Chất lượng dịch vụ mới là “thỏi nam châm” níu chân du khách

Trước bối cảnh du lịch kiệt quệ vì đại dịch Covid-19, du lịch Việt Nam cần lắm những giải pháp đột phá để tìm lại thời hoàng kim như năm 2019. Ngoài các giải pháp về chính sách, nhiều người cho rằng cần khởi động lại chiến dịch “Nụ cười Việt Nam” để thu hút và giữ chân du khách.

“Trông người mà ngẫm đến ta”

Nhiều điểm đến trên thế giới tuy không sở hữu tài nguyên dồi dào, hấp dẫn như Việt Nam nhưng vẫn luôn thu hút lượng lớn du khách quốc tế, trong đó có khách Việt Nam. Một trong những bí quyết quan trọng của họ là cách làm dịch vụ bài bản, thân thiện, khiến du khách muốn quay trở lại nhiều lần.

CBNV Sun World tận tình chào đón du khách lên ca bin cáp treo.
CBNV Sun World tận tình chào đón du khách lên ca bin cáp treo.

Điển hình nhất là Thái Lan, “quốc bảo" của xứ sở Chùa Vàng chính là nụ cười. Nhiều khách du lịch quốc tế đã khẳng định như thế và lý giải đó chính là thứ khiến họ luôn muốn quay lại Thái Lan. Nụ cười và sự vui vẻ đã trở thành thương hiệu cho điểm đến này. Thậm chí, người Thái đã nâng tầm sự vui vẻ lên thành một phẩm chất dân tộc, một cách sống đáng được ngưỡng mộ.

Không chỉ vậy, người Thái đã thực sự lan tỏa cho khách năng lượng tích cực mỗi khi nở nụ cười, khiến khách vui vẻ khi đến Thái Lan, muốn ở lại lâu hơn và quay lại nhiều lần hơn. Ở Việt Nam, vấn đề văn minh du lịch cũng đã được quan tâm nhiều năm nay nhưng thực tế chưa có một chương trình, chiến dịch cụ thể nào có tầm bao quát, từng bước thay đổi thái độ ứng xử của người Việt khi đón tiếp khách cũng như khi đi du lịch nước ngoài.

Thế mới có chuyện, mấy năm trước, một người lái xích lô “chặt chém” tiền của khách nước ngoài đi thăm phố cổ Hà Nội khiến lãnh đạo Tổng cục Du lịch, lãnh đạo Sở Du lịch Hà Nội “muối mặt” trực tiếp xin lỗi khách.

Tình trạng khách bị chửi bới vì không mua hàng, khách bị ép mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ, bị móc túi ở Bờ Hồ, bị đặt gánh hàng rong lên vai chụp ảnh rồi tính tiền “giá trên trời”... vẫn còn là chuyện phổ biến ở các điểm đến của Việt Nam. 

Với mong muốn biến Việt Nam thành đất nước của những nụ cười, ông Phùng Quang Thắng, Chủ tịch Chi hội Lữ hành Hà Nội, Chủ tịch HĐQT Công ty Đầu tư và Phát triển Du lịch Bền vững Việt Nam cho rằng: “Thái độ và hình ảnh của mỗi người dân chính là hình ảnh của điểm đến, cao hơn nữa sẽ góp phần tạo nên bộ mặt quốc gia. Cần ngay lập tức khởi động chiến dịch “Nụ cười Việt Nam” để góp phần tăng lợi thế cạnh tranh của du lịch Việt Nam”.

Ông Thắng cũng cho rằng, cần có những hành động thực tế và có biện pháp để thực hiện các quy tắc ứng xử văn hóa, văn minh du lịch. Việc này phải làm thường xuyên, kiên trì, không phải chỉ đưa ra bộ quy tắc ở mức tuyên truyền mà còn kết hợp với nhiều giải pháp khác nhau như: tập huấn, cập nhật thông tin, các quy định về ứng xử văn minh cho người làm du lịch, dịch vụ và truyền thông trên nhiều phương tiện khác nhau.

Sun World “níu chân” du khách bằng “nụ cười”

Chẳng phải ngẫu nhiên mà nhiều năm nay, Sun World (thuộc tập đoàn Sun Group) trở thành cái tên hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vui chơi giải trí. Không chỉ sở hữu những công viên và quần thể du lịch quy mô lớn đẳng cấp thế giới như Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng); Sun World Fansipan Legend (Sa Pa, Lào Cai); Sun World Phu Quoc (Phú Quốc); Sun World Ha Long (Quảng Ninh) hay Công viên châu Á – Asia Park (Đà Nẵng), đây cũng là thương hiệu ghi dấu ấn sâu sắc với du khách bằng chất lượng dịch vụ bài bản, chuyên nghiệp và vô cùng tận tâm.

CBNV Sun World luôn cười tươi chào đón du khách.
CBNV Sun World luôn cười tươi chào đón du khách.

Đặc biệt, Sun World xây dựng riêng cho mình một phong cách phục vụ với chất lượng “Dịch vụ từ tâm”. “Trong lĩnh vực dịch vụ, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những doanh nghiệp có tiêu chuẩn dịch vụ chuyên nghiệp, làm sao để mọi người dễ dàng nhận ra được “À đây là dịch vụ của Sun Group” và nó mang văn hóa của Sun Group. Đó là lý do mà “Dịch vụ từ Tâm” ra đời” – bà Trần Nguyện - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Sun World cho biết.

“Dịch vụ từ Tâm (DVTT) của Sun Group không chỉ là đào tạo cho CBNV nắm những quy chuẩn trong đón tiếp, phục vụ trong quá trình phục vụ du khách như: Mỉm cười, xin chào, xin lỗi hay các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý sự cố… mà hướng đến mục tiêu cao hơn là khiến CBNV hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc khách hàng và thể hiện được nét văn hóa riêng của Sun Group khi ứng xử với khách hàng. Để từ đó, CBNV sẽ tự giác phục vụ và hỗ trợ, chăm sóc du khách một cách chân thành, hành động từ trái tim, chứ không vì quy tắc hay mệnh lệnh nào”, đại diện Sun World chia sẻ.

Đến thời điểm này, nhờ phổ cập đào tạo DVTT trên toàn hệ thống, chất lượng dịch vụ của chuỗi Sun World trên cả nước ngày càng bài bản, chuyên nghiệp và nhận được phản hồi tốt của đối tác, khách hàng.

Bà Trần Nguyện khẳng định: “Có nhiều giải pháp để thu hút khách, nhưng chất lượng dịch vụ mới là “thỏi nam châm” níu chân du khách và khiến họ quay trở lại nhiều lần. Tuy nhiên, dịch vụ đấy phải đến từ trái tim của những người làm du lịch. Cái gì đến từ trái tim sẽ chạm tới trái tim”.

Với cách làm du lịch mới mẻ và ý nghĩa này, Tập đoàn Sun World không chỉ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của các điểm đến, từ đó nâng tầm vị thế của du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới, mà còn đang dần làm thay đổi nhận thức của người dân và cả cộng đồng doanh nghiệp tại các địa phương về cách làm dịch vụ du lịch. “Đã đi du lịch nhiều nơi trong nước và nước ngoài, song tôi vẫn thích cách làm dịch vụ của khu du lịch Sun World Ba Na Hills. Bài bản, chuyên nghiệp và cực kỳ thân thiện, các bạn nhân viên dù đứng dưới nắng nóng gay gắt vẫn cười tươi, tận tình hướng dẫn du khách, cảm giác như các bạn không biết mệt là gì. Đây cũng là điểm đến hiếm hoi tôi thấy nhân viên luôn gửi lời “Xin chào” đến mọi du khách. Mong rằng cách làm du lịch chuyên nghiệp này được lan tỏa khắp các điểm đến của Việt Nam”- anh Trần Hải Hòa, du khách đến từ TP Hồ Chí Minh bày tỏ.

Lớp đào tạo Dịch vụ từ tâm cho CBNV Sun World.
Lớp đào tạo Dịch vụ từ tâm cho CBNV Sun World.

Theo Báo cáo Đánh giá chất lượng Dịch vụ từ Tâm của Công ty Tư vấn Quản lý OCD thực hiện tại Sun World Ha Long và Sun World Ba Na Hills vào tháng 11/2022, kết quả khảo sát khách hàng thông qua bảng hỏi và khách hàng bí mật cho thấy, chất lượng tổng quan DVTT của Sun World được đánh giá ở mức khá tốt, tất cả đều trên 91%. Tỷ lệ khách hàng cho biết sẵn sàng sử dụng lại dịch vụ và giới thiệu cho người thân, bạn bè chiếm mức cao.

Để có thể nâng tầm chất lượng dịch vụ bài bản và hấp dẫn như Thái Lan hay Hàn Quốc, Nhật Bản,… du lịch Việt Nam vẫn còn thiếu nhiều yếu tố. Tuy nhiên, từ những nỗ lực nhỏ bé như “Dịch vụ từ Tâm” mà Sun World của Sun Group đang gây dựng, cách làm du lịch bài bản, chuyên nghiệp và tận tâm đã được lan tỏa tới các điểm đến, cộng đồng du lịch địa phương và các đối tác du lịch. Nếu cách làm này ngày càng được nhân rộng, tin rằng Việt Nam sẽ sớm trở thành điểm đến của “những nụ cười”, sẽ khiến du khách quốc tế muốn quay trở lại nhiều lần.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách chọn Lào Cai để tham quan, nghỉ dưỡng, bởi cái họ tìm đến không chỉ là không khí trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, mà còn là trải nghiệm văn hóa, điều mà không resort nào ở nơi khác có thể sao chép được.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính, mà còn mở ra một không gian phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Với những tiềm năng, lợi thế được cộng hưởng, sự liên kết sẽ được hình thành, doanh nghiệp kỳ vọng có thêm động lực và cơ hội để vươn tầm.

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Đến với Hồ Thác Bà (tỉnh Lào Cai), du khách không chỉ được đi trên những con thuyền để ngắm nhìn cảnh đẹp sông nước, thăm các nhà nổi nuôi cá lồng mà giờ đây còn được tận mắt ngắm nhìn, thu hái và thưởng thức những trái nho ngọt ngào.

Chạm vào bản Thái

Chạm vào bản Thái

Không ồn ào, nhưng lại đủ sâu lắng để chạm đến cảm xúc của bất kỳ ai từng một lần ghé qua. Đó là bản Thái - điểm đến giữa lòng xã Mù Cang Chải, tỉnh Lào Cai. Nơi đây, mỗi mái nhà sàn, mỗi triền ruộng bậc thang, mỗi gương mặt người bản địa đều mang hơi thở của núi rừng và nhịp sống riêng biệt. Khi đến, bạn không chỉ ngắm nhìn mà còn được chạm vào một miền văn hóa đang âm thầm tỏa hương.

Tuyên Quang: Tạm dừng đón khách tham quan cụm di tích Nà Nưa

Tuyên Quang: Tạm dừng đón khách tham quan cụm di tích Nà Nưa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang cho biết sẽ tạm dừng đón khách tham quan tại cụm di tích Nà Nưa, thuộc Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào kể từ ngày 7/7 để thực hiện dự án Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào đến khi có thông báo mới.

Chuyến đi nhân ái – Du lịch vì cộng đồng

Chuyến đi nhân ái – Du lịch vì cộng đồng

Trong nhịp sống hối hả, những chuyến du lịch không chỉ dừng lại ở việc khám phá cảnh đẹp hay tận hưởng tiện nghi mà còn mang theo giá trị nhân văn sâu sắc. Một trong những hình thức đặc biệt ấy là du lịch tình nguyện - nơi từng bước chân lữ khách in dấu yêu thương, mỗi trải nghiệm gắn liền với sự sẻ chia và lan tỏa những điều tốt đẹp cho cộng đồng.

Hỗ trợ trồng hơn 35 nghìn cây hoa phát triển du lịch sinh thái

Hỗ trợ trồng hơn 35 nghìn cây hoa phát triển du lịch sinh thái

Vừa qua, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai đã phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai chương trình hỗ trợ cây giống hoa và tổ chức trồng hoa tại điểm du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô và xã Lùng Phình (trước đây là xã Tả Van Chư, huyện Bắc Hà).

Du khách Việt Nam đến Nhật Bản cao kỷ lục

Du khách Việt Nam đến Nhật Bản cao kỷ lục

Số lượng du khách Việt Nam đến Nhật Bản trong năm 2024 đạt 621.173 lượt. Đây là năm thứ hai liên tiếp lượng khách từ Việt Nam tới Nhật Bản đạt kỷ lục trong lịch sử, đánh dấu bước tiến mạnh mẽ trong du lịch hai nước.

fb yt zl tw