Cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước có thể tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Chính phủ đề xuất bổ sung quy định cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Đây là quy định mới so với Nghị quyết số 130/2020/QH14 đã được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 13/11/2020.

Tạo hành lang pháp lý vững chắc cho triển khai lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình

Chiều 14/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày Tờ trình dự án luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang. (Ảnh: BÙI GIANG)
Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang. (Ảnh: BÙI GIANG)

Bộ trưởng nêu rõ, việc xây dựng, ban hành Luật nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, vững chắc, lâu dài, ổn định cho việc triển khai lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, đồng thời củng cố sự đồng thuận chính trị và sự ủng hộ của xã hội đối với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đóng góp vào sứ mệnh cao cả gìn giữ hòa bình thế giới của Liên hợp quốc.

Theo quy định hiện hành tại Nghị quyết số 130/2020/QH14, lực lượng được cử tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc gồm: sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật, chiến sĩ và đơn vị thuộc Bộ Công an.

Tại dự thảo Luật, Chính phủ đề xuất bổ sung quy định đối với đối tượng dân sự là cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Đây là quy định mới so với Nghị quyết số 130/2020/QH14 về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, đã được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 13/11/2020.

Lý giải đề xuất nêu trên, Bộ trưởng Phan Văn Giang cho biết, Đề án tổng thể về Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc được Bộ Chính trị thông qua vào tháng 11/2012, đã có quy định về việc cử đối tượng dân sự tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của tổ chức này.

Tại một số cuộc tiếp xúc cấp cao, lãnh đạo Liên hợp quốc cũng đề nghị Việt Nam cân nhắc mở rộng lực lượng, phạm vi, địa bàn, đối tượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình, bao gồm cả các vị trí lãnh đạo dân sự, chuyên gia dân sự tại các phái bộ thực địa và các vị trí dân sự tại Ban Thư ký Liên hợp quốc.

Một lý do nữa, việc cử đối tượng dân sự tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích tiềm năng; giúp huy động thêm nguồn nhân lực để tham gia sâu rộng hơn vào các hoạt động gìn giữ hòa bình, nhất là các vị trí lãnh đạo hoặc vị trí tại các cơ quan hoạch định chính sách của Liên hợp quốc. Qua đó sẽ mở rộng tầm ảnh hưởng, nâng cao vị trí, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thực tế cho thấy, nhiều quốc gia (Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ…) đã và đang cử các viên chức chính phủ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại các phái bộ thực địa và các cơ quan hoạch định chính sách hoặc Trụ sở Liên hợp quốc.

Điển hình như Trung Quốc, nước này có chiến lược thúc đẩy mạnh mẽ và đã cử số lượng lớn nhân viên dân sự làm việc tại các văn phòng tại Trụ sở Liên hợp quốc và tại thực địa. Đây là bước đi mang tính chiến lược, tầm nhìn dài hạn nhằm gia tăng mức độ, phạm vi ảnh hưởng, trực tiếp tham gia soạn thảo, hoạch định các chính sách của Liên hợp quốc ở các cấp độ.

Quang cảnh phiên họp ở hội trường chiều 14/5. (Ảnh: BÙI GIANG)
Quang cảnh phiên họp ở hội trường chiều 14/5. (Ảnh: BÙI GIANG)

Năm nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Cũng theo Tờ trình của Chính phủ, một quy định mới nữa so với Nghị quyết số 130/2020/QH14 đó là dự thảo Luật bổ sung quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Bộ trưởng Phan Văn Giang cho biết, trên thực tế, ý thức dân tộc, ý thức trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật của các cá nhân, đơn vị của Việt Nam đã và đang tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là rất tốt.

Tuy nhiên, xuất phát từ vị trí, vai trò của lực lượng này là đại diện cho đất nước tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình trong khu vực và trên thế giới trong khuôn khổ Liên hợp quốc, cần có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm nhằm bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.

Dự thảo Luật quy định 5 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, cụ thể là:

Lợi dụng, lạm dụng việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.

Mua chuộc, hối lộ, dụ dỗ, lôi kéo hoặc ép buộc người tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình để thực hiện hành vi trái pháp luật.

Phân biệt đối xử về giới, chia rẽ, kỳ thị dân tộc, chủng tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa trong tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình.

Phát tán hình ảnh sai lệch, lộ lọt thông tin bí mật Nhà nước.

Các hành vi khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và Liên hợp quốc trong quá trình tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc Lê Tấn Tới. (Ảnh: BÙI GIANG)
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc Lê Tấn Tới. (Ảnh: BÙI GIANG)

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội Lê Tấn Tới nêu rõ, Ủy ban nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc với những lý do đã được nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Về chế độ, chính sách (Điều 25), có ý kiến đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định về chế độ, chính sách đối với cá nhân bị ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc bị bệnh sau khi kết thúc nhiệm vụ, được xác định nguyên nhân do quá trình thực hiện nhiệm vụ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc gây ra.

Một số ý kiến đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định cụ thể về chế độ, chính sách mang tính ưu tiên, khuyến khích đối với lực lượng là nữ giới tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; đề nghị bổ sung quy định về hình thức, hiện vật khen thưởng nhằm ghi nhận, tôn vinh cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ trong tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình...

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 đảm bảo đúng tiến độ để trình Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 đảm bảo đúng tiến độ để trình Quốc hội

Chiều 13/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Ban Bí thư về việc triển khai và tình hình lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Quốc hội xem xét dự thảo Nghị quyết giảm 2% thuế GTGT để hỗ trợ phục hồi kinh tế

Quốc hội xem xét dự thảo Nghị quyết giảm 2% thuế GTGT để hỗ trợ phục hồi kinh tế

Ngày 13/5, tại Kỳ họp thứ 9, Bộ trưởng Bộ Tài chính, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, đã trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT). Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra về nội dung này.

Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm việc với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai

Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm việc với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai

Sáng 13/5, Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và kết quả triển khai thực hiện mô hình tuyên vận của tỉnh.

Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong lấy ý kiến tham gia dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong lấy ý kiến tham gia dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Đó là chỉ đạo của đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tại Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh triển khai kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các cấp, các ngành về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 diễn ra sáng 13/5.

Khai mạc Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các cấp, các ngành về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Khai mạc Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các cấp, các ngành về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Sáng 13/5, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các cấp, các ngành về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Mốc son mới, tầm vóc mới của quan hệ giữa Việt Nam với các nước bạn bè truyền thống

Mốc son mới, tầm vóc mới của quan hệ giữa Việt Nam với các nước bạn bè truyền thống

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc thành công tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Belarus.

Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 62/CĐ-TTg ngày 12/5/2025 về việc triển khai thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Đề xuất không quy định cứng số lượng thành viên Ủy ban bầu cử ở cấp xã

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Đề xuất không quy định cứng số lượng thành viên Ủy ban bầu cử ở cấp xã

Thảo luận tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND); việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, chiều 12/5, các đại biểu Quốc hội đề xuất không quy định cứng số lượng thành viên Ủy ban bầu cử ở cấp xã.

fb yt zl tw