Chào Tổ quốc từ ngã ba sông

LCĐT - Dáng vóc của dải đất hình chữ S bên bờ Biển Đông chưa bao giờ gần với tôi đến vậy. Lá cờ đỏ sao vàng trên nóc kỳ đài tung bay giữa trời xanh, soi bóng xuống dòng sông Mẹ. Thiêng liêng và tự hào biết bao khi đứng dưới quốc kỳ ngay bên bờ sông biên giới, điểm mốc xác định chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Nơi đã cho tôi và những người trẻ tuổi ghi nhớ về năm tháng hào hùng của dân tộc, về một dòng sông cuộn chảy phù sa, bồi đắp cho những làng quê trù phú, nuôi dưỡng bao thế hệ con Rồng, cháu Tiên...  

Cột cờ Lũng Pô tọa lạc nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt.
Cột cờ Lũng Pô tọa lạc nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt.

Đã nhiều lần đến Lũng Pô, nhưng mỗi lần đến đây tôi đều có một cảm xúc thật đặc biệt, hồi hộp và háo hức lạ thường. Đứng trước dòng sông Mẹ, khỏa tay vào dòng nước đầu tiên chảy vào đất Việt, tôi có cảm giác thiêng liêng, bởi chính nguồn nước chứa đựng phù sa này đã bồi đắp, gieo mầm, nuôi lớn bao nhiêu ước mơ, tâm hồn của những thế hệ người Việt. Trên ngã ba sông huyền thoại, cột cờ Lũng Pô, công trình của tuổi trẻ Lào Cai hoàn thành, sừng sững, uy nghiêm. Dưới bóng cờ Tổ quốc, trái tim tôi như đập nhanh hơn, từng nhịp, từng nhịp thổn thức…
Địa danh Lũng Pô theo người dân địa phương có nghĩa là đầu Rồng. Truyền thuyết kể lại rằng, vùng đất Lũng Pô xưa do người con út của Long Vương cai quản. Lũng Pô bằng phẳng có cảnh quan tươi đẹp, dòng nước trong xanh, mát lành, là nơi các nàng tiên, con gái của Tiên Ông thường hay xuống dạo chơi, tắm mát. Chàng hoàng tử Rồng đã đem lòng yêu nàng tiên út, cùng nàng chu du, thưởng ngoạn cảnh đẹp nơi đây. Ngọc Hoàng biết chuyện trách phạt, đã biến vùng đất thành chốn “thâm sơn cùng cốc”, đất đá chuyển động, nơi sụt lún sâu thẳm, nơi chất ngất vươn cao thành núi, hình thành lên Lũng Pô ngày nay.
Đồng chí Hà Đức Minh, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Lào Cai chia sẻ: Ban đầu, tôi đưa ra rất nhiều ý tưởng và suy nghĩ đến những địa danh như: Chi bộ Đảng đầu tiên thôn Soi Lần, “nóc nhà Đông Dương” - Fansipan, hay xây dựng nhà bán trú cho học sinh vùng cao để làm công trình thanh niên. Nhưng trong tôi vẫn luôn đau đáu mong muốn sẽ có công trình mang tầm vóc, để lại dấu ấn của tuổi trẻ. Nhiều đêm trăn trở, tôi nghĩ đến cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) - nơi mình đã từng đặt chân đến. Như một ý niệm tiền định từ trước, tôi lại nghĩ ngay đến dòng sông Mẹ. Và thế rồi, ý tưởng về cột cờ Lũng Pô - nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt hình thành.

Bên cột cờ Lũng Pô. Lá cờ mang từ Trường Sa về treo trên cột cờ Lũng Pô.
Bên cột cờ Lũng Pô.
Bên cột cờ Lũng Pô. Lá cờ mang từ Trường Sa về treo trên cột cờ Lũng Pô.
Lá cờ mang từ Trường Sa về treo trên cột cờ Lũng Pô.

Từ cột cờ nhìn xuống, dòng suối Lũng Pô thần tiên, xanh mát uốn quanh “đầu Rồng”, rồi xuôi dòng hợp thủy với Hồng Hà đỏ nặng phù sa. Nếu như cột cờ Hà Nội với ý nghĩa là biểu tượng lịch sử cho sự bất khuất, dũng cảm của nhân dân Thủ đô trong cuộc chiến tranh chống thực dân xâm lược, thì cột cờ Lũng Pô là biểu tượng của tuổi trẻ hôm nay với niềm tự hào dân tộc, với khát khao chinh phục, nối tiếp truyền thống cha anh. Điều đó lý giải tại sao thân cột cờ cao 31,43 m, lấy con số tượng trưng cho đỉnh Fansipan có chiều cao 3.143 m. Cột cờ là khát vọng vươn lên đỉnh vinh quang của tuổi trẻ “Cùng trèo lên đỉnh núi cao vời vợi - Để ta khắc tên mình trên đời” như lời bài hát của cố ca sỹ, nhạc sỹ Trần Lập đã viết. Nếu cột cờ Lũng Cú trên đỉnh Long Sơn (đầu Rồng cực Bắc của Tổ quốc), niềm tự hào của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Việt Bắc với một thời kỳ hiển hách những chiến công cách mạng, thì cột cờ Lũng Pô được ví như “ngọn hải đăng trên sông” bao quát trọn miền biên viễn.
Cột cờ được xây dựng ngay doi đất gần cột mốc 92. Dưới chân cột cờ này, những người lính biên phòng A Mú Sung mùa xuân năm 1979 đã chiến đấu và ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc. Cũng dưới chân cột cờ này, chỉ 6 năm về trước, trung úy trinh sát Trần Văn Duẩn, quê ở ở tận cuối dòng sông Hồng đã hy sinh ở tuổi 30 khi đang thực hiện nhiệm vụ nơi biên giới. Những chiến sỹ nằm lại nơi đầu nguồn biên ải với tuổi thanh xuân, với những ước mơ về ngôi nhà hạnh phúc vẫn còn dang dở. Có lẽ vì vậy, mà cố nhạc sỹ Thuận Yến đã phổ nhạc những lời thơ xúc động của nhà thơ Dương Soái: “Biết là em năm ngóng, tháng chờ/Cứ chiều chiều ra sông gánh nước/Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt/Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong”. Họ đã hy sinh tuổi xuân, xa gia đình, quê hương để đến trấn ải vùng biên viễn.
“Con đường thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”, lời hịch đó của người thanh niên cộng sản đầu tiên Lý Tự Trọng vẫn khắc sâu trong tâm khảm thượng úy Đào Văn Ninh, Tổ trưởng Tổ kiểm soát lưu động và những người lính Trạm Biên phòng Lũng Pô. Anh Ninh bộc bạch: “Các thế hệ lính biên phòng đã và đang đứng gác ở cột mốc biên giới 92 nơi ngã ba sông này đều thề quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, vì sự bình yên của nhân dân”. Cột cờ Lũng Pô là biểu tượng sự tiếp nối của tuổi trẻ với truyền thống yêu nước của thế hệ đi trước đã anh dũng đấu tranh bảo vệ biên giới.
Đồng chí Giàng Quốc Hưng, Bí thư Tỉnh đoàn chia sẻ: Tuổi trẻ Lào Cai hôm nay dựng lên kỳ đài này với minh chứng sẽ không bao giờ quên chiến công thầm lặng, sự hy sinh cao cả vì đất nước của những người lính kiên trung, chắc tay súng bảo vệ chủ quyền đất nước. Bên cột cờ, chúng tôi kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của những người đã khuất và thầm biết ơn những chiến công của thế hệ đi trước. Mồ hôi, nước mắt và máu của những chiến sỹ đã thấm vào đất Mẹ, nhưng tiếng gọi gìn giữ non sông vẫn âm vang khắp núi rừng và nhắc nhở những chiến sỹ biên phòng hôm nay thức cùng cây súng, để vùng biên cương luôn được đón những mùa xuân ấm áp, yên vui.
Tung bay trên đỉnh cột cờ Lũng Pô, lá cờ Tổ quốc diện tích 25 m2 có ý nghĩa tượng trưng cho 25 dân tộc anh em ở Lào Cai. Điều đặc biệt hơn, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh cột cờ còn mang hơi thở của Biển Đông. Bí thư Tỉnh đoàn Giàng Quốc Hưng trong hải trình “Tuổi trẻ kết nối với biển đảo quê hương” đã mang lá cờ này đến Quần đảo Trường Sa. Mỗi đảo, nhà giàn đặt chân đến, anh Hưng đều xin dấu mộc và chữ ký của người chỉ huy đơn vị hải quân. Đồng chí Giàng Quốc Hưng tâm sự: Mỗi con dấu được đóng trên quốc kỳ, các cán bộ, chiến sỹ Quần đảo Trường Sa đều mong muốn tuổi trẻ Lào Cai tiếp tục có nhiều đóng góp hơn nữa cho Tổ quốc thân yêu.
Thật tuyệt vời biết bao khi lá quốc kỳ mang dư vị mặn mòi của Biển Đông, tinh thần “thép” của những người lính hải quân đang ngày đêm bảo vệ biển đảo Tổ quốc, phấp phới hiên ngang nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Đó là sự kết nối thiêng liêng từ miền biên giới tới biển đảo, từ “Nóc nhà Đông Dương” tới sóng nước Trường Sa... Những trang sử mới của đất nước hôm nay, ngày mai vẫn đang được viết tiếp bằng những hạt phù sa sông Hồng; nơi dòng lịch sử ghi thêm dấu ấn bằng cột cờ Lũng Pô.
Giữa tiết trời cuối đông, cái rét nơi đầu nguồn biên giới tê tái cứa vào da thịt, nhưng tôi vẫn cảm thấy ấm áp vô cùng. Tôi đưa tay lên chào Tổ quốc, hùng hồn cất vang lời Quốc ca quen thuộc. Trái tim tôi rung lên những nhịp đập tự hào về vùng đất biên cương đang náo nức vào xuân…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đã có hàng triệu lượt góp ý kiến của nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Đã có hàng triệu lượt góp ý kiến của nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Ủy ban sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cũng đã phối hợp với Chính phủ, Bộ Công an, các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến nhân dân từ ngày 6/5 vừa qua trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ và ứng dụng VNeID của Cơ sở dữ liệu quốc gia.

Thế hệ trẻ mang "vàng mười" đến Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Thế hệ trẻ mang "vàng mười" đến Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Quàng Thị Tâm, Nguyễn Hà My, Nguyễn Thị Thanh Tiền, Nguyễn Văn Khánh Phong, Hoàng Văn Chính là những người trẻ thế hệ 2K sở hữu những tấm Huy chương Vàng lấp lánh ở nhiều đấu trường thể thao. Họ là đại biểu Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ VIII năm 2025.

Học viện Hải quân tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị

Học viện Hải quân tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị

Chiều 13/5, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Đảng ủy Học viện Hải quân tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chuẩn Đô đốc Nguyễn Hữu Thoan, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Học viện chủ trì hội nghị.

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013:Mọi luận điệu xuyên tạc đều vô nghĩa, lạc lõng

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013:Mọi luận điệu xuyên tạc đều vô nghĩa, lạc lõng

Quốc hội khóa XV đang triển khai các bước chặt chẽ, dân chủ để sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là quyết sách chiến lược nhằm hiến định việc thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 đảm bảo đúng tiến độ để trình Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 đảm bảo đúng tiến độ để trình Quốc hội

Chiều 13/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Ban Bí thư về việc triển khai và tình hình lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Quốc hội xem xét dự thảo Nghị quyết giảm 2% thuế GTGT để hỗ trợ phục hồi kinh tế

Quốc hội xem xét dự thảo Nghị quyết giảm 2% thuế GTGT để hỗ trợ phục hồi kinh tế

Ngày 13/5, tại Kỳ họp thứ 9, Bộ trưởng Bộ Tài chính, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, đã trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT). Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra về nội dung này.

Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm việc với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai

Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm việc với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai

Sáng 13/5, Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và kết quả triển khai thực hiện mô hình tuyên vận của tỉnh.

Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong lấy ý kiến tham gia dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong lấy ý kiến tham gia dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Đó là chỉ đạo của đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tại Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh triển khai kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các cấp, các ngành về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 diễn ra sáng 13/5.

fb yt zl tw