Ngày 14/5, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương

Theo chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 14/5, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu trong phiên thảo luận ngày 13/5/2025. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu trong phiên thảo luận ngày 13/5/2025. Ảnh: An Đăng/TTXVN

Trong phiên họp buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (lần thứ nhất); Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Chiều cùng ngày, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, tiến hành các nội dung: Nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; Nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); Thảo luận về dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

Trước đó trong phiên họp buổi sáng ngày 13/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình, và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải phòng.

Tiếp đó, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Phan Văn Mãi trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Tại phiên thảo luận, đã có 17 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu; trong đó, đa số ý kiến đại biểu đánh giá cao việc chuẩn bị Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đồng thời thống nhất với nhiều nội dung của dự thảo Luật.

Nhằm góp phần hoàn thiện dự thảo Luật, các đại biểu Quốc hội đã tập trung thảo luận về: Phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; hình thức, trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; nguồn vốn để Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp, bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp, đánh giá, xếp loại doanh nghiệp góp vốn, mua cổ phần do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; đầu tư vốn nhà nước để bổ sung vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên có vốn nhà nước, doanh nghiệp chưa có vốn nhà nước; bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp; quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; chiến lược kinh doanh và kế hoạch kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp; nguyên tắc huy động vốn, cho vay vốn; hoạt động đầu tư, chuyển nhượng dự án đầu tư, vốn đầu tư của doanh nghiệp; phân phối lợi nhuận sau thuế; tổ chức lại doanh nghiệp; cử người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của người đại diện phần vốn nhà nước; công khai thông tin về hoạt động của doanh nghiệp; công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; vai trò của Tổng công ty Đầu tư vốn Nhà nước.

Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, thay mặt cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra, phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Tiếp đó, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14 và Nghị quyết số 107/2020/QH14; Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.

Chiều cùng ngày, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tại phiên thảo luận, đã có 28 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu, trong đó, đa số ý kiến đại biểu thống nhất cao với dự thảo Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và nhiều nội dung của dự thảo Luật.

Nhằm góp phần hoàn thiện dự thảo Luật, các đại biểu Quốc hội đã tập trung thảo luận về: Tên gọi của Luật, giải thích từ ngữ; nguyên tắc và chính sách hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; khung nguyên tắc để xác lập cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với quy trình, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới; nguyên tắc loại trừ trách nhiệm trong hoạt động thử nghiệm; chấp nhận rủi ro trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; nhiệm vụ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo đặc biệt, sử dụng ngân sách nhà nước; chương trình khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia đặc biệt; hướng dẫn triển khai cơ chế thử nghiệm có kiểm soát theo từng loại hình công nghệ và lĩnh vực; bảo vệ người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thử nghiệm; hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo liên quan đến con người; nhân lực hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thu hút, trọng dụng nhân tài về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; ưu đãi đối với cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; chuyên gia, nhà khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài; công nhận cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, nhà đầu tư, chuyên gia hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo; viên chức tham gia góp vốn, làm việc, quản lý, điều hành tại doanh nghiệp để thương mại hóa kết quả nghiên cứu; thúc đẩy văn hóa đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo; doanh nghiệp khoa học và công nghệ; quỹ đầu tư mạo hiểm quốc gia và quỹ đầu tư mạo hiểm của địa phương; sàn giao dịch vốn cho khởi nghiệp sáng tạo; khuyến khích sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và phổ biến tri thức khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; trách nhiệm phổ biến, lan tỏa tri thức khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; tạp chí khoa học; ngân sách nhà nước, nội dung chi ngân sách nhà nước, lập dự toán, phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước hàng năm cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; chính sách hỗ trợ tín dụng đối với hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; các quỹ phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; các hành vi bị nghiêm cấm;….

Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, thay mặt cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra, phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Không để đất nước lỡ cơ hội phát triển vì điểm nghẽn của pháp luật

Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV: Không để đất nước lỡ cơ hội phát triển vì điểm nghẽn của pháp luật

Sáng 23/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ chín, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.

Tiếp tục là cầu nối vững chắc trong mối quan hệ máu thịt 'Đảng vì dân, dân tin Đảng'

Tiếp tục là cầu nối vững chắc trong mối quan hệ máu thịt 'Đảng vì dân, dân tin Đảng'

Sáng 23/6, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương làm việc với Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương về kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng thời gian qua, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.

Khẳng định vị thế, vai trò và đóng góp của Việt Nam trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khu vực

Khẳng định vị thế, vai trò và đóng góp của Việt Nam trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khu vực

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sắp tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại thành phố Thiên Tân và làm việc tại Trung Quốc. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Thanh Bình trả lời phỏng vấn về mục đích, ý nghĩa chuyến thăm. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

Hội nghị toàn quốc tổng kết 2 chương trình mục tiêu quốc gia và 2 phong trào thi đua về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững

Hội nghị toàn quốc tổng kết 2 chương trình mục tiêu quốc gia và 2 phong trào thi đua về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững

Chiều 22/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; phong trào thi đua  “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”, phong trào “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, giai đoạn 2021 - 2025.

Thủ tướng chủ trì hội nghị "3 trong 1" về nhiều nội dung quan trọng

Thủ tướng chủ trì hội nghị "3 trong 1" về nhiều nội dung quan trọng

Sáng 22/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị "3 trong 1" về các nội dung quan trọng: phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (lần thứ 5); phiên họp Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT (lần thứ 18); hội nghị thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 (lần thứ 2).

Tập trung mọi nguồn lực để đưa chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động chính thức từ ngày 1/7/2025

Tập trung mọi nguồn lực để đưa chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động chính thức từ ngày 1/7/2025

Tại Kỳ họp thứ 31, HĐND tỉnh khóa XVI, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng. Báo Lào Cai trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường:

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chính sách, chế độ đối với CBCCVC khi sắp xếp bộ máy

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chính sách, chế độ đối với CBCCVC khi sắp xếp bộ máy

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 21/6/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

fb yt zl tw