Việt Nam đóng góp thiết thực cho tiến bộ quyền con người toàn cầu

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã chính thức thông qua bằng đồng thuận hai nghị quyết do Việt Nam cùng các nước đề xuất và tham gia soạn thảo.

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã kết thúc khóa họp thường kỳ lần thứ 59, với 26 nghị quyết và quyết định được thông qua, trong đó có hai nghị quyết do Việt Nam tham gia Nhóm nòng cốt đề xuất và soạn thảo.

Khóa họp lần thứ 59 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc diễn ra từ ngày 16/6-8/7, thu hút sự tham dự của đông đảo đại diện các nước, tổ chức quốc tế liên chính phủ và tổ chức phi chính phủ, bao gồm: 5 phiên thảo luận chuyên đề, các phiên thảo luận, đối thoại với 35 thủ tục đặc biệt và các cơ chế nhân quyền của Liên hợp quốc, nhiều phiên tham vấn các dự thảo nghị quyết.

Kết quả khóa họp, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua 26 nghị quyết và quyết định, bổ nhiệm 2 nhân sự thuộc cơ chế “Các Thủ tục đặc biệt” (special procedures, tức là hệ thống các chuyên gia của Liên hợp quốc), và hoàn thành thủ tục thông qua Báo cáo Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của 14 nước.

Đoàn Việt Nam, do Đại sứ Mai Phan Dũng - Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva - làm Trưởng đoàn, đã tích cực tham dự Khóa họp.

Trong ngày 8/7, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã chính thức thông qua bằng đồng thuận hai nghị quyết do Việt Nam cùng các nước đề xuất và tham gia soạn thảo.

Đầu tiên là Nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người, với chủ đề tài chính khí hậu, nhận được sự đồng bảo trợ của hơn 63 quốc gia (tính đến cuối ngày 8/7 giờ Geneva).

Đây là kết quả của quá trình vận động và tham vấn sâu rộng do Phái đoàn Bangladesh chủ trì cùng với Việt Nam và Philippines.

Tiếp đó, Hội đồng cũng thông qua Nghị quyết về “Tăng cường hợp tác quốc tế, hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực để củng cố khuôn khổ quốc gia về bảo vệ và trao quyền cho trẻ em trong không gian mạng,” với hơn 87 quốc gia đồng bảo trợ (tính đến cuối ngày 8/7 giờ Geneva).

Đây cũng là một kết quả của quá trình vận động và tham vấn sâu rộng do Phái đoàn Saudi Arabia chủ trì cùng với Phái đoàn Việt Nam, Algeria, Azerbaijan, Kuwait và Pakistan.

Việt Nam đã tham gia tích cực trong Nhóm nòng cốt gồm ba nước Việt Nam, Bangladesh và Philippines trong quá trình xây dựng, tham vấn và giới thiệu Nghị quyết thường niên về biến đổi khí hậu và quyền con người tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc kể từ năm 2008.

Năm nay, với chủ đề “Tiếp cận tài chính khí hậu công bằng và hiệu quả,” Nghị quyết tiếp tục khẳng định mối liên hệ giữa tác động của biến đổi khí hậu với việc thụ hưởng các quyền con người, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo đảm tài chính khí hậu đóng vai trò hỗ trợ thực chất cho các quốc gia đang chịu tác động nặng nề.

Việc Việt Nam tham gia chủ động và xây dựng trong nghị quyết này là minh chứng cho cam kết của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người trong bối cảnh biến đổi khí hậu, đồng thời thể hiện rõ chính sách đối ngoại chủ động, tích cực và có trách nhiệm với các vấn đề toàn cầu.

Đối với nghị quyết về “Tăng cường hợp tác quốc tế, hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực nhằm củng cố khuôn khổ quốc gia về bảo vệ và trao quyền cho trẻ em trong không gian mạng,” việc giới thiệu thành công nghị quyết này phản ánh sự quan tâm ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế về thách thức và nguy cơ trẻ em phải đối mặt trên không gian mạng, đồng thời khẳng định vai trò và hình ảnh của Việt Nam trong các chủ đề nhân quyền mới nổi và có tính chất xuyên biên giới.

Mặt khác, nghị quyết cũng tái khẳng định tầm quan trọng của Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng, dự kiến Lễ mở ký Công ước này sẽ diễn ra tại Hà Nội ngày 25-26/10 tới.

Qua đó, Việt Nam tiếp tục thể hiện là một thành viên tích cực, có trách nhiệm và chủ động đóng góp vào quá trình xây dựng chuẩn mực quốc tế tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngoài ra, đoàn Việt Nam đã tích cực tham gia, phát biểu tại khoá họp, trong đó có các phiên họp, phiên thảo luận về nhiều chủ đề như về biến đổi khí hậu và quyền con người, đẩy lùi nạn mua bán người, đói nghèo cùng cực, nước sạch và vệ sinh, kinh doanh và quyền con người… và các phiên thông qua báo cáo UPR của các nước.

Cùng với các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đoàn Việt Nam cũng đã chủ động đóng góp vào việc xây dựng phát biểu chung của ASEAN về chuyển đổi công bằng trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Trong khuôn khổ khóa họp, Việt Nam đã tổ chức triển lãm ảnh “Việt Nam: Bản sắc, Nhân văn và Hội nhập” ngay tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva từ ngày 30/6-8/7.

Triển lãm thu hút sự quan tâm đặc biệt của bạn bè quốc tế với rất nhiều bức ảnh phản ánh sinh động về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, cũng như bản sắc văn hóa đa dạng của Việt Nam.

Đây không chỉ là hoạt động ngoại giao văn hóa ý nghĩa mà còn là sáng kiến cụ thể góp phần lan tỏa hình ảnh một Việt Nam đổi mới, phát triển năng động và hội nhập sâu rộng.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chủ trì tổ chức sự kiện bên lề về “Chuyển đổi hệ thống lương thực để thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm quyền lương thực,” với sự đồng bảo trợ của các nước Bangladesh, Hà Lan, Mexico và sự tham gia của hơn 50 đoàn đại biểu quốc tế và các tổ chức quốc tế lớn.

Sự kiện khẳng định vai trò đi đầu của Việt Nam trong thúc đẩy quyền con người trong bối cảnh mới, đặc biệt là quyền lương thực trong điều kiện biến đổi khí hậu đang ngày càng nghiêm trọng.

Các đại biểu quốc tế đánh giá cao nỗ lực và mô hình chuyển đổi hệ thống lương thực của Việt Nam, coi đây là kinh nghiệm thực tiễn quý báu có thể chia sẻ và nhân rộng.

Trong suốt khóa họp 59 của Hội đồng Nhân quyền, đoàn Việt Nam đã thể hiện vai trò chủ động, xây dựng và trách nhiệm cao trong mọi hoạt động của Hội đồng.

Với tinh thần đối thoại và hợp tác, đoàn Việt Nam đã tích cực tiếp xúc, tham vấn với các quốc gia, tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng nội dung các nghị quyết và đồng bảo trợ nhiều sáng kiến quan trọng liên quan đến quyền con người.

Những đóng góp thực chất đó phản ánh rõ nét quan điểm nhất quán và chính sách nhân văn của Việt Nam trong thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và các chuẩn mực quốc tế về quyền con người.

Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế và uy tín là một thành viên tích cực, có trách nhiệm của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025.

Những nỗ lực nổi bật trong khóa họp lần này là minh chứng rõ ràng cho cam kết của Việt Nam trong việc thúc đẩy đối thoại, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và bảo đảm quyền con người cho tất cả mọi người.

Đồng thời, đó cũng là nền tảng vững chắc để Việt Nam chuẩn bị tích cực cho việc tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028, tiếp tục đóng góp thực chất hơn nữa vào các vấn đề chung của cộng đồng quốc tế, thể hiện chính sách đối ngoại chủ động, tích cực, toàn diện và sâu rộng của Việt Nam.

vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10

Về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội đề nghị chỉ trình Quốc hội xem xét, thông qua những nội dung cấp bách để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong điều hành kinh tế-xã hội; còn những dự án luật dự kiến cho ý kiến lần đầu và thông qua theo quy trình 2 kỳ họp thì nên để lại đến nhiệm kỳ sau.

Phát động đợt thi đua cao điểm tình nguyện tham gia hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Phát động đợt thi đua cao điểm tình nguyện tham gia hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Sáng 10/7, tại thôn Xả Hồ, xã Xuân Quang, tỉnh Lào Cai, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức Lễ phát động đợt thi đua cao điểm tình nguyện tham gia hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên.

Đoàn công tác Sở Dân tộc và Tôn giáo làm việc với UBND xã Y Tý

Đoàn công tác Sở Dân tộc và Tôn giáo làm việc với UBND xã Y Tý

Ngày 10/7, Đoàn công tác của Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Lào Cai do đồng chí Nguyễn Quốc Luận, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở làm Trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình thực hiện công tác dân tộc, tôn giáo và triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 tại xã Ý Tý.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành nội chính Đảng

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành nội chính Đảng

Sáng 10/7, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị trực tiếp, kết hợp trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 ngành nội chính Đảng; quán triệt, triển khai Kết luận chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp.

Tháo gỡ các vướng mắc, có cơ chế để phát huy hơn nữa nguồn lực từ đất đai

Tháo gỡ các vướng mắc, có cơ chế để phát huy hơn nữa nguồn lực từ đất đai

Sáng 10/7, tại Trụ sở Chính phủ, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết số 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai.

“5 cùng” - Hành trình phát triển bền vững

“5 cùng” - Hành trình phát triển bền vững

Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tạo dấu ấn đậm nét với tinh thần “5 cùng” - cùng đi, cùng đến, cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng - như kim chỉ nam cho hợp tác quốc tế bền vững, bao trùm và công bằng.

Việt Nam đảm bảo thực thi tốt nhất quyền dân sự, chính trị theo Công ước ICCPR

Việt Nam đảm bảo thực thi tốt nhất quyền dân sự, chính trị theo Công ước ICCPR

Mặc dù trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã và luôn dành những nguồn lực tốt nhất, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ để thúc đẩy, đảm bảo thực thi một cách tốt nhất quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền dân sự và chính trị theo Công ước ICCPR.

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

Chiều 9/7, tiếp tục chương trình làm việc tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự phiên họp hẹp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 với trọng tâm là kiểm điểm, định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN và trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.

Tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng theo hướng giảm số lượng, tinh gọn bộ máy

Tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng theo hướng giảm số lượng, tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương sẽ lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ hoạt động trực thuộc MTTQ Việt Nam theo hướng dẫn giảm số lượng hội, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong, hoạt động thiết thực hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu từ ngày 27/7/2025 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu từ ngày 27/7/2025 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát

Trưa 9/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo. Cùng dự phiên họp có các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn phát biểu kết luận buổi làm việc.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Ngày 9/7, ngay sau Hội nghị trực tuyến Phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, đồng chí Trần Huy Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo các sở, ngành, Ban Quản lý dự án của tỉnh về công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án đầu tư xây dựng đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đoạn qua địa phận tỉnh Lào Cai.

fb yt zl tw