CDC châu Âu nâng cảnh báo rủi ro đối với bệnh đậu mùa khỉ

Ngày 16/8, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Âu đã nâng mức cảnh báo rủi ro đối với bệnh đậu mùa khỉ (mpox) và yêu cầu các quốc gia tiếp tục theo dõi du khách đến từ các khu vực bị ảnh hưởng.

Các ban đỏ nổi trên tay một bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh minh họa
Các ban đỏ nổi trên tay một bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh minh họa

CDC châu Âu đánh giá rủi ro lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ ở khu vực đối với người dân và du khách hiện ở mức "trung bình", tăng so với mức "thấp" trước đây. Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng châu Âu có thể kiểm soát khả năng lây lan bệnh đậu mùa khỉ nếu sớm phát hiện các ca nhập cảnh và áp dụng các biện pháp phòng ngừa.

Bệnh đậu mùa khỉ do virus lây truyền từ động vật sang người, nhưng cũng có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc vật lý gần. Triệu chứng bệnh là sốt, đau nhức cơ và tổn thương da giống như nhọt lớn. Đợt bùng phát đậu mùa khỉ hiện tại ở CHDC Congo bắt nguồn từ một chủng đặc hữu được gọi là nhánh I. Tuy nhiên, biến thể mới, gọi là nhánh Ib, dường như lây lan mạnh hơn thông qua tiếp xúc gần.

Đầu tuần này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ban bố trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu đối với bệnh đậu mùa khỉ ở châu Phi sau khi biến thể Ib bắt đầu lây lan sang các nước láng giềng của Congo. Ngày 15/8, Thụy Điển thông báo ghi nhận một ca nhiễm biến thể 1b, đánh dấu trường hợp đầu tiên được báo cáo ngoài châu Phi. WHO cảnh báo nguy cơ sẽ có thêm ca nhiễm biến thể mới này tại châu Âu.

Theo số liệu của CDC châu Phi, kể từ tháng 1/2022 đến ngày 4/8, châu lục này có 38.465 ca mắc đậu mùa khỉ và 1.456 ca tử vong. Các quốc gia bị ảnh hưởng bao gồm Burundi, Cameroon, Congo, Ghana, Liberia, Nigeria, Rwanda, CHDC Congo, Nam Phi, Uganda và Kenya.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

fb yt zl tw