thì nơi đó phát triển nhanh và bền vững. Bài học từ tỉnh Lào Cai về tầm nhìn xa: Ngay từ những năm đầu tái lập tỉnh, không sợ khó, sợ khổ, việc đề nghị Trung ương chọn thị xã Lào Cai cũ làm tỉnh lỵ Lào Cai đã phát huy được nhiều lợi thế cho phát triển. Sáp nhập 2 thị xã Lào Cai, Cam Đường thành một đô thị đã tạo đà cho thành phố Lào Cai trở thành đô thị loại II, đang phấn đấu trở thành đô thị loại I trong những năm tới. Mở tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cầu nối cho phát triển kinh tế - xã hội không chỉ cho Lào Cai mà cả vùng miền núi Tây Bắc. Quy hoạch, xây dựng huyện Sa Pa thành khu du lịch quốc gia về cảnh quan, về tâm linh với những công trình mang tầm thời đại, đưa Sa Pa trở thành thị xã du lịch…

Đó là thành quả về sự sáng tạo, đột phá của lãnh đạo tỉnh được Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đồng tình, chung sức, chung lòng xây dựng Lào Cai mỗi ngày thêm đổi mới và phát triển. Đối với cán bộ, đảng viên và Nhân dân có sáng kiến, đề tài khoa học đem lại lợi ích cho tỉnh đều được lãnh đạo các cấp, các ngành động viên, khuyến khích, tạo điều kiện nghiên cứu, thực hiện đã và đang phát huy hiệu quả. Đó là những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn của một tỉnh nghèo năng động, sáng tạo, dám đột phá để bứt lên phát triển thành điểm sáng của khu vực miền núi phía Bắc.

Từ minh chứng trên cho thấy năng động, sáng tạo là phát triển. Kết luận số 14 của Bộ Chính trị khóa XIII là định hướng của Đảng khuyến khích và bảo vệ nhân tài phát huy sức sáng tạo, không những là “tấm khiên” mà còn là “chìa khóa” giúp hiền tài mở trí, để người có tâm, có tầm, có ý chí “6 dám” yên tâm phục vụ lợi ích chung của đất nước và Nhân dân trong sự nghiệp đổi mới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Sáng 3/5, Thành ủy Lào Cai tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai. Dự hội thảo có lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện đảng ủy, ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường.

Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Trên hành trình đi theo “dấu chân” những đoàn dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ huyện Văn Bàn, chúng tôi theo Quốc lộ 279 để tới đỉnh đèo Khau Co, điểm di tích lịch sử với những chi tiết rất đỗi hào hùng. Thật xúc động khi được nghe câu chuyện về bước chân gánh gạo của những dân công hỏa tuyến, sự chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ đánh Pháp năm xưa cũng như chuyện giữ rừng, phát triển kinh tế của Nhân dân nơi “cửa gió” hôm nay.

Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Có một dân tộc mà khi Tổ quốc cần là phụ nữ “chân yếu tay mềm” cũng xung phong ra tiền tuyến, họ không trực tiếp chiến đấu thì cũng cố gắng trực tiếp phục vụ đánh giặc. Tỉnh Lào Cai có hàng nghìn người đã tình nguyện tham gia dân công hỏa tuyến, trong đó tỷ lệ phụ nữ rất đông, từng mở đường, làm cầu, phà, tháo ngòi nổ bom cháy chậm của địch, gánh quân lương, vận chuyển vũ khí phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát: Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Năm 2024, cả nước hướng về kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024). Nhóm phóng viên Báo Lào Cai theo dấu chân những dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa trên hành trình từ tỉnh biên giới Lào Cai đến chiến trường Điện Biên Phủ để hiểu hơn một thời hoa lửa, vượt qua bao gian khó, hiểm nguy của các thế hệ cha anh lên đường đánh giặc, giải phóng dân tộc.

Vẹn nguyên ký ức

Vẹn nguyên ký ức


Đã gần 50 năm trôi qua, mặc dù tuổi cao và không còn minh mẫn nhưng ký ức về cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất hai miền đất nước, ký ức ngày độc lập vẫn hằn sâu trong tâm trí của các cựu chiến binh khi được sống trong thời khắc lịch sử.

fb yt zl tw