Chàng youtuber và hành trình lan tỏa giá trị tốt đẹp

LCĐT - “Mến chào toàn thể quý cô bác và anh chị đến với Trình Tường TV”, Tường Nhân mở đầu các clip của mình bằng câu chào quen thuộc. Cách nói chuyện chân chất, mộc mạc, nội dung clip gần gũi, không có sự dàn dựng, cắt ghép công phu, thông qua những clip của mình, chàng youtuber Tẩn Tường Nhân đã lấy được thiện cảm của lượng lớn khán giả và truyền đi nhiều thông điệp ý nghĩa trong cuộc sống.

Từ bỏ công việc tại thủ đô để  “lang thang” ở miền núi

Từ ngày còn học phổ thông, cậu bé dân tộc Dao Tẩn Tường Nhân ở thôn Tân Tiến, xã Trịnh Tường (Bát Xát) đã nổi trội so với bạn bè cùng trang lứa ở địa phương. Tốt nghiệp khoa Tài chính Ngân hàng, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhân ở lại thủ đô lập nghiệp và lựa chọn cho mình công việc văn phòng. 6 năm gắn bó với công việc làm bàn giấy nhưng anh luôn nghĩ: “Công việc hiện tại cứ lặp đi lặp lại mỗi ngày khiến mình thấy bí bách. Còn nhiều đam mê, dự định đang ấp ủ mà mình chưa thể thực hiện khi mỗi ngày đều dành 8 tiếng đồng hồ lên cơ quan làm việc. Dần dần, công việc đang làm không mang lại cho mình niềm vui và sự hứng thú. Một mình nơi đất khách, sống xa gia đình, người thân. Mình luôn ấp ủ ý nghĩ được trở về cống hiến cho nơi đã sinh ra, đặc biệt là giới thiệu tới bà con mọi miền Tổ quốc những nét đẹp, đặc sản của quê hương”.

Chàng youtuber và hành trình lan tỏa giá trị tốt đẹp ảnh 1
Tẩn Tường Nhân tự tay làm xà cho cụ Tẩn Dùng Cuổi tập đi.

Hơn 30 tuổi, anh từ bỏ công việc ổn định đang có để bắt đầu hành trình mới. Tường Nhân cùng nhóm bạn tìm hiểu đặc sản vùng cao và làm cầu nối đưa đặc sản quê hương đến mọi vùng miền. Tuy nhiên, công việc mới không thuận lợi như mong muốn, việc kết nối, quảng bá sản phẩm không hề dễ dàng, anh rơi vào trạng thái loay hoay, mất định hướng. Tình cờ, anh theo dõi lại những clip mình đăng trên mạng xã hội được ghi hình trong quá trình kinh doanh đặc sản địa phương, thấy có nhiều khán giả theo dõi, bình luận, anh quyết định thử một lần đi theo con đường hoàn toàn mới, đó là làm vlog đăng lên kênh youtube.

Những ngày đầu tập làm vlog, anh còn ngại ngùng không dám xuất hiện trước ống kính, cách nói chuyện chưa lưu loát, còn e dè và bí từ. Tường Nhân đi nhiều nơi để quay những clip về cảnh đẹp quê hương, những câu chuyện lạ, phong tục, tập quán của đồng bào vùng cao. Nghe nói trên Hà Giang có chợ phiên hấp dẫn, Nhân lại vác ba lô, nổ xe máy lên đường; rồi hôm sau nghe ở Lạng Sơn có đám cưới của đồng bào rất độc đáo, Nhân tiếp tục hành trình. Cứ thế, anh rong ruổi từ vùng núi này sang vùng núi khác, chỉ cần có người giới thiệu ở đâu có phong tục, tập quán thú vị là Nhân lên đường, hành trang mang theo là chiếc điện thoại, gimbal, máy tính. Anh quay clip và đăng lên mạng cho khán giả cùng xem.

“Cho đi là còn mãi”

Ngày càng có nhiều người làm youtube, công việc này trở nên bão hòa khi có hàng nghìn clip được đăng lên kênh mỗi ngày. Người làm youtube có những cách làm mới, nội dung “câu” được nhiều người theo dõi, những clip của Nhân trở nên mờ nhạt. Lại thêm một lần nữa, Nhân rơi vào trạng thái hoang mang, không xác định được mình cần phải làm gì để thu hút người xem.

Và rồi, anh đến với các việc làm thiện nguyện cũng như kéo khán giả về kênh youtube của mình như một cơ duyên. Đầu năm 2019, tại một chợ phiên ở huyện Si Ma Cai, Tường Nhân gặp một nhân vật khiến cuộc sống của mình ý nghĩa hơn và có động lực tiếp tục công việc đang làm. Anh gặp một chàng trai trẻ làm công việc bốc xếp hàng ở chợ phiên. Mỗi ngày, chàng trai ấy dậy từ 3 giờ sáng để làm việc liên tục và đến tận trưa mới ăn bữa đầu tiên trong ngày, chỉ toàn là mèn mén. Chàng trai trẻ chia sẻ về những khó khăn trong gia đình, những vất vả phải gánh vác. Cuộc trò chuyện giữa hai người được Nhân ghi hình lại thu hút hàng triệu lượt xem. Thông qua kênh youtube của anh, nhiều nhà hảo tâm ngỏ ý tìm đến giúp đỡ nhân vật. Nhân cũng nhận ra, trò chuyện với những người có hoàn cảnh khó khăn, anh dễ đồng cảm, chia sẻ và thấy cuộc sống của mình thêm ý nghĩa khi giúp đỡ được họ.

Từ đó, Nhân kết nối với những nhân vật có hoàn cảnh đặc biệt tại các địa phương trong huyện, những clip anh đăng trên kênh youtube thu hút đông khán giả theo dõi. Ý nghĩa hơn khi ngày càng có nhiều nhà hảo tâm liên hệ với anh để giúp đỡ, hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn vượt qua nghịch cảnh. Những đối tượng mà anh hướng đến là người già neo đơn, trẻ mồ côi và người khuyết tật. Đến nay, Nhân đã giúp được 8 trường hợp, hỗ trợ xây được 4 căn nhà. Đặc biệt, có 2 trường hợp trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, Nhân đã kêu gọi ủng hộ được hơn 300 triệu đồng. Số tiền đó ngoài hỗ trợ xây nhà, anh mở sổ tiết kiệm để chăm lo cho cuộc sống, tương lai của các em. Nhân cho biết: Ngoài mình còn có một cán bộ địa phương cùng đứng tên trong sổ tiết kiệm. Bất cứ khi nào cần giao dịch sẽ phải có cả hai người cùng đến ngân hàng ký nhận. Mình làm việc minh bạch và luôn quay lại clip, nên khán giả tin tưởng, thường xuyên an ủi, động viên.

Tẩn Tường Nhân thăm nhà chị Lý Thị Mỷ, một người neo đơn, khiếm thị được anh kêu gọi hỗ trợ xây nhà.
Tẩn Tường Nhân thăm nhà chị Lý Thị Mỷ, một người neo đơn, khiếm thị được anh kêu gọi hỗ trợ xây nhà.

Có dịp cùng Nhân trong một chuyến thiện nguyện, tôi thấy anh khá bận rộn, liên tục có nhà hảo tâm kết nối qua điện thoại nhờ anh chuyển quần áo, đồ dùng, nhu yếu phẩm cho các nhân vật anh quay trong clip. Chuyến đi ngày hôm đó, Nhân quay lại thăm cụ ông Tẩn Dùn Cuổi, ở thôn Suối Thầu 3, xã Nậm Chạc (Bát Xát). Ông bị tật từ nhỏ, liệt nửa thân bên phải, cách đây 1 năm ông bị ngã gãy chân trái. Sau khi Tường Nhân lên thăm và quay lại clip, nhiều khán giả đưa ra lời khuyên ông nên tập đi để sau khi tháo đinh ở chân trái có thể phục hồi chức năng di chuyển. Anh đã chặt cây, thiết kế tạm cho ông xà ngang để tập. Bên cạnh sự hỗ trợ từ chính sách xóa nhà tạm của Nhà nước, anh kêu gọi được hơn 70 triệu đồng hỗ trợ ông Cuổi xây nhà mới khi nhà cũ đã dột và nát.

Với lợi thế là người địa phương, nói tiếng Dao nên các nhân vật trong clip của Nhân trò chuyện, chia sẻ với anh như người trong gia đình. Chỉ hơn một năm làm youtuber, kênh Trình Tường TV đã có 177 nghìn lượt đăng ký theo dõi, có những clip thu hút hơn 5 triệu lượt xem. Tháng 3/2020, kênh youtube của anh nhận được nút bạc youtube.

Những người già neo đơn có nhà để ở, những đứa trẻ mồ côi bắt đầu nhìn thấy tương lai tươi sáng hơn, nhiều gia đình khó khăn có thêm chăn màn, quần áo… đó là những điều tốt đẹp mà Tường Nhân đang lan tỏa mỗi ngày. Anh tâm sự: Mình nghĩ rằng, cứ cho đi rồi sẽ được nhận lại. Khán giả của Trình Tường TV hầu hết là những người lớn tuổi, theo dõi thấy được sự chân thành và cái tâm hướng thiện của mình trong mỗi câu chuyện. Thứ mình nhận được là sự yêu mến của khán giả, sự động viên, an ủi của gia đình, bà con và đặc biệt là niềm hạnh phúc cũng như hy vọng về tương lai tốt đẹp hơn của các nhân vật có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

536 công chức, viên chức được hưởng phụ cấp đãi ngộ năm 2024

536 công chức, viên chức được hưởng phụ cấp đãi ngộ năm 2024

UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định 3206/QĐ-UBND về việc phê duyệt số lượng công chức, viên chức làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lào Cai và Bộ phận Một cửa thuộc UBND cấp huyện, UBND cấp xã được hưởng phụ cấp đãi ngộ năm 2024 theo chính sách thu hút, đãi ngộ và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021 - 2025.

Góp phần giảm tỷ lệ và mức độ khuyết tật trong cộng đồng

Nhân ngày Quốc tế Người khuyết tật (3/12): Góp phần giảm tỷ lệ và mức độ khuyết tật trong cộng đồng

Thời gian qua, ngành y tế đã chú trọng triển khai hoạt động khám sàng lọc khuyết tật, tư vấn trong cộng đồng, giúp người khuyết tật tiếp cận sớm các dịch vụ kỹ thuật điều trị, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người khuyết tật.

Người dân Nậm Tông bốc thăm vị trí nhà, sẵn sàng về nơi ở mới

Người dân Nậm Tông bốc thăm vị trí nhà, sẵn sàng về nơi ở mới

Chiều 2/12, Ban Quản lý dự án và Đầu tư xây dựng huyện Bắc Hà phối hợp với Thường trực Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nậm Lúc và thôn Nậm Tông tổ chức cho 15 hộ dân tại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc (huyện Bắc Hà) bị ảnh hưởng bởi hoàn lưu bão số 3 (Yagi) bốc thăm vị trí nhà tại Khu tái định cư.

Tuyển sinh đại học 2025: Rối bời trước dự thảo quy chế tuyển sinh mới

Tuyển sinh đại học 2025: Rối bời trước dự thảo quy chế tuyển sinh mới

Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm mầm non (gọi tắt là dự thảo), các đại học, học viện, trường đại học đứng ngồi không yên với nhiều điều chỉnh. Trong đó, có một số nội dung khiến các đơn vị “rối bời” như quy định xét tuyển học bạ trong năm 2025 không được vượt quá 20% tổng chỉ tiêu; điểm trúng tuyển ở mọi phương thức, tổ hợp sẽ được quy đổi về một thang điểm chung, thống nhất đối với từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo.

fbytzltw