Sửa đổi Hiến pháp năm 2013:Mọi luận điệu xuyên tạc đều vô nghĩa, lạc lõng

Quốc hội khóa XV đang triển khai các bước chặt chẽ, dân chủ để sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là quyết sách chiến lược nhằm hiến định việc thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Tuy nhiên, trái ngược với không khí hồ hởi, đồng thuận cao của nhân dân cả nước, các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị vẫn điên cuồng xuyên tạc, chống phá.

Ngày 5-5, tại kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV, với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Ảnh: Trọng Quỳnh
Ngày 5-5, tại kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV, với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Ảnh: Trọng Quỳnh

1. Chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 xuất phát từ yêu cầu khách quan của thực tiễn phát triển đất nước. Sau 11 năm thực hiện, các quy định của Hiến pháp năm 2013 và pháp luật liên quan đến Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền địa phương đặt ra vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện. Bộ máy hành chính nhà nước, đặc biệt ở cấp địa phương, đã bộc lộ những bất cập, chồng chéo, kém hiệu quả, gây không ít phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.

Trước bối cảnh đó, Đảng ta đã chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, coi đây là cuộc cách mạng vì tương lai phát triển đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Nghị quyết số 60-NQ/TƯ của Hội nghị lần thứ mười một, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày 12-4-2025 đã thống nhất định hướng xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Việc sắp xếp các đơn vị hành chính và tổ chức lại chính quyền địa phương 2 cấp là một bước đi đột phá, nhằm khắc phục tình trạng phân tán nguồn lực, bộ máy cồng kềnh, nâng cao năng lực quản lý, điều hành và cuối cùng là mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân. Một bộ máy tinh - gọn - mạnh, hoạt động hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả sẽ giảm bớt gánh nặng hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng dịch vụ công, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Để hiện thực hóa những chủ trương “ý Đảng, lòng dân” nêu trên đòi hỏi phải có sự điều chỉnh về mặt thể chế, pháp lý, mà Hiến pháp chính là nền tảng vững chắc cho sự thay đổi mang tính hệ thống này. Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 là không thể phủ nhận, không chỉ là một giải pháp kỹ thuật pháp lý, mà còn thể hiện quyết tâm chính trị cao của Đảng và Nhà nước trong việc kiến tạo một nền quản trị quốc gia hiện đại, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới.

2. Thế nhưng, trong khi toàn Đảng, toàn dân đang đồng lòng hướng về mục tiêu cao cả này, các thế lực thù địch, phản động, những kẻ cơ hội chính trị lại điên cuồng tung ra những luận điệu xuyên tạc, bóp méo về tiến trình sửa đổi Hiến pháp. Chúng ra sức phát tán những thông tin sai lệch, thổi phồng những khó khăn, thách thức, gieo rắc hoài nghi, chia rẽ trong dư luận xã hội. Chúng quy chụp, phủ nhận ý nghĩa nhân văn, vì dân của việc sửa đổi Hiến pháp, cố tình hạ thấp uy tín của Đảng và Nhà nước, xuyên tạc bản chất tốt đẹp của chế độ ta.

Đài Á châu Tự do (RFA) ráo riết tung tin, bình phẩm về chủ trương sửa đổi Hiến pháp năm 2013 của Đảng, Nhà nước ta với những luận điệu suy diễn, đơm đặt rằng có toan tính khi sửa Hiến pháp, quy chụp đây là “đấu tranh quyền lực”, là “công cụ để tháo dỡ các mạng lưới quyền lực cũ”. Tổ chức khủng bố Việt Tân và một số “chân rết” chuyên tuyên truyền chống phá như trang “Chân trời mới Media” thì đưa ra cái gọi là kiến nghị 10 điểm với những nội dung bộc lộ rõ ý đồ xấu, như: Đòi đa đảng, hợp pháp hóa quyền biểu tình...

Một số kẻ phản động nhân cơ hội này cũng lên mạng a dua nói bừa, như kiểu “Căn bản của Hiến pháp không có điều gì hợp với lòng dân, chỉ có lợi cho Đảng mà thôi. Nếu muốn sửa đổi hiến pháp, một điều duy nhất là bỏ Điều 4...” (?!). Thoibao.de - trang phản động do đối tượng Lê Trung Khoa cầm đầu với nhiều chiêu trò truyền thông bẩn nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta cũng lan truyền những luận điệu xuyên tạc về chủ trương sửa đổi Hiến pháp năm 2013, như: Khi nội bộ bất đồng: Sửa Hiến pháp trở thành “chiến trường”...

Có thể nói, những luận điệu lạc lõng, vô nghĩa, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc này mặc dù không khó để nhận diện và bẻ gãy, nhưng vẫn cần cảnh giác trước nguy cơ tiềm ẩn gây nhiễu loạn thông tin, gây mất ổn định chính trị - xã hội, ảnh hưởng đến nhận thức và niềm tin của nhân dân. Chúng ta cần phải hết sức tỉnh táo, kịp thời phản bác, đấu tranh, vạch trần bộ mặt của những kẻ cơ hội, phản động này, đập tan những âm mưu đen tối của chúng.

3. Để không lung lay trước mọi luận điệu sai trái, xuyên tạc, chúng ta cần phải khẳng định một chân lý bất biến: Đảng Cộng sản Việt Nam không có mục tiêu, lợi ích nào khác ngoài phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng hùng cường, thịnh vượng, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, mọi chính sách, pháp luật của Nhà nước đều hướng tới mục tiêu cao cả này. Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này cũng không nằm ngoài mục tiêu đó.

Dù chỉ có 8 điều được đề xuất sửa đổi, bổ sung, nhưng quá trình thực hiện sửa đổi Hiến pháp năm 2013 đang được tiến hành một cách hết sức chặt chẽ, khoa học, công khai, minh bạch và dân chủ. Vừa qua, trao đổi về việc sửa đổi Hiến pháp, Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp tục nhấn mạnh một cách mạnh mẽ rằng: “Việc sửa đổi Hiến pháp phải bảo đảm đúng quy trình, quy định của pháp luật, đồng thời phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhân dân”. Đây là một nguyên tắc cốt lõi, thể hiện bản chất dân chủ, pháp quyền của Nhà nước ta.

Đặc biệt, việc tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân trên cả nước là một minh chứng hùng hồn cho thấy Đảng và Nhà nước ta luôn đặt người dân ở vị trí trung tâm, coi trọng vai trò chủ thể của nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong những ngày qua, chúng ta đã chứng kiến sự quan tâm sâu sắc, tinh thần trách nhiệm cao và những đóng góp ý nghĩa của đông đảo người dân, các tầng lớp xã hội vào quá trình sửa đổi Hiến pháp. Từ các cuộc hội thảo khoa học, các diễn đàn trực tuyến đến những ý kiến đóng góp trực tiếp, tất cả đều thể hiện sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ đối với chủ trương đúng đắn này. Người dân nhận thức rõ ràng ý nghĩa và sự cần thiết của việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, vì mục tiêu cuối cùng là phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích của chính họ. Sự hưởng ứng tích cực này là một nguồn động lực to lớn, củng cố thêm niềm tin vào sự thành công của việc sửa đổi Hiến pháp.

Dự kiến, cả nước sẽ tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 trong khoảng 1 tháng. Để quá trình lấy ý kiến nhân dân đạt được kết quả cao nhất, cần hết sức coi trọng các biện pháp nhằm nâng cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh, vạch trần những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động hòng lợi dụng việc này để xuyên tạc, phá hoại. Các cấp ủy tổ chức Đảng cần đưa nội dung này vào trong các buổi sinh hoạt chi bộ; kịp thời phát hiện cán bộ, đảng viên có biểu hiện bị nhiễm thông tin xấu độc để chấn chỉnh kịp thời. Mỗi tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị và xã hội cần có những biện pháp tự sàng lọc thông tin hiệu quả, ngăn chặn sự lan truyền của những luận điệu sai trái, bảo vệ sự chính trực của quá trình sửa đổi Hiến pháp.

Hiến pháp là đạo luật gốc, nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển của đất nước. Gần 80 năm qua kể từ khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được khai sinh, nước ta đã có 5 bản Hiến pháp, đánh dấu những giai đoạn khác nhau trong tiến trình xây dựng, phát triển đất nước. Với quy trình các bước thực hiện bài bản, cùng khí thế của cuộc cách mạng mới thể hiện “ý Đảng, lòng dân”, chắc chắn nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 sẽ thành công tốt đẹp, tạo dấu ấn cho giai đoạn phát triển phồn vinh, thịnh vượng của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Theo hanoimoi.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Không để đất nước lỡ cơ hội phát triển vì điểm nghẽn của pháp luật

Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV: Không để đất nước lỡ cơ hội phát triển vì điểm nghẽn của pháp luật

Sáng 23/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ chín, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.

Tiếp tục là cầu nối vững chắc trong mối quan hệ máu thịt 'Đảng vì dân, dân tin Đảng'

Tiếp tục là cầu nối vững chắc trong mối quan hệ máu thịt 'Đảng vì dân, dân tin Đảng'

Sáng 23/6, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương làm việc với Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương về kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng thời gian qua, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.

Khẳng định vị thế, vai trò và đóng góp của Việt Nam trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khu vực

Khẳng định vị thế, vai trò và đóng góp của Việt Nam trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khu vực

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sắp tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại thành phố Thiên Tân và làm việc tại Trung Quốc. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Thanh Bình trả lời phỏng vấn về mục đích, ý nghĩa chuyến thăm. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

Hội nghị toàn quốc tổng kết 2 chương trình mục tiêu quốc gia và 2 phong trào thi đua về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững

Hội nghị toàn quốc tổng kết 2 chương trình mục tiêu quốc gia và 2 phong trào thi đua về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững

Chiều 22/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; phong trào thi đua  “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”, phong trào “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, giai đoạn 2021 - 2025.

Thủ tướng chủ trì hội nghị "3 trong 1" về nhiều nội dung quan trọng

Thủ tướng chủ trì hội nghị "3 trong 1" về nhiều nội dung quan trọng

Sáng 22/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị "3 trong 1" về các nội dung quan trọng: phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (lần thứ 5); phiên họp Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT (lần thứ 18); hội nghị thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 (lần thứ 2).

Tập trung mọi nguồn lực để đưa chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động chính thức từ ngày 1/7/2025

Tập trung mọi nguồn lực để đưa chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động chính thức từ ngày 1/7/2025

Tại Kỳ họp thứ 31, HĐND tỉnh khóa XVI, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng. Báo Lào Cai trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường:

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chính sách, chế độ đối với CBCCVC khi sắp xếp bộ máy

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chính sách, chế độ đối với CBCCVC khi sắp xếp bộ máy

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 21/6/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

fb yt zl tw